Hiệp hội Kỳ học Bắc Mỹ

Hiệp hội Kỳ học Bắc Mỹ (NAVA) (tiếng Anh: North American Vexillological Association) là một tổ chức hội viên tập trung vào bộ môn kỳ học, ngành nghiên cứu khoa học về những lá cờ. Thành lập vào năm 1967 bởi nhà kỳ học người Mỹ Whitney Smith (1940–2016), cùng nhiêu người khác. THội có hơn 600 thành viên gồm các học giả, nhà thiết kế, nhà sưu tầm, giáo viên, thương gia, sử gia, chủ các xưởng in và cả những người có đam mê đơn thuần.

Hiệp hội Kỳ học Bắc Mỹ
North American Vexillological Association
Cờ hiệp hội
Huy hiệu hội
Tên viết tắtNAVA
Khẩu hiệuFocused on Flags — The Shorthand of History
Thành lập30 tháng 6 năm 1967; 56 năm trước (1967-06-30)
Sáng lập bởiWhitney Smith
Thành lập tạiBoston
36-2669817
Vùng
Bắc Mỹ
Lĩnh vựcKỳ học
Ngôn ngữ chính
tiếng Anh
Chủ tịch
Peter A. Ansoff
Nhất Phó chủ tịch
Amber D. V. Atteberry
Nhị Phó chủ tịch
Stanley K. Contrades
Thư ký
Edward B. Kaye
TC liên quanLiên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế
Khẩu hiệuNghiên cứu những lá Cờ — Tốc ký của Lịch sử
Trang webnava.org

NAVA là nhà ấn bản quyển Raven: A Journal of Vexillology (tạm dịch: Raven: Một tạp chí Kỳ học), một tạp chí bình duyệt xuất bản hằng năm, một tạp chí hàng quý (gồm Nghiên cứu Cờ hàng quýTin tức NAVA). Chúng bao gồm các chủ đề về kỳ học và thảo luận liên ngành cũng như các cộng việc nội bộ của Hiệp hội và các tin tức về kỳ học khác.[1]

Sổ tay hướng dẫn thiết kế cờ của hiệp hội, mang tên "Good" Flag, "Bad" Flag (tạm dịch: Cờ "Đẹp", Cờ "Xấu"), trình bày rõ các nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật thiết kế cờ và đã ảnh hưởng đến văn hóa thiết kế cờ trên khắp châu Mỹ và hơn thế nữa. Nó đã được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Slovenia, và tiếng Nga, và có thể dễ dàng tìm thấy qua internet.

NAVA vinh danh các thành tựu trong lĩnh vực kỳ học bằng các huy chương và giải thưởng:

  • Giải thưởng Thuyền trưởng William Driver: được trao cho ác cá nhân trình bày bài nghiên cứu ấn tượng nhất tại mỗi hội nghị của hiệp hội
  • Giải thưởng Vexillonnaire: công nhận một học giả kỳ học đã có những đóng góp cá nhân có ảnh hưởng lớn và thành công trên lĩnh vực sáng tạo, thay đổi, hay cải thiện và cải biên thiết kế cờ, mụch đích sử dụng có ích
  • Giải thưởng Kevin Harrington: được trao cho cá nhân là tác giả của một bài báo hay nhất xuất hiện trong một ấn phẩm phi kỳ học trong năm trước đó
  • Giải thưởng John Purcell: được trao cho một cá nhân có đóng góp nhằm thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về kỳ học ở Bắc Mỹ
  • Giải thưởng Doreen Braverman: được trao cho một thành viên đã hỗ trợ sứ mệnh của hiệp hội bằng cách đóng góp đáng kể cho cộng đồng kỳ học
  • Whitney Smith Fellow: vinh danh một cá nhân đã có đóng góp phi thường cho Kỳ học tại Bắc Mỹ, có thể được trao bởi chính Ban quản trị NAVA. Một người được vinh danh có quyền sử dụng các hậu danh "WSF"
  • Thành viên danh dự: vinh danh một cá nhân đã cống hiến xuất sắc cho hiệp hội hoặc bộ môn kỳ học[2]

NAVA là tổ chức kỳ học lớn nhất thế giới và là thành viên điều hành chính của Liên minh Hiệp hội Kỳ học Quốc tế.

Cờ Hiệp hội sửa

Cờ của hiệp hội có hình một chữ "V" màu trắng lớn (biểu tượng chevron ngược) chia lá cờ thành 3 phần, hình tam giác xanh dương ở bên trên và 2 hình tam giác đỏ ở 2 bên góc dưới. chiều dài đáy hình tam giác trên bằng với chiểu rộng cả lá cờ ("chiều rộng"ở đây là cạnh song song với cột cờ khi treo). Tỷ lệ chiều rộng - chiều dài của lá cờ là 2:3.

Chữ "V" là biểu tượng cho chữ "vexillology" (Kỳ học). Màu sắc của lá cờ dựa trên màu của 2 đất nước thuộc hiệp hội, CanadaHoa Kỳ.

Các hội nghị thường xuyên sửa

Kể từ năm 1967, hiệp hội đã tổ chức các hội nghị thường xuyên trên khắp Hoa KỳCanada cho mọi cá nhân có đam mê với bộ môn Kỳ học có thể tranh luận và giới thiệu thành quả nghiên cứu của mình, chia sẽ niềm đam mê với những lá cờ, và vinh danh các thành tưu Kỳ học.

Kể từ năm 1977, mọi hội nghĩ đều có một lá cờ riêng.

Số Năm Địa điểm Cờ hiệu Ghi chú Ref
O 1967 Boston, Massachusetts
 
Cuộc họp "O" là một hội nghị không chính thức, có mục đích lên kế hoạch cho Hội nghị lần 1 [3]
1 1967 Purchase, New York
 
[3]
2 1968 Chillum, Maryland
 
[3]
3 1969 Boston, Massachusetts
 
First conference to have a dedicated flag [3]
4 1970 Pittsburgh, Pennsylvania
 
[3]
5 1971 Ottawa, Ontario
 
[3]
6 1972 Chicago, Illinois
 
[3]
7 1973 Valley Forge, Pennsylvania
 
[3]
8 1974 Baltimore, Maryland
 
[3]
9 1975 Cleveland, Ohio
 
[3]
10 1976 Toronto, Ontario
 
[3]
11 1977 Washington, D.C.
 
Quyết định rằng mỗi kỳ hội nghị kể từ thời gian này đều có một lá cờ riêng [3]
12 1978 Montgomery, Alabama
 
[3]
13 1979 Salem, Massachusetts
 
[3]
14 1980 St. Louis, Missouri
 
[3]
15 1981 Ottawa, Ontario
 
[3]
16 1982 Pittsburgh, Pennsylvania
 
[3]
17 1983 Thành phố New York, New York
 
[3]
18 1984 Vancouver, British Columbia
 
[3]
19 1985 Kansas City, Missouri
 
[3]
20 1986 Trenton, New Jersey
 
[3]
21 1987 San Francisco, California
 
[3]
22 1988 Portsmouth, New Hampshire
 
[3]
23 1989 Dallas, Texas
 
[3]
24 1990 Toronto, Ontario
 
[3]
25 1991 Minneapolis, Minnesota
 
[3]
26 1992 San Antonio, Texas
 
[3]
27 1993 Portland, Maine
 
[3]
28 1994 Portland, Oregon
 
[3]
29 1995 Cincinnati, Ohio
 
[3]
30 1996 Sacramento, California
 
[3]
31 1997 Chicago, Illinois
 
[3]
32 1998 Thành phố Québec, Québec
 
[3]
33 1999 Victoria, British Columbia
 
[3]
34 2000 Lansing, Michigan
 
[3]
35 2001 Norfolk, Virginia
 
[3]
36 2002 Denver, Colorado
 
[3]
37 2003 Montréal, Québec
 
[3]
38 2004 Indianapolis, Indiana
 
[3]
39 2005 Nashville, Tennessee
 
[3]
40 2006 Reno, Nevada
 
[3]
41 2007 Hartford, Connecticut
 
[3]
42 2008 Austin, Texas
 
[3]
43 2009 Charleston, Nam Carolina
 
[3]
44 2010 Los Angeles, California
 
[3]
45 2011 Washington, D.C.
 
[3]
46 2012 Columbus, Ohio
 
[3]
47 2013 Thành phố Salt Lake, Utah
 
[3]
48 2014 New Orleans, Louisiana
 
[3]
49 2015 Ottawa, Ontario
 
[3]
50 2016 San José, California
 
[3]
51 2017 Boston, Massachusetts
 
[3]
52 2018 Thành phố Québec, Québec
 
[3]
53 2019 San Antonio, Texas
 
[3]
54 2020 Zoom
 
Hội nghị tổ chức qua ứng dụng Zoom vì đại dịch COVID-19 [3]
55 2021 Zoom
 
Hội nghị tổ chức qua ứng dụng Zoom vì đại dịch COVID-19 [3]
56 2022 St. Augustine, Florida
 
Hội nghị kết hợp tổ chức qua Zoom và trực tiếp [3]
57 2023 Philadelphia, Pennsylvania
 
[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Publications: Overview”. NAVA.org. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.,
  2. ^ “Honors”. NAVA.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as at au av aw ax ay az ba bb bc bd be bf “Past Annual Meetings”. NAVA.org. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa