Họ Long đởm (danh pháp khoa học: Gentianaceae) là một họ thực vật có hoa chứa khoảng 99 chi và khoảng 1.740 loài[1]. Một số tài liệu gọi là long đảm theo phiên âm từ tiếng Trung 龍膽, tuy nhiên cách dùng phổ biến hiện nay là long đởm, cho nên Wikipedia sẽ gọi là long đởm.

Họ Long đởm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Gentianaceae
Juss., 1789
Chi điển hình
Gentiana
L., 1753
Các chi
Nhiều, xem văn bản

Hoa của chúng có hình tia đối xứng và lưỡng tính với các đài hoa, cánh hoa liền và các nhị hoa trên tràng so le với các thùy tràng hoa. Có một đĩa có tuyến ở đáy của nhụy, và các hoa có kiểu đính noãn bên vách. Cụm hoa hình xim. Quả là loại quả nang cắt vách và nứt ra, ít khi thấy loại quả mọng. Hạt nhỏ với nội nhũ nhiều dầu và phôi mầm thẳng. Chúng có thể là loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay thông thường là cây thân thảo. Thường là loại cây có thân rễ; các nốt sần ở rễ (mycorrhiza) là rất phổ biến. Các lá đơn mọc đối. Không có các lá kèm. Các loài thường chứa các chất iridoit có vị đắng.

Các loài cây trong họ này phân bổ rộng khắp thế giới. Về mặt kinh tế, một vài loài được trồng làm cây cảnh và nhiều loài chứa các chất có vị đắng được sử dụng trong y học và để tạo hương vị.

Phân loại sửa

APG[1] chia họ này ra làm 7 tông như sau:

  • Saccifolieae Struwe, Thiv, V. A. Albert & Kadereit: 5 chi, 19 loài. Nhiệt đới Nam Mỹ, tới Panama ở Trung Mỹ.
  • Exaceae Colla: 8 chi, 184 loài. Các chi đa dạng loài: Sebaea (75), Exacum (70). Châu Phi, đặc biệt là Madagascar, Indo-Malesia và tới Australia, New Zealand (một vài loài Sebaea).
  • Voyrieae Gilg: 1 chi, 19 loài. Nhiệt đới châu Mỹ, riêng Voyria primuloides có ở châu Phi.
  • Chironieae Endlicher: 26 chi, 160 loài. Các chi đa dạng loài: Centaurium (50). Nhiệt đới và ôn đới ấm phương bắc.
  • Potalieae Reichenbach: 14-18 chi, 163 loài. Các chi đa dạng loài: Fagraea (75), Lisianthius (30). Liên nhiệt đới.
  • Helieae Gilg: 23 chi, 218 loài. Các chi đa dạng loài: Macrocarpaea (110), Symbolanthus (30). Nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, Caribe.
  • Gentianeae Colla: 18 chi, 975 loài. Các chi đa dạng loài nhất là: Gentiana (360), Gentianella (250: đa ngành), Swertia (168: đa ngành?), Halenia (80). Ôn đới phương bắc, đặc biệt là Đông Á, tới New Guinea (một số loài chi Tripterospermum) và châu Phi cùng Madagascar (một số loài Swertia).

Nhóm cổ nhất (cơ sở) trong họ Long đởm là tông Saccifolieae. Kế tiếp trong cây phát sinh họ này là tông Exaceae, tiếp theo là tông Chironieae. Ba tông Gentianeae, Helieae và Potalieae phát sinh xấp xỉ cùng khoảng thời gian và quan hệ cụ thể trong ba tông này vẫn chưa rõ ràng[2].

Các chi sửa

Phân chia dưới đây lấy theo kết quả của Gentian Research Network.

Ba chi dưới đây được liệt kê trong danh sách các chi thuộc họ Long đởm[3].

  • Lapithea. GRIN xếp vào tông Chironieae[4] và coi là đồng nghĩa của chi Sabatia.
  • Lomatogoniopsis. GRIN xếp vào tông Gentianeae[5] và cho rằng đôi khi nó được gộp trong chi Swertia.
  • Voyria: GRIN công nhận chi này với danh pháp đồng nghĩa là Leiphaimos nhưng không ghi nhận loài nào và cũng chẳng xếp nó vào tông nào[6] nhưng Gentian Research Network lại cho rằng nó chứa 19 loài và liệt kê trong nhóm có vị trí không rõ ràng (incertae sedis)[7].

Phát sinh chủng loài sửa

Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Gentian Research Network.[2] và Yang et al. (2016).[8] Vị trí của Voyria vẫn chưa thật sự chắc chắn. Nó có thể đã rẽ nhánh trước Exaceae chứ không phải sau tông này như gợi ý trước đây.[9][10][11]

Gentianaceae

Saccifolieae

Exaceae

Chironieae

Helieae

Potalieae

Gentianeae

Tham khảo sửa

  1. ^ a b trên website của APG. Tra cứu 21-9-2017.
  2. ^ a b Cây phát sinh loài họ Long đởm của Gentian Research Network.
  3. ^ theo APG
  4. ^ Lapithea trên GRIN[liên kết hỏng]
  5. ^ “Lomatogoniopsis trên GRIN”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ Voyria trong GRIN.
  7. ^ Phân loại họ Long đởm
  8. ^ Yang L. L., Li H. L., Wei L., Kuang D. Y., Li M. H., Liao Y. Y., Chen Z. D., Wu H., & Zhang S. Z. 2016. A supermatrix approach provides a comprehensive genus-level phylogeny for Gentianales. J. Syst. Evol. 54: 400-415. doi:10.1111/jse.12192
  9. ^ Molina J., & Struwe L. 2009. Utility of secondary structure in phylogenetic reconstructions using nrDNA ITS sequences - an example from Potalieae (Gentianaceae: Asteridae). Syst. Bot. 34: 414-428.
  10. ^ Merckx V. S. F. T., Kissling J., Hentrich H., Janssens S. B., Mennes C. B., Specht C. D. & Smets E. F. 2013. Phylogenetic relationships of the mycoheterotrophic genus Voyria and the implications for the biogeographic history of Gentianaceae. American J. Bot. 100: 712-721.
  11. ^ Struwe L. 2014. Classification and evolution of the family Gentianaceae. Tr. 13-35 trong Rybczynski J. J., Davey M. R., & Mikula A. (chủ biên), The Gentianaceae = Volume 1: Characterization and Ecology. Springer, Heidelberg.

Xem thêm sửa