Cải tạo lao động

trang định hướng Wikimedia
(Đổi hướng từ Học tập cải tạo)

Cải tạo lao động là tên gọi hình thức giam giữ mà pháp luật một số nước thực hiện đối với một bộ phận các nhân vật mà các chính phủ sở tại kết án vì cách hành vi vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội hoặc là các nhân vật hoạt động chống chính phủ hoặc là tù nhân chiến tranh. Đây là một hình thức xử phạt hay răn đe bằng giam giữ kết hợp giáo dụclao động bắt buộc. Đối với thành phần lực lượng thù địch, mô hình cải tạo lao động này được Liên Xô phổ biến và phát triển quy mô.[1] Mô hình này cũng được một số nước phương Tây áp dụng, như Hoa Kỳ hiện nay[2] hoặc Pháp trong chiến tranh Algérie.[3]

Theo nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Lev Ponomarev, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Bảo vệ quyền của các tù nhân, các trại cải tạo này là một dạng khác của nhà tù.[4]

Việt Nam

sửa

Học tập cải tạo lao động tại Việt Nam là tên gọi hình thức giam giữ mà chính quyền Việt Nam thực hiện đối với một bộ phận các nhân vật mà các chính phủ sở tại kết án vì cách hành vi vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội hoặc là các nhân vật hoạt động chống chính phủ hoặc là tù binh chiến tranh. Đây là một hình thức xử phạt và lao động bắt buộc

Liên Xô (cũ) và Nga

sửa

Bài "Các trại cải tạo Nga" trên tờ La Croix cho biết, với gần 900.000 tù nhân, Nga đứng hàng đầu về số lượng phạm nhân bị giam giữ, tuy nhiên có một điều đáng ngạc nhiên là, tại đất nước này chỉ có 7 nhà tù. Ngoài các tù nhân bị giam trong 7 nhà tù kể trên, khoảng 700.000 tù nhân của nước Nga sống và lao động trong 750 "khu trại cải tạo" nằm ở các vùng nông thôn.[4] Dù có một số thay đổi trong các trại cải tạo sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng tình trạng vệ sinh ở các khu này còn tệ hơn cả thời Brezhnev, vì tham nhũng và tình trạng vô kỷ luật hiện nay đang diễn ra nghiêm trọng.

Pháp

sửa

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính quyền Pháp đã đưa hàng nghìn người Pháp từng cộng tác với Phát-xít Đức vào các trại tập trung. Cuộc thanh trừng những người Pháp cộng tác với Phát xít Đức diễn ra ngay từ năm 1944 tại các vùng quân Đồng minh chiếm lại từ quân Đức. Các hình thức trừng trị bao gồm kết tội, xỉ nhục và xử tử công khai. Ngay trong tháng 6/1944, 120.000 người Pháp bị kết án với nhiều mức độ khác nhau. Trước và sau khi chiến tranh kết thúc, khoảng 10.500 người Pháp từng cộng tác với Phát-xít Đức đã bị xử tử vì tội phản bội tổ quốc, bao gồm các sỹ quan cấp cao. Những người không bị xử tù cũng sẽ bị chính quyền mới tước các quyền lợi về chính trị, dân sự, hoặc nghề nghiệp.[5]

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

sửa

Chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng áp dụng chính sách tù cải tạo lao động để giam giữ các tội phạm hình sự hoặc chính trị. Những người tự nhận là cựu tù nhân đào thoát ra đã mô tả lại những thiếu thốn và biện pháp tra tấn trong trại, có khi tù nhân bị hành hung, biệt giam vào xà lim, hoặc tử hình. Số tử vong theo các cơ quan thông tấn phương Tây tuyên bố lên đến 30%, nhưng các tuyên bố này chưa được các tổ chức quốc tế kiểm chứng.[6]

Hàn Quốc

sửa

Trong thập niên 1980, tổng thống Chun Doo-hwan đã giam giữ gần 40.000 dân thường trong các "Trại Huấn luyện Samcheong" trong một nỗ lực để củng cố chế độ mới của ông ta, ngay sau vụ đảo chính và ám sát Tổng thống Park Chung-hee. Trong quá trình hoạt động từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 1 năm sau, trung tâm quân sự đã đóng vai trò là trại tù cho những kẻ nổi loạn và chỉ trích tiềm năng, nhiều người trong số họ chỉ là thường dân mà không có tiền án. Chính quyền quân sự Hàn Quốc khi đó đã thúc đẩy dự án được gọi là 'thanh lọc xã hội' với lý do cải cách xã hội, và Trại huấn luyện Samcheong là một phần của điều này. Gần 40% những người được gửi đến Samcheong không có tiền án, bác bỏ tuyên bố của chính phủ tại thời điểm đó rằng họ là những tên xã hội đen. Những người bị giam giữ bao gồm 980 học sinh, ít nhất 17 trong số đó là học sinh cấp hai và 319 phụ nữ. Những người bị giam giữ tại Samcheong đã bị buộc phải chịu đựng lao động khắc nghiệt và huấn luyện quân sự nguy hiểm hoặc đối mặt với nguy cơ bị tấn công thể xác. Có 54 người đã chết do điều kiện khắc nghiệt trong trại[7]

Trung Quốc

sửa

Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc áp dụng học tập cải tạo (tiếng Trung: 勞動改造, âm Hán Việt: lao động cải tạo, gọi tắt là 勞改 lao cải[8][9]) khá quy mô. Tổng số người bị giam dưới dạng học tập cải tạo ở Trung Quốc đại lục thời Mao Trạch Đông (1950-1976) được phương Tây ước đoán là từ 10 đến 15 triệu với số tử vong khoảng 5-10%. Thành phần bị giam rất đa dạng: địa chủ, cựu binh của Trung Hoa Dân quốc, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội và cả các cựu quan chức, đảng viên bị kết án tù.[10] Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốcnhà văn Cao Hành Kiện, người đoạt giải thưởng Nobel về văn học, cũng đã từng trải qua học tập cải tạo trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976).

Theo một bản tin của BBC, trong chương trình học tập cải tạo được áp dụng tại Trung Quốc năm 1957, mà nhật báo tiếng Anh Beijing News gọi là một "hình phạt nhẹ", thì một người có thể bị gửi đi học tập cải tạo trong bốn năm mà không cần tòa án xét xử. Cũng theo bản tin này, năm 2005, Trung Quốc có dự định cải cách chương trình học tập cải tạo của nước này nhưng chưa rõ sẽ biến đổi thế nào.[11]

Những người hoạt động chính trị đối lập với nhà nước Trung Quốc như trường hợp Hoa Xuân Huy (Hua Chunhui) và Ngụy Cường (Wei Qiang) năm 2011 cũng bị đưa đi cải tạo.[12]

Xem thêm

sửa

Thư mục

sửa
  • Roth, Mitchel.Prisons and Prison Systems: A Global Encyclopedia. Westport, CT: Greenwood Press, 2006.
  • Vô Ngã Phạm Khắc Hàm. "Cuộc đấu tranh Quốc Cộng tại Miền Nam sau năm 1975". Khởi Hành Năm XIV, số 159-160. Midway City, CA, Tháng 1-2, 2010.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa