Feminazi (cũng được viết là femi-naziFemi-Nazi,[1] n.đ.'nữ quyền quốc xã', được hiểu là người theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến hoặc chiến binh nữ quyền[2]) là một thuật ngữ có nghĩa xấu đối với những người theo chủ nghĩa nữ quyền. Thuật ngữ này được phổ biến bởi Rush Limbaugh, một người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh người Mỹ theo chủ nghĩa bảo thủ chính trị.

Nguồn gốc và sử dụng

sửa

Feminazi là từ ghép của danh từ feminist (người theo chủ nghĩa nữ quyền) và Nazi (Quốc xã).[1][3] Theo The Oxford Dictionary of American Political Slang (n.đ.'Từ điển Oxford về từ lóng chính trị Mỹ'), nó đề cập (với nghĩa xấu) đến "một người tận tâm theo chủ nghĩa nữ quyền hoặc một phụ nữ kiên quyết".[4] Việc sử dụng được chứng thực sớm nhất, theo Từ điển tiếng Anh Oxford, là một bài báo năm 1989 trên tờ Los Angeles Times (n.đ.'Thời báo Los Angeles') về một cuộc biểu tình chống phá thai có sử dụng khẩu hiệu "Feminazis Go Home"[1] (n.đ.'Feminazi về nhà [đi]'). Thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi bởi người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh người Mỹ Rush Limbaugh vào đầu những năm 1990.[1][5][6][7] Limbaugh ghi công Thomas Hazlett, một giáo sư trường đại học, về việc tạo ra thuật ngữ này.[6][8]

Limbaugh, người đã lớn tiếng chỉ trích phong trào nữ quyền, phát biểu rằng thuật ngữ feminazi dùng để chỉ "những nhà nữ quyền cấp tiến", những người có mục tiêu là "thấy có nhiều vụ phá thai đến mức có thể",[4][6] một nhóm nhỏ của "những chiến binh"[9] mà ông mô tả là có sự "tìm kiếm quyền lực" và "niềm tin rằng đàn ông là không cần thiết".[6] Limbaugh phân biệt những người phụ nữ này với "những người có thiện chí nhưng nhận định sai lầm, tự gọi mình là 'nhà nữ quyền'".[9] Tuy nhiên, thuật ngữ này đã trở nên được sử dụng rộng rãi cho chủ nghĩa nữ quyền nói chung.[10] Theo The New Partridge Dictionary of Slang and Unconventional English (n.đ.'Từ điển Partridge mới về từ lóng và từ không theo quy ước tiếng Anh'), Limbaugh sử dụng thuật ngữ này "để gạt ra ngoài lề bất kỳ nhà nữ quyền nào như thể họ là người ghét đàn ông một cách cứng nhắc, không khoan nhượng".[11] The New York Times miêu tả đây là "một trong những từ mô tả ưa thích của [Limbaugh] dành cho những người ủng hộ quyền phụ nữ".[12]

Thuật ngữ feminazi được sử dụng để mô tả các quan điểm nữ quyền là cực đoan, nhằm khiến các lập luận nữ quyền bị mất uy tín,[13] và bêu xấu các quan điểm hoặc hành vi của phụ nữ là "cấp tiến", "cực đoan" và "chuyên chế".[1] Nó đã được sử dụng trong các cuộc thảo luận chính thống ở Mỹ để miêu tả một cách sai lầm rằng phụ nữ là những người quá cảnh giác khi nhận thức về phân biệt giới tính.[14] Nhà phê bình văn học Toril Moi viết rằng thuật ngữ này phản ánh những ý tưởng phổ biến rằng các nhà nữ quyền "ghét đàn ông", "giáo điều, không linh hoạt và không khoan dung", và tạo thành "một nhóm thiểu số cực đoan, khao khát quyền lực".[6] Trong quyển sách Angry White Men (n.đ.'Những người đàn ông da trắng giận dữ'), nhà xã hội học Michael Kimmel cho rằng thuật ngữ này được dùng để công kích các chiến dịch nữ quyền về tiền lương bình đẳng và sự an toàn khỏi hiếp dâmbạo lực gia đình bằng cách gắn họ với cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã.[7]

Thuật ngữ này được sử dụng như một lời xúc phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúngmạng xã hội. Những người "Feminazi" được miêu tả là nguy hiểm, nói năng ầm ĩ, ghét đàn ông, dễ bị xúc phạm, thiếu hài hước và quá nhạy cảm.[1] Nhà ngôn ngữ học Geraldine Horan viết rằng có sự gia tăng rõ rệt trong việc sử dụng thuật ngữ này trên các phương tiện truyền thông chính thống bất cứ khi nào một nhân vật nữ của công chúng xuất hiện trên các tiêu đề tin tức.[1] Mức độ sử dụng ở Vương quốc Anh đạt đỉnh điểm vào năm 2015 cùng với việc đưa tin về luật sư Charlotte Proudman, người đã chỉ trích một đồng nghiệp nam vì bình luận về ngoại hình của cô ấy trên mạng.[1] Ở Úc, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn sau khi cuốn sách The First Stone (n.đ.'Hòn đá đầu tiên') xuất bản năm 1995 và đã được sử dụng trên các phương tiện truyền thông đại chúng để mô tả các nhà nữ quyền là có tính đe dọa, "có tính thù oán" và "có tính đạo đức chủ nghĩa".[15]

Phản ứng

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h Horan, Geraldine (2019). “Feminazi, breastfeeding nazi, grammar nazi. A critical analysis of nazi insults in contemporary media discourses” (PDF). Mediazioni. 24. ISSN 1974-4382.
  2. ^ “feminazi”. Collins.
  3. ^ “feminazi”. Merriam-Webster.
  4. ^ a b Barrett, Grant biên tập (2006). The Oxford Dictionary of American Political Slang. Oxford University Press. tr. 105. ISBN 978-0-19-530447-3.
  5. ^ Lacy, Tim (2010). “Limbaugh, Rush”. Trong Chapman, Roger (biên tập). Culture Wars: An Encyclopedia of Issues, Viewpoints and Voices, Volume 1. M.E. Sharpe. tr. 323. ISBN 978-0-76-561761-3.
  6. ^ a b c d e Moi, Toril (tháng 10 năm 2006). “'I Am Not a Feminist, But...': How Feminism Became the F-Word”. PMLA. 121 (5): 1735–1741. doi:10.1632/pmla.2006.121.5.1735. ISSN 0030-8129. JSTOR 25501655. S2CID 145668385. If we wonder what 'militant feminism' is, we learn, at the end of the quotation, that 'militant women' are characterized by their 'quest for power' and their 'belief that men aren't necessary.'
  7. ^ a b Kimmel, Michael (2013). Angry White Men: American Masculinity at the End of an Era. Nation Books. tr. 42–44. ISBN 978-1-56-858696-0.
  8. ^ Limbaugh, Rush H. (1992). The Way Things Ought to Be. Pocket Books. tr. 193. ISBN 978-0-67-175145-6.
  9. ^ a b Jamieson, Kathleen H.; Cappella, Joseph N. (2008). Echo Chamber: Rush Limbaugh and the Conservative Media Establishment. Oxford University Press. tr. 102–103. ISBN 978-0-19-974086-4.
  10. ^ Levit, Nancy (1998). The Gender Line: Men, Women, and the Law. New York University Press. tr. 127. ISBN 978-0-81-475295-1.
  11. ^ Dalzell, Tom; Victor, Terry biên tập (2015). The New Partridge Dictionary of Slang and Unconventional English (ấn bản 2). Routledge. ISBN 978-1-317-37251-6.
  12. ^ Seelye, Katherine Q. (12 tháng 12 năm 1994). “Republicans Get a Pep Talk From Rush Limbaugh”. The New York Times. tr. A16.
  13. ^ Rodríguez-Darias, Alberto Jonay; Aguilera-Ávila, Laura (2018). “Gender-based harassment in cyberspace. The case of Pikara magazine”. Women's Studies International Forum. 66: 63–69. doi:10.1016/j.wsif.2017.10.004. ISSN 1879-243X. Another recurring theme was the notion that the arguments set out in the articles and comments do not correspond to a feminist perspective, but rather to an extremist stance that is aimed at favouring women in a seeming sex war. Expressions such as 'feminazi' or 'misandry' were used to discredit and slander certain arguments in these discursive confrontations.
  14. ^ Brake, Deborah L. (2007). “Perceiving Subtle Sexism: Mapping the Social-Psychological Forces and Legal Narratives that Obscure Gender Bias”. Columbia Journal of Gender and Law. 16 (3): 72, 73 n. 24. OCLC 494260125. SSRN 1169582. The dominant story in mainstream culture is that women and minorities are hyper-vigilant in perceiving bias, to the point of mistakenly perceiving sexism and racism when it does not really exist. Mainstream culture is replete with derogatory references to 'feminazi' women who blame everything on gender [...] [T]he widespread cultural assumption of hyper-vigilance is largely a myth.
  15. ^ Schaffer, Kay (1998). “Scare words: 'Feminism', postmodern consumer culture and the media”. Continuum. 12 (3): 321–334. doi:10.1080/10304319809365775. ISSN 1030-4312. [I]n the 1990s [feminism] is aligned with the vindictive, puritanical and punishing new generation of 'feminazis'. They are the ones who employ the sexual harassment laws that their older sisters helped to put in place which threaten to destroy the lives and careers of kindly old men [...] Although ubiquitous in the popular imaginary, they remain an elusive media construct.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa