Hà Duyên Châu (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1949) là phó giáo sưtiến sĩ, nghiên cứu viên cao cấp, ngành vật lý học của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ. Lĩnh vực ông nghiên cứu[1] chủ yếu là các đặc trưng của từ trườngđiện li Trái Đất, tác động của bão từ đối với các hệ thống công nghệ như hệ thống truyền tải điện, hệ thống ống dẫn dầu khí.[2][3]

Hà Duyên Châu
Chức vụ
Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu
Nhiệm kỳ2008 – 2009
Tiền nhiệmBùi Công Quế
Kế nhiệmDương Ngọc Hải
Thông tin chung
Sinh1 tháng 2, 1949 (75 tuổi)
làng Thạc (Canh Hoạch), xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Nghề nghiệpGiảng viên, nhà nghiên cứu
Dân tộcKinh
VợNguyễn Thị Huệ
Con cáiHà Diệu Anh
Hà Diệu Trang
Học vấnTiến sĩ
Trường lớpViện Vật lý địa cầu Paris

Tiểu sử sửa

Hà Duyên Châu sinh làng Thạc (Canh Hoạch), xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1966, ông tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông cấp III Thọ Xuân, huyện Thọ XuânThanh Hóa. Theo ông kể, cha ông khuyên nên theo học ngành Vật lý địa cầu, vì vào thời đó năm Vật lý địa cầu lần thứ nhất (1957-1958) được tổ chức đã gây một tiếng vang lớn trên thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự hợp tác quốc tế về khoa học trong nghiên cứu Trái Đất, bao gồm 67 quốc gia trong đó có Việt Nam. Năm 1972, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Bucharest, România chuyên ngành Vật lý. Ông thực tập và làm luận án tiến sĩ tại Viện Vật lý địa cầu Paris, và bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1990 (lúc đó là phó tiến sĩ) dưới sự hướng dẫn của thầy người Pháp là Viện sĩ Jean-Louis Le Mouël. Năm 1997, ông trúng tuyển nghiên cứu viên chính khóa đầu tiên của Việt Nam.

Ông được phong học hàm phó giáo sư[4] năm 2002. Năm 2005, ông được bổ nhiệm chức danh nghiên cứu viên cao cấp. Từ năm 2001-2008 ông là Phó viện trưởng, và 2008-2009 là Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu. Ông đã từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Vật lý Việt Nam (nhiệm kỳ 2002-2007 và 2008-2013), Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Vật lý địa cầu các khoá từ 1991 - 2014, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Vật lý địa cầu các khoá 2008 - 2010, 2010 - 2012.

Ông đã nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ[5] do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng năm 2006, là đồng tác giả của công trình khoa học "Atlas Quốc gia Việt Nam", do Cục đo đạc bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1996, trong đó tập bản đồ các yếu tố địa từ mặt đất lãnh thổ Việt Nam niên đại 1975.5 là nội dung cơ bản của tập bản đồ quốc gia về địa từ.[5]

Ông đã đào tạo ra nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân về Vật lý địa cầu. Những cán bộ do ông đào tạo đã hoặc đang giữ nhiều trọng trách trong nghiên cứu Vật lý địa cầu của Việt Nam. Trong số đó có tiến sĩ Võ Thanh Sơn hiện là Trưởng phòng Địa từ[6], Viện Vật lý địa cầu, tiến sĩ Lưu Thị Phương Lan, Phó trưởng phòng Địa từ[6], tiến sĩ Lương Văn Trương (đã mất), nguyên là Giám đốc Đài Vật lý địa cầu Đà Lạt[6].

Gia đình sửa

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Huệ (s. 1968), công tác trong lĩnh vực Công đoàn, là Phó Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các con của ông: con gái đầu lòng Hà Diệu Anh (s. 1991)[7] đang làm tiến sĩ tại Đại học Oregon, Mỹ, con gái thứ hai Hà Diệu Trang (s. 1997) đang du học đại học tại Học viện Bách khoa Worcester, Massachusetts, Mỹ.

Một số công trình khoa học tiêu biểu sửa

Ông đã công bố hơn 100 công trình khoa học đăng trong các tạp chí khoa học quốc tế hoặc Việt Nam, cũng như trong các Tuyển tập của các Hội nghị khoa học lớn. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu trong số đó.

1. (Cùng với Logovenko et al.), 1979. Magnetic measurements in the territory of Vietnam, Geomagnetism and Tome XIX, N. 6,  1086-1090 (Tiếng Nga).

2. 1981. Sur le caractère planétaire du saut de variation séculaire de 1969-70. C.R. Acad.Sc.  Paris, Tome 293, Série II, 157-160.

3. (Cùng với Le Mouël), 1981. The 1969-70  jump of S.V. Report at the International Congress of Geophysics,  November, 1981, l4 pgs.

4. (Cùng với Le Mouël), 1982. The world-wide character of the 1969-70 impulse of the secular acceleration rate.  Physics of the Earth and Planetary Interior, 28, 337-350.

5. (Cùng với Le Mouël), 1983. On the recent variation of the apparent westward drift rate. Geophys. Res. Lett. 10, N.5,369-372.

6.  (Cùng với Nguyen Thi Kim Thoa et al.), 1988. Some characteristics of the geomagnetic field in the territory of Vietnam, Geophysics Activities, 15-25.

7. 1990. Some characteristics of secular variation of the Earth's magnetic field. PhD thesis, Hanoi, 149 pgs.

8. (Cùng với Alexandrescu M.), 1994. Geographical distribution of magnetic observatories and field modeling. JGG, 46, 891-901.

9. (Cùng với Claude J. Allegre et al), 1995. Scaling organization of fracture tectonics (SOFT) and earthquake mechanism. Physics of the Earth and Planetary Interiors 92, 215 - 233.

10. (Cùng với Nguyen Thi Kim Thoa et al) 1997. Magnetic and ionospheric observations during the total solar eclipse in, Terrestrial, Atmospheric and Oceanic Sciences (TAO). Vol. 8, No.2, 155 - 254, June 1997.

11. 1998. Some characteristics of secular variation of the Earth's magnetic field in. Meteorology and Geophysics, collected scientific papers, 9/1998, 142 - 149.

12. 2001. Observations magnétiques. Réseau magnétique de répétition du Vietnam, campagne 1997. - Bulletin no17 du Bureau Central de Magnétisme Terrestre, France. 1 - 35.

13. (Cùng với N.T.K Thoa et al) 2002. - cooperation in geomagnetism and aeronomy - 25 years  Beitrage zur Geschichte der Geophysik und Kosmischen Physik, Band III, 222-225.

14. 2003. Geomagnetic secular variation models of field intensity T, components X, Y, Z on the for 1991 - 1997 period. Advances in Natural Sciences, Vol. 4, No. 1, 1 - 20.

15.  (Cùng với N.V. Chien et al.), 2005.  National Atlas of. Ho Chi Minh Prize on the Science and Technology.

16. (Cùng với C. A-Mazaudier et al.), 2006. Sun-Earth System Interaction studies over: an international cooperative project. Annales Geophysicae. Nr 24, Vol. 1,  ISSN: 0992-7689

17. 2006. Observations magnétiques – Bulletin No. 23 du BCMT (Bureau Centrale de Magnetisme Terrestre). Paris 2007. Réseau magnétique de répétition du, campagne 2003. Pages 1 – 40.

18. 2007. Normal magnetic models for epoch 2003.5 in. Advances in Natural Sciences, Vol. VIII, Nr. 1. ISSN: 0992-7689.

19. (Cùng với Maruyama T. et al.), 2007. Low latitude ionosphere – thermosphere dynamics studies with ionosonde chain in Southest Asia. Annales Geophysicae. Nr 25,  1569-1577, ISSN: 0992-7689

20.  2008. Système Soleil-Terre: Champ magnétique au Vietnam. Colloque internationale "Bilan et perspectif da la coopération scientifique franco-vietnamienne", Semaine de la Science, Hanoi, 1-8 Decembre 2008 (http://www.ambafrance-vn.org).

21. (Cùng với S.Saito et al.), 2008. Observations of small-to large-scale ionospheric irregularities associated with plasma bubles with a transequatorial HF propagation experiment and spaced GPS receivers.J.G.R, vol. 113, Al12313, doi:10.1029/2008JAO13149, 2008. ISSN: 0148-0227

22. (Cùng với Roland T. Tsunoda et al.), 2011. On seeding, large-scale wave structure, equatorial spread F, and scintillations over Vietnam, Geophysical Research Letters, ISSN 0094-8276, VOL. 38, LXXXXX, doi:10.1029/2011GL049173, 2011.

23. (Cùng với S. Tulasi Ram et al.), 2013. Characteristics of Large Scale Wave Structure (LSWS) observed from African and Southeast Asian longitudinal sectors. Journal of Geophysical Research, ISSN: 0148-0227, 2013JA019712

Các hoạt động xã hội khác sửa

Ngoài các công trình về vật lý, PGS Hà Duyên Châu tham gia nhiều về việc phổ biến khoa học kỹ thuật cho quảng đại quần chúng, chủ yếu về bão từ, tác động của bão từ[8] đối với cuộc sống, đối với các công trình công nghệ cao. Ông còn thường xuyên tham gia vào việc đào tạo các thế hệ trẻ. Đến nay, tuy ông không còn tham gia quản lý song ông vẫn rất tâm huyết với ngành Vật lý địa cầu Việt nam, với việc đào tạo thế hệ trẻ[9].

Tham khảo sửa

  1. ^ “Các hướng nghiên cứu khảo sát địa từ - điện ly ở Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Tấm gương người làm khoa học, Tập 9”. Heritist. Văn hóa Thông tin. 2014.
  3. ^ “Lý lịch PGS.TS. Hà Duyên Châu”. Khoa học tốt.
  4. ^ “Danh sách GS, PGS được công nhận năm 2002 - Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III
  6. ^ a b c “Phòng Địa từ, viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
  7. ^ "Hà Diệu Anh – Nữ sinh xuất sắc giành học bổng Tiến sĩ tại Oregon State University" -Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ “Hà Duyên Châu - "Bão từ đang hoạt động bất thường" - Thông tin Khoa học”.
  9. ^ “Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Học viện của NCS. Lê Trường Thanh ngày 21-10-2015 tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài sửa