Hà Lĩnh
Hà Lĩnh là một thị trấn thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Hà Lĩnh
|
||
---|---|---|
Thị trấn | ||
Thị trấn Hà Lĩnh | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Hà Trung | |
Thành lập | ||
Loại đô thị | Loại V | |
Năm công nhận | 2023[3] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°00′23″B 105°46′19″Đ / 20,00639°B 105,77194°Đ | ||
| ||
Diện tích | 24,09 km²[2] | |
Dân số (2023) | ||
Tổng cộng | 10.031 người[2] | |
Mật độ | 416 người/km² | |
Dân tộc | Kinh | |
Khác | ||
Mã hành chính | 15316[4] | |
Mã bưu chính | 40627 | |
Website | halinh | |
Địa lý
sửaThị trấn Hà Lĩnh nằm ở phía tây huyện Hà Trung, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các xã Hà Tân, Hà Đông
- Phía tây giáp huyện Vĩnh Lộc
- Phía nam giáp xã Hà Sơn
- Phía bắc giáp các xã Hà Tiến, Hà Tân.
Năm | Số dân | ±% |
---|---|---|
1999 | 9.097 | — |
2009 | 8.592 | −5.6% |
2019 | 8.450 | −1.7% |
2022 | 8.598 | +1.8% |
2023 | 10.031 | +16.7% |
Nguồn: 1999,[5] 2009,[6] 2019,[7] 2022,[8] 2023.[2] |
Thị trấn Hà Lĩnh có diện tích tự nhiên 24,09 km². Quy mô dân số của thị trấn năm 2023 là 10.031 người, mật độ dân số đạt 416 người/km².[2] Dân cư sinh sống tại Hà Lĩnh chủ yếu là người Kinh.[9]
Đây là nơi tọa lạc của nút giao Hà Lĩnh thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45), kết nối với quốc lộ 217.
Một phần diện tích của thị trấn Hà Lĩnh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy – khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam, rừng sến lớn nhất Đông Nam Á.[10][11]
Lịch sử
sửaSau Cách mạng tháng Tám, vùng đất thị trấn Hà Lĩnh ngày nay vốn thuộc xã Lĩnh Tráng, huyện Hà Trung. Tên gọi Hà Lĩnh xuất hiện từ năm 1954.[1]
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Hà Trung sáp nhập với huyện Nga Sơn thành huyện Trung Sơn, xã Hà Lĩnh thuộc huyện Trung Sơn.[12] Đến ngày 30 tháng 8 năm 1982, xã Hà Lĩnh trở lại trực thuộc huyện Hà Trung vừa tái lập.[13]
Năm 2018, xã Hà Lĩnh có 15 thôn, đánh số từ 1 đến 15. Ngày 11 tháng 7 cùng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;[14] theo đó:
- Nhập thôn 3 và một phần thôn 5 thành thôn Tiên Hòa 1
- Nhập thôn 6 và một phần còn lại của thôn 5 thành thôn Tiên Hòa 2
- Nhập thôn 7 và thôn 10 thành thôn Thanh Xá 1
- Nhập thôn 8 và thôn 9 thành thôn Thanh Xá 2
- Nhập thôn 11 và thôn 12 thành thôn Thanh Xá 3
- Nhập thôn 13 và thôn 14 thành thôn Thọ Lộc
- Đổi tên thôn 1 thành thôn Bái Ân, thôn 2 thành thôn Tiên Hòa 3, thôn 4 thành thôn Tiên Hòa 4, thôn 15 thành thôn Tiên Sơn.
Sau sắp xếp, xã Hà Lĩnh có 10 thôn.
Ngày 12 tháng 7 năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2486/QĐ-UBND[3] về việc công nhận khu vực dự kiến hình thành đô thị Hà Lĩnh (gồm toàn bộ xã Hà Lĩnh) đạt tiêu chí đô thị loại V.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[2] Theo đó, thành lập thị trấn Hà Lĩnh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hà Lĩnh.
Hành chính
sửaThị trấn Hà Lĩnh được chia thành 10 thôn: Bái Ân, Thanh Xá 1, Thanh Xá 2, Thanh Xá 3, Thọ Lộc, Tiên Hòa 1, Tiên Hòa 2, Tiên Hòa 3, Tiên Hòa 4, Tiên Sơn.[15]
Văn hóa
sửaTrên địa bàn thị trấn Hà Lĩnh có làng cổ Tiên Hòa (còn gọi là Kẻ Khao – Kẻ Rú) quấn mình dưới chân núi Viễn Vông, nằm bên cạnh sông Bồng Khê thuộc tả ngạn sông Mã. Ngôi làng được bố trí thành 12 ngõ hạng theo các bậc cao, còn lưu giữ nhiều nhà ngói cũ hàng trăm năm tuổi mang nét kiến trúc của vùng chiêm trũng huyện Hà Trung.
Năm 2013, tại một vị trí gần làng Tiên Hòa, các nhà khoa học đã khai quật di chỉ khảo cổ Cồn Cổ Ngựa và phát hiện nhiều dấu vết cư trú, mai táng của người Việt cổ thuộc văn hóa Đa Bút cách ngày nay khoảng 5.000 – 6.000 năm.[16]
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2000), tr. 29.
- ^ a b c d e f Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (12 tháng 7 năm 2023). “Quyết định số 2486/QĐ-UBND về việc công nhận khu vực dự kiến hình thành đô thị Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. portal.thongke.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Dân số DTTS cấp xã 63 tỉnh thành.xlsx”. Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa. 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 8 năm 2023). “Công văn số 12357/UBND-THKH về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập thị trấn Hà Long và thị trấn Hà Lĩnh thuộc huyện Hà Trung” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ Quách Tuấn (29 tháng 3 năm 2024). “Về Thanh Hóa khám phá rừng sến lớn nhất Đông Nam Á”. Chuyên trang Dân sinh – Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2024.
- ^ Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Thư Viện Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định số 149/HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (7 tháng 11 năm 2018). “Nghị quyết số 106/NQ-HĐND về đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
- ^ Đặng Trung (2 tháng 7 năm 2024). “Vẻ đẹp làng cổ Tiên Hòa và bí mật Cồn Cổ Ngựa 6.000 năm”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2024.
Nguồn sách
sửa- Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2000). Tên làng xã Thanh Hóa – Tập 1. Nhà xuất bản Thanh Hóa. OCLC 192136048.