Giảm mầm bệnh bằng cách sử dụng riboflavin và tia UV

Giảm mầm bệnh bằng cách sử dụng riboflavin và tia UV là một phương pháp bất hoạt mầm bệnh truyền nhiễm trong chế phẩm truyền máu bằng cách thêm riboflavin và chiếu tia UV.[1][2][3] Phương pháp này làm giảm mức độ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy trong các thành phần máu của người hiến, đồng thời vẫn duy trì các thành phần máu có chất lượng tốt để truyền. Trong công nghiệp, phương pháp tiếp cận nhằm tăng cường độ an toàn cho máu còn được gọi là "bất hoạt mầm bệnh".

Nguy cơ lây truyền bệnh vẫn tồn tại ngay cả khi các nước phát triển thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho các chế phẩm máu truyền. Do đó, việc phát triển các công nghệ bất hoạt mầm bệnh/ khử mầm bệnh cho các chế phẩm máu là một nỗ lực không ngừng trong ngành truyền máu.

Phương pháp sửa

Quá trình giảm mầm bệnh: thêm riboflavin (vitamin B2) vào thành phần máu, sau đó đưa vào đèn chiếu tia UV trong khoảng 5 đến 10 phút. Tiếp xúc với tia cực tím sẽ kích hoạt riboflavin, khi chất này liên kết với acid nucleic (DNARNA), riboflavin gây ra sự thay đổi hóa học đối với các nhóm chức của acid nucleic, làm cho mầm bệnh không thể sao chép và phân chia.[1][4][5] Quá trình này ngăn không cho virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các tế bào bạch cầu phân chia, làm mất khả năng gây bệnh.[6][7]

Ánh sáng UV + Riboflavin → Bất hoạt không thuận nghịch

Phương pháp này sử dụng riboflavin và tia UV làm cho mầm bệnh trở nên vô hại là một phương pháp không gây đột biến, không độc hại. Riboflavin và các sản phẩm tạo thành của nó có sẵn trong cơ thể người và không cần phải loại bỏ khỏi các chế phẩm máu trước khi truyền máu.[1]

Ví dụ về các mầm bệnh bị bất hoạt bằng phương pháp này sửa

Ứng dựng sửa

Phương pháp sử dụng riboflavin và tia UV để khử mầm bệnh trong chế phẩm tiểu cầu và huyết tương đang được sử dụng thường quy ở nhiều quốc gia khắp Châu Âu.[10][11][12][13] Quy trình tương tự này hiện đang được phát triển để điều trị máu toàn phần, giảm tác nhân gây bệnh của ba thành phần máu (hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương).

Đọc thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Hardwick CC, Herivel TR, Hernandez SC, Ruane PH, Goodrich RP (2004). “Separation, identification and quantification of riboflavin and its photoproducts in blood products using high-performance liquid chromatography with fluorescence detection: a method to support pathogen reduction technology”. Photochem. Photobiol. 80 (3): 609–15. doi:10.1562/0031-8655(2004)080<0609:TNSIAQ>2.0.CO;2. ISSN 0031-8655. PMID 15382964.
  2. ^ a b Sullivan J, và đồng nghiệp (2008). “Pathogen Inactivation of plasmodium Falciparum in Plasma and Platelet Concentrations with Riboflavin and UV Light”. Vox Sanguinis. 95 (Suppl. 1): 278–279. doi:10.1111/j.1423-0410.2008.01056.x.
  3. ^ Reddy HL, Dayan AD, Cavagnaro J, Gad S, Li J, Goodrich RP (tháng 4 năm 2008). “Toxicity testing of a novel riboflavin-based technology for pathogen reduction and white blood cell inactivation”. Transfus Med Rev. 22 (2): 133–53. doi:10.1016/j.tmrv.2007.12.003. PMID 18353253.
  4. ^ Larrea L, Calabuig M, Roldán V, Rivera J, Tsai HM, Vicente V, Roig R (tháng 12 năm 2009). “The influence of riboflavin photochemistry on plasma coagulation factors”. Transfus. Apher. Sci. 41 (3): 199–204. doi:10.1016/j.transci.2009.09.006. PMC 3158998. PMID 19782644.
  5. ^ a b c Ruane PH, Edrich R, Gampp D, Keil SD, Leonard RL, Goodrich RP (tháng 6 năm 2004). “Photochemical inactivation of selected viruses and bacteria in platelet concentrates using riboflavin and light”. Transfusion. 44 (6): 877–85. doi:10.1111/j.1537-2995.2004.03355.x. PMID 15157255.
  6. ^ Goodrich RP, và đồng nghiệp (2006). “Chapter 5:The Antiviral and Antibacterial Properties of Riboflavin and Light: Applications to Blood Safety and Transfusion Medicine”. Trong Edwards, Ana M., Silva, Eduardo (biên tập). Flavins: photochemistry and photobiology. Cambridge: RSC Publishing. ISBN 0-85404-331-4.
  7. ^ a b Fast LD, Dileone G, Marschner S (tháng 12 năm 2010). “Inactivation of human white blood cells in platelet products after pathogen reduction technology treatment in comparison to gamma irradiation”. Transfusion. 51 (7): 1397–1404. doi:10.1111/j.1537-2995.2010.02984.x. PMID 21155832.
  8. ^ Goodrich RP, Custer B, Keil S, Busch M (tháng 8 năm 2010). “Defining "adequate" pathogen reduction performance for transfused blood components”. Transfusion. 50 (8): 1827–37. doi:10.1111/j.1537-2995.2010.02635.x. PMID 20374558.
  9. ^ Cardo LJ, Salata J, Mendez J, Reddy H, Goodrich R (tháng 10 năm 2007). “Pathogen inactivation of Trypanosoma cruzi in plasma and platelet concentrates using riboflavin and ultraviolet light”. Transfus. Apher. Sci. 37 (2): 131–7. doi:10.1016/j.transci.2007.07.002. PMID 17950672.
  10. ^ CaridianBCT. (2010, June 23). CaridianBCT’s Mirasol Pathogen Reduction Technologies System Selected to Increase Safety of Poland’s Blood Supply. [Press Release]. Truy cập from http://www.caridianbct.com/location/north-america/about-caridianbct/press-room/Pages/23JUN,2010-CaridianBCTMirasolPathogenReductionTechnologiesSystemSelectedtoIncreaseSafetyofPoland%E2%80%99sBloodSupply.aspx
  11. ^ Business Wire. (2010, July 20). Belgian Red Cross-Flanders Selects CaridianBCT’s Mirasol® Pathogen Reduction Technology System. [Press Release]. Truy cập from http://www.businesswire.com/news/home/20100720007038/en/Belgian-Red-Cross-Flanders-Selects-CaridianBCT%E2%80%99s-Mirasol%C2%AE-Pathogen
  12. ^ All Business. (2008, October 6). Warsaw Blood Center Selects CaridianBCT for Mirasol PRT. [Press Release]. Truy cập from http://www.allbusiness.com/medicine-health/public-health-blood-supply-donations/11595632-1.html
  13. ^ Healthcare Technology Online. (2008, August 6). CaridianBCT Receives CE Mark for Mirasol Pathogen Reduction Technology System for Plasma. [Press Release]. Truy cập from http://www.healthcaretechnologyonline.com/article.mvc/CaridianBCT-Receives-CE-Mark-For-Mirasol-0001?VNETCOOKIE=NO