Họ Cỏ cào cào hay họ Thủy ngọc trâm (danh pháp khoa học: Burmanniaceae) là một họ trong thực vật có hoa, chứa khoảng 95-100 loài (chi Burmannia khoảng 63 loài và chi Gymnosiphon khoảng 30 loài) cây thân thảo nhỏ trong khoảng 9 chi. Thông thường chúng rất dễ nhận ra do phần lớn các loài thường có màu đỏ nhiều hơn là màu xanh lục và không có nhiều lá. Họ này phân bổ khắp vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Mỹ và các cánh rừng Việt Nam.

Họ Cỏ cào cào
Thời điểm hóa thạch: Creta muộn - gần đây
Cỏ cào cào (Burmannia disticha)
trong Plants of the coast of Coromandel, 1800
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Dioscoreales
Họ (familia)Burmanniaceae
Blume, 1827
Chi điển hình
Burmannia
L., 1753
  Bản đồ phân bố họ Burmanniaceae
  Bản đồ phân bố họ Burmanniaceae
Các chi
(Xem thêm Thismiaceae)

Hệ thống APG II năm 2003 đặt họ này trong bộ Củ nâu (Dioscoreales) của nhánh monocots. Định nghĩa của họ này trong APG II là rộng hơn so với trong hệ thống APG năm 1998, do bao gồm cả các loài của họ Thismiaceae trong APG[1].

Nhóm thân cây của họ Burmanniaceae có lẽ đã xuất hiện khoảng 116 triệu năm trước (Ma), còn nhóm chỏm cây thì khoảng 93 Ma[2].

Đặc điểm

sửa

Các loài trong họ Burmanniaceae chủ yếu là cây thân thảo nhỏ không có diệp lục. Chúng hoặc là tự dưỡng hoặc là dị dưỡng (hoại sinh). Các hoa lưỡng tính (hoặc đơn tính cùng gốc) đối xứng tâm có màu xanh lam, bầu nhụy hạ có cánh. Các lá đài ngoài lớn hơn các lá đài trong và chỉ có 3 nhị, mọc đối diện với các lá đài trong. Quả nang nứt ra khi chín, chứa 15-100 hạt.

Trụ giữa của rễ là 2- tới 5 vòng và có thể không có lõi xốp, và mặc dù rễ của các loài trong họ thường được miêu tả như là thiếu các lông rễ, do nó hợp với mối quan hệ gần gũi của chúng với nấm, nhưng trên thực tế ở chi Burmannia thì có lông rễ[3]. Ở các nhóm không chứa diệp lục thì các mao mạch chỉ có ở rễ, nhưng ở các nhóm khác thì có các mao mạch trong lá.

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG II (2003) và APG III (2009).

Dioscoreales

Nartheciaceae

Taccaceae

Thismiaceae

 Hỗ trợ < 50% 

Burmanniaceae

Dioscoreaceae

Phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Burmanniaceae vẽ theo Merckx V. và ctv (2006)[4]; Merckx V. và ctv (2008)[5]

 Burmanniaceae 

Campylosiphon

Dictyostega

Hexapterella

Gymnosiphon + Cymbocarpa

Apteria

Burmannia

Các chi

sửa
 
Gymnosiphon longistylus

Thư viện ảnh

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Trên website của APG, truy cập ngày 29-11-2007 thì họ Thismiaceae lại tách ra
  2. ^ Janssen & Bremer, 2004: 3 chi đã thử nghiệm
  3. ^ von Guttenberg 1968
  4. ^ Merckx V., Schols P., Kamer H. M., Maas P., Huysmans S., Smets E., 2006 Phylogeny and evolution of Burmanniaceae (Dioscoreales) based on nuclear and mitochondrial data[liên kết hỏng]. Am. J. Bot. 93(11): 1684-1698. doi:10.3732/ajb.93.11.1684
  5. ^ Vincent Merckx, Lars W. Chatrou, Benny Lemaire, Moses N. Sainge, Suzy Huysmans, Erik F Smets, 2008. Diversification of myco-heterotrophic angiosperms: Evidence from Burmanniaceae. BMC Evolutionary Biology 2008 8:178. doi:10.1186/1471-2148-8-178