Hồ Ohrid (tiếng Macedonia: Охридско Езеро Ohridsko Ezero, [ˈɔxridzkɔ ˈɛzɛrɔ], tiếng Albania: Liqeni i Ohrit, [liˈcɛni i ˈɔhrit], Liqeni i Pogradecit[1][2][3][4][5][6][7]) là một hồ nằm giữa biên giới tây nam Cộng hòa Macedonia và đông Albania. Đây là một trong những hồ sâu nhất và cổ nhất châu Âu, lưu giữ một hệ sinh thái thủy sinh độc đáo với tầm quan trọng đặc biệt, với hơn 200 loài đặc hữu.[8] Tầm quan trọng của hồ càng được nhấn mạnh khi nó được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới bởi UNESCO năm 1979 và, vào năm 2010, khi NASA quyết định đặt tên một hồ trên Titan theo tên hồ Ohrid.[9] Năm 2014, khu dự trữ sinh quyển liên biên giới Ohrid-Prespa giữa Albania và Macedonia được thêm vào Mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO.[10] Những điểm dân cư nổi bật nằm cạnh hồ là Pogradec tại Albania, cùng với OhridStruga tại Macedonia.

Hồ Ohrid nhìn từ Ohrid
Bản đồ địa hình cho thấy vị trí của hồ Ohrid
Địa lý
Khu vựcBiên giới AlbaniaMacedonia
Tọa độ41°00′B 20°45′Đ / 41°B 20,75°Đ / 41.000; 20.750
Nguồn cấp nước chínhSông Sateska, suối Biljana, đường thông ngầm với hồ Prespa
Nguồn thoát đi chínhSông Drin Đen
Lưu vực2.600 km2 (1.000 dặm vuông Anh)
Quốc gia lưu vựcMacedonia
Độ dài tối đa36,4 km (22,6 mi)
Độ rộng tối đa16,8 km (10,4 mi)
Diện tích bề mặt388 km2 (150 dặm vuông Anh)
Độ sâu trung bình155 m (509 ft)
Độ sâu tối đa~300 m (980 ft)
Dung tích55,49 km3 (13,31 mi khối)
Thời gian giữ lại nước70 năm
Cao độ bề mặt693 m (2.274 ft)
Các đảokhông
Khu dân cưPogradec (Albania)
Ohrid, Struga (Macedonia)

Địa lý

sửa
 
Bản hồ lưu vực hồ Ohrid với những đặc điểm thủy học và địa chất nổi bật

Hồ Ohrid là hồ sâu nhất Balkan, với độ sâu đối đa 288 m (940 ft) và độ sâu trung bình 155 m (508 ft). Nó bao phủ một diện tích 358 km² (138 sq mi), ước tính chứa 55.4 km³ nước. Nó dài 30.4 km và rộng 14.8 km tối đa. Chiều dài bờ hồ là 87,53 km, được chia ra giữa Macedonia (56.02 km) và Albania (31.51 km). 248 kilômét vuông (96 dặm vuông Anh) trong tổng diện tích bề mặt thuộc về Cộng hòa Macedonia và 110 kilômét vuông (42 dặm vuông Anh) còn lại thuộc Albania.

Nguồn gốc

sửa

Hồ Ohrid và hồ Prespa thuộc về một nhóm lòng chảo Dessaret, bắt nguồn từ một đợt đất trũng xuống địa kiến tạo vào thế Pliocen khoảng 5 triệu năm trước[11][12] ở phía tây Dinarides. Trên thế giới, chỉ có số ít hồ cổ như vậy, trong đó hồ Baikalhồ Tanganyika là nổi tiếng nhất. Đa số hồ khác chỉ tồn tại không quá 100.000 năm do bị trầm tích phủ đầy. Ở trường hợp hồ Ohrid, có lẽ chiều sâu đáng kể và lượng trầm tích ít ỏi chảy vào đã giúp hồ tồn tại.

Thủy văn

sửa

Hồ có lưu vực nguồn nước với tổng diện tích lên tới 2.600 km², với 50% nguồn là các dòng suối ngầm, 25% là sông và nước mưa trực tiếp. Khoảng 20% nước trong hồ chảy từ hồ Prespa lân cận.[13][14][15]

Môi trường sinh thái

sửa
 
Động vật thân lỗ (Ochridaspongia rotunda) loài đặc hữu hồ Ohrid

Kinh tế xã hội

sửa

Tác động của con người

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Pëllumb Gorica: Liqeri i Lasgushit, parajsa e shpirtit tonë...”. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Sondazhi: Liqeni i Pogradecit më i bukuri në Shqipëri”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “LIQENI I POGRADECIT”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “LIQENI I POGRADECIT, DALLGËT KTHEHEN NË AKULL (FOTO)”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ “Liqeni i Ohrit kjo perlë e natyrës”. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ “Liqeni i Ohrit, syri dhe shpirti i Pogradecit”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Liqeni i Pogradecit, Albania Lexo më shumë në”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ “Natural and Cultural Heritage of the Ohrid region”. UNESCO. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ “One of Titan lakes to be named Ohrid Lacus – Macedonian Information Agency-MIA”. MIA.com.mk. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ “Single View News - United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization”. www.UNESCO.org. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  11. ^ Albrecht, Christian and Wilke, Thomas: Ancient Lake Ohrid: biodiversity and evolution; in Patterns and Processes of Speciation in Ancient Lakes, Developments in Hydrobiology, Springer Netherlands, 2009, pp 103 to 140. ISBN 978-1-4020-9582-5 doi:10.1007/978-1-4020-9582-5_9
  12. ^ Korovchinsky, Nikolai M.; Petkovski, Trajan K. (ngày 1 tháng 4 năm 2014). “The ancient Balkan lakes harbor a new endemic species of Diaphanosoma, Fischer, 1850 (Crustacea: Branchiopoda: Cladocera)”. Zootaxa. Magnolia Press. 3784 (5): 539–549. doi:10.11646/zootaxa.3784.5.3.
  13. ^ Z. Spirkovski, Z. Krstanovski, L. Selfo, M. Sanxhaku, V.I. Puka, "The Monitoring Programme of the Lake Ohrid Conservation Project", in Transboundary Water Resources in the Balkans: Initiating a Sustainable Co-Operative Network, ed. Jacques Ganoulis, I L Murphy, Mitja Brilly (Springer, 2000)
  14. ^ A. Matzinger, Z. Spirkovski, S. Patceva, A. Wüest, "Sensitivity of ancient Lake Ohrid to local anthropogenic impacts and global warming" (Journal of Great Lakes Research 2006, 32: 158–179)
  15. ^ A. Matzinger, M. Jordanoski, E. Veljanoska-Sarafiloska, M. Sturm, B. Müller, A. Wüest, "Is Lake Prespa jeopardizing the ecosystem of ancient Lake Ohrid?" (Hydrobiologia 2006, 553: 89–109)

Liên kết ngoài

sửa