Halothane, được bán dưới tên Fluothane trong cùng một số tên khác, là một thuốc gây mê toàn thân.[2] Chúng có thể được sử dụng để bắt đầu hoặc duy trì trạng thái gây mê.[2] Một trong những điểm tốt của nó là nó không làm tăng sản xuất nước bọt, điều này có thể đặc biệt hữu ích ở những người khó đặt nội khí quản.[2] Chúng được sử dụng qua bằng đường mũi-dạng hít.[2]

Halothan
Dữ liệu lâm sàng
AHFS/Drugs.comThông tin thuốc chuyên nghiệp FDA
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngHít vào
Mã ATC
Dữ liệu dược động học
Chuyển hóa dược phẩmGan (CYP2E1[1])
Bài tiếtThận, hô hấp
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.005.270
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC2HBrClF3
Khối lượng phân tử197.381 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Các tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến như nhịp tim không đều, giảm khả năng thở (suy hô hấp) và các vấn đề về gan.[2] Thuốc không nên được sử dụng cho những người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc có tiền sử bệnh tật tăng thân nhiệt ác tính ở chính họ hoặc người thân trong gia đình họ.[2] Không rõ liệu sử dụng trong khi mang thai có hại cho đứa trẻ hay không và thường không được khuyến cáo sử dụng trong phẫu thuật mổ lấy thai.[3] Halothane là một phân tử có đồng phân quang học được sử dụng như một hỗn hợp racemic (có cả hai đồng phân).[4]

Halothane được phát hiện vào năm 1955.[5] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, hay nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Tính đến năm 2014, chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 22 đến 52 USD cho một chai 250 ml.[7] Việc sử dụng nó ở các nước phát triển đã được thay thế chủ yếu bởi các hóa chất mới hơn như sevoflurane.[8] Nó không còn được bán ở Hoa Kỳ.[3]

Chú thích sửa

  1. ^ DrugBank: DB01159 (Halothane)
  2. ^ a b c d e f WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 17–18. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b “Halothane - FDA prescribing information, side effects and uses”. www.drugs.com. tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Bricker, Simon (ngày 17 tháng 6 năm 2004). The Anaesthesia Science Viva Book. Cambridge University Press. tr. 161. ISBN 9780521682480. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017 – qua Google Books.
  5. ^ Walker, S. R. (2012). Trends and Changes in Drug Research and Development (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 109. ISBN 9789400926592. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “WHO Model List of EssentialMedicines” (PDF). World Health Organization. tháng 10 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ “Halothane”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ Yentis, Steven M.; Hirsch, Nicholas P.; Ip, James (2013). Anaesthesia and Intensive Care A-Z: An Encyclopedia of Principles and Practice (bằng tiếng Anh) (ấn bản 5). Elsevier Health Sciences. tr. 264. ISBN 9780702053757. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.