Hiệp hội Quốc tế về Quang trắc và Viễn thám

Hiệp hội Quang trắc và Viễn thám Quốc tế hay Hiệp hội Quốc tế về Quang trắc và Viễn thám, viết tắt tiếng AnhISPRS (International Society for Photogrammetry and Remote Sensing) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu quang trắc và viễn thám, và ứng dụng của nó.[1]

Hiệp hội Quang trắc và Viễn thám Quốc tế
Tên viết tắtISPRS
Thành lập1910
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp, Đức
Chủ tịch
Đức Christian Heipke
Tổng thư ký
Cộng hòa Séc Lena Halounová
Chủ quản
HĐ Khoa học Quốc tế ISC
Trang webISPRS Official website

ISPRS thành lập năm 1910 với tên gọi International Society for Photogrammetry viết tắt là ISP, và năm 1980 đổi sang tên hiện nay. ISPRS là thành viên Liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [2], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.[3]

Lãnh đạo ISPRS nhiệm kỳ 2016-2021 có chủ tịch Christian Heipke từ  Đức và Tổng thư ký Lena Halounová từ  Cộng hòa Séc.[4]

Hoạt động sửa

ISPRS là một tổ chức quốc tế lâu đời nhất trong lĩnh vực của mình, trong đó có thể tóm tắt như giải quyết "thông tin từ hình ảnh".[1]

ISPRS đạt được mục tiêu bằng cách:

  • Thúc đẩy kiến thức trong các lĩnh vực quan tâm của ISPRS bằng cách khuyến khích và tạo thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển, kết nối khoa học và các hoạt động liên ngành
  • Tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo với sự nhấn mạnh đặc biệt ở các nước kém phát triển
  • Tăng cường công nhận đại chúng những đóng góp của trắc quang, viễn thám và khoa học thông tin không gian vì lợi ích của nhân loại và tính bền vững của môi trường.

Liên kết quốc tế sửa

ISPRS là thành viên tích cực của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Sử dụng Hòa bình Không gian Vũ trụ (COPUOS - Peaceful Uses of Outer Space), Tổ Quan sát Trái Đất (GEO - Group on Earth Observations), Ủy ban về các vệ tinh quan sát Trái Đất (CEO - Committee on Earth Observation Satellites), và Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU).

Hội có quan hệ đáng kể với một số chi nhánh Liên Hợp Quốc, các hội khoa học quốc tế liên quan, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) và Open Geospatial Consortium (OGC). ISPRS làm việc với Văn phòng về Hoạt động Vũ trụ Liên Hợp Quốc (UNOOSA - UN Office of Outer Space Affairs), tổ chức hội thảo và có đại diện trên các CEOS và Tổ công tác ISO.

Ban kỹ thuật 2012-2016 sửa

Các chương trình khoa học và kỹ thuật ISPRS được tổ chức với 8 Ban kỹ thuật. Mỗi Ban được tài trợ bởi một tổ chức thành viên ISPRS cho giai đoạn bốn năm giữa kỳ Đại hội.[1]

Tám ban kỹ thuật này đã thành lập hơn 60 nhóm công tác chịu trách nhiệm cho các chủ đề cụ thể trong các lĩnh vực trách nhiệm của Ban.

Ban Tên Tên tiếng Anh
Ban I Cảm biến và nền tảng cho Remote Sensing Sensors and Platforms for Remote Sensing
Ban II Lý thuyết và khái niệm về Thông tin Khoa học không gian Theory and Concepts of Spatial Information Science
Ban III Không ảnh Computer Vision và Phân tích hình ảnh Photogrammetric Computer Vision and Image Analysis
Ban IV Cơ sở dữ liệu không gian địa lý và Dịch vụ dựa trên Vị trí Geospatial Databases and Location Based Services
Ban V Đóng cấp hình ảnh, phân tích và ứng dụng Close-Range Imaging, Analysis and Applications
Ban VI Giáo dục, chuyển giao công nghệ và năng lực phát triển Education, Technology Transfer and Capacity Development
Ban VII Chế biến chuyên đề, mô hình hóa và phân tích các dữ liệu quan trắc Thematic Processing, Modeling and Analysis of Remotely Sensed Data
Ban VIII Ứng dụng Viễn thám và Chính sách Remote Sensing Applications and Policies

Các đại hội sửa

Các đại hội và chủ tịch [5]
24. ISPRS 2020.   Nice
23. ISPRS 2016.   Prague 2016-2020   Christian Heipke
22. ISPRS 2012.   Melbourne 2012-2016   Chen Jun
21. ISPRS 2008.   Bắc Kinh 2008-2012   Orhan Altan
20. ISPRS 2004.   Istanbul 2004-2008   Ian Dowman
19. ISPRS 2000.   Amsterdam 2000-2004   John Trinder
18. ISPRS 1996.   Vienna 1996-2000   Lawrence W. Fritz
17. ISPRS 1992.   Washington DC 1992-1996   Shunji Murai
16. ISPRS 1988.   Kyoto 1988-1992   Kennert Torlegard
15. ISPRS 1984.   Rio de Janeiro 1984-1988   Gottfried Konecny
14. ISP 1980.   Hamburg 1980-1984   Frederick J. Doyle
13. ISP 1976.   Helsinki 1976-1980   Jean Cruset
12. ISP 1972.   Ottawa 1972-1976   Samuel G. Gamble
11. ISP 1968.   Lausanne 1968-1972   L. Solaini
10. ISP 1964.   Lisbon 1964-1968   H. Harry
9. ISP 1960.   London 1960-1964   A. P. Clemente
8. ISP 1956.   Stockholm 1956-1960   R. L Brown
7. ISP 1952.   Washington DC 1952-1956   P. Mogensen
6. ISP 1948.   The Hague 1948-1952   O. S. Reading
5. ISP 1938.   Rome 1938-1948   W. Schermerhorn
4. ISP 1934.   Paris 1934-1938   G. Cassinis
3. ISP 1930.   Zurich 1930-1934   Gen. Perriet
2. ISP 1926.   Berlin 1926-1930   O. Eggert
1. ISP 1913.   Vienna 1913-1926   E. Dolezal
B. 1910-1913   E. Dolezal

Xuất bản sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c ISPRS Official website. Truy cập 11/05/2015.
  2. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  3. ^ ICSU - Scientific Union Member: ISPRS, International Society for Photogrammetry and Remote Sensing. Lưu trữ 2015-06-29 tại Wayback Machine Truy cập 11/05/2015.
  4. ^ ISPRS Council, 2017. Truy cập 11/05/2020.
  5. ^ ISPRS - Historical Background. Truy cập 11/04/2018.
  6. ^ SCImago Journal Ranking: ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing Truy cập 11/05/2015.

Liên kết ngoài sửa