Đối với những người có cùng tên gọi, xem Henuttawy.

Henuttawy C (hay Henettawy C), là một công nương và là một vương phi sống vào thời kỳ Vương triều thứ 21 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Henuttawy/Henettawy
Chánh phi trong Hậu cung của Amun
Kỹ nữ của Amun
Người thổi sáo cho Mut
Cỗ quan tài gỗ của Henuttawy (Bảo tàng Mỹ thuật Boston).
Thông tin chung
An tángMMA 60, Deir el-Bahari
Hôn phốiSmendes II
Hậu duệIsetemkheb E
Tên đầy đủ
Henuttawy
<
V28W10
t
N17
N17
B1
>
Vương triềuVương triều thứ 21
Thân phụMenkheperre
Thân mẫuIsetemkheb C ?

Thân thế sửa

Henuttawy C là con gái của Menkheperre, một Đại tư tế của Amun đã cai trị toàn bộ Thượng Ai Cập lúc bấy giờ, và có lẽ là với Isetemkheb C (con gái của Pharaon Psusennes I)[1][2]. Henuttawy kết hôn với một người anh em trai là Smendes II, người sau này kế vị cha trở thành Đại tư tế của Amun cai trị Thượng Ai Cập[1][3]. Cả hai có với nhau một người con gái, là Isetemkheb E[1][3], được đặt theo tên của người bà.

Smendes II còn một người vợ thứ tên là Takhentdjehuti; cả hai có với nhau một người con gái là Neskhons. Neskhons thành hôn với người chú là Đại tư tế Pinedjem II, tức em của Smendes II.

Henuttawy C được phong nhiều danh hiệu cao quý như Kỹ nữ của Amun, Người thổi sáo cho Mut, Chánh phi trong Hậu cung của Amun, Mẹ của Khonsu[4].

Chứng thực sửa

Tên của hai mẹ con Henuttawy C và Isetemkheb E được nhắc đến trên một sắc lệnh được khắc trên tường tháp môn thứ 10 ở khu đền Karnak[5]. Nội dung của sắc lệnh đề cập đến việc phân chia di sản của Smendes II (được thừa kế từ người mẹ Isetemkheb C) cho hai người con gái là Isetemkheb E và Neskhons, trong đó phần của Isetemkheb E được giao cho Henuttawy C coi giữ[5]. Việc phân chia được diễn ra dưới thời cai trị của Pinedjem II (anh em với cả Smendes II và Henuttawy C, và cũng là chồng của Neskhons), vào những năm thứ 5, 6 và 8 của một Pharaon không rõ tên (có lẽ là Amenemope hoặc Siamun)[5].

An táng sửa

Henuttawy C qua đời khi tuổi đã cao, tầm khoảng 70 tuổi[4] và được chôn cất trong hầm mộ MMA 60 tại Deir el-Bahari[6], gần đền thờ của nữ Pharaon Hatshepsut. Ngoài ra, một số thành viên trong vương thất cũng được táng tại đây, như Henuttawy B (cô của Henuttawy C), Menkheperre C (cháu gọi Đại tư tế Piankh bằng ông) và Djedmutesankh A (được cho là vợ của Đại tư tế Djedkhonsuefankh)[6][7].

Hầm mộ MMA 60 đã bị trộm đột nhập từ thời cổ đại, và đã được phát hiện vào năm 1923-1924 bởi đoàn thám hiểm do Herbert E. Winlock dẫn đầu. Lớp mạ vàng trên các cỗ quan tài của những người trên đều đã bị trộm lấy đi[8]. Xác ướp của Henuttawy C cùng 2 cỗ quan tài gỗ, những cuộn giấy cói dùng trong tang lễ và 2 rương đựng tượng shabti được tùy táng theo bà đã được đưa đến Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan[4][9]. Cỗ quan tài gỗ của Henuttawy sau đó đã được giao lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Boston[4].

 
Amduat (cõi âm), một cuộn giấy cói của Henettawy C.

Sách tham khảo sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Pischikova, Budka & Griffin, sđd, tr.40
  2. ^ Dodson (2012), sđd, tr.64
  3. ^ a b Dodson (2012), sđd, tr.68
  4. ^ a b c d “Mummy Board inscribed for Henettawy, daughter of Isetemkheb”. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Truy cập 18 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ a b c Robert Kriech Ritner (2009), The Libyan Anarchy: Inscriptions from Egypt's Third Intermediate Period, Nhà xuất bản Society of Biblical Lit, tr.138-143 ISBN 9781589831742
  6. ^ a b Aidan Dodson (2016), The Royal Tombs of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Pen and Sword, tr.62 ISBN 978-1473880047
  7. ^ Pischikova, Budka & Griffin, sđd, tr.41
  8. ^ Pischikova, Budka & Griffin, sđd, tr.39
  9. ^ Porter, Bertha & Moss, Rosalind (1964), "Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Statues, Reliefs and Paintings Volume I: The Theban Necropolis. Part 2, Royal Tombs and Smaller Cemeteries", NXB Griffith Institute, tr.629