Flavin mononucleotide
Flavin mononucleotide (FMN), hoặc riboflavin-5′-phosphate, là một phân tử sinh học được sản xuất từ riboflavin (vitamin B2) bởi enzyme riboflavin kinase và hoạt động như nhóm chất oxy hóa khác nhau trong đó có NADH dehydrogenase, kết hợp với nhau.[1] Trong quá trình xúc tác, phản ứng xen kẽ thuận nghịch của các dạng oxy hóa (FMN), semiquinone (FMNH •) và các dạng khử (FMNH 2) xảy ra ở mỗi chất oxy hóa khác nhau. Trong đó, FMN là một tác nhân oxy hóa mạnh hơn NAD và đặc biệt hữu ích vì nó có thể tham gia vào cả quá trình chuyển một và hai electron. Với vai trò là cảm thụ luồng ánh sáng xanh, FMN (bị oxy hóa) sẽ nổi bật so với các cảm thụ ánh sáng 'thông thường' và được coi là trạng thái báo hiệu về nó và chắc chắn không phải là đồng phân hóa E / Z.
Flavin mononucleotide | |
---|---|
Tên khác | FMN |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
MeSH | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | C17H21N4O9P |
Khối lượng mol | 456.344 g/mol |
Điểm nóng chảy | 195 °C |
Điểm sôi | |
Các nguy hiểm | |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Phụ gia thực phẩm
sửaFlavin mononucleotide được sử dụng làm chất phụ gia màu thực phẩm màu đỏ cam, được chỉ định ở châu Âu là số E E101a để nhận diện.[2]
E106, là một loại thuốc nhuộm thực phẩm có liên quan rất chặt chẽ, là muối natri riboflavin-5′-phosphate, bao gồm thành phần chủ yếu là muối monosodium của este 5′-monophosphate của riboflavin. Trong chuỗi phản ứng, nó nhanh chóng được chuyển thành riboflavin tự do sau khi uống. Nó cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chẳng hạn như mứt, các sản phẩm sữa, và đồ ngọt hay như các sản phẩm đường.
Xem thêm
sửa- Flavin adenine dinucleotide
Tham khảo
sửa- ^ Tsibris, John C. M.; McCormick, Donald B.; Wright, Lemuel D. “Studies on the Binding and Function of Flavin Phosphates with Flavin Mononucleotide-dependent Enzymes”. Journal of Biological Chemistry.
- ^ "Current EU approved additives and their E Numbers", Food Standards Agency website, retrieved 15 Dec 2011