Hoàng Dịch (nhà triện khắc)

nhà triện khắc thời Thanh

Hoàng Dịch (chữ Hán: 黄易, 12 tháng 11 năm 174426 tháng 3 năm 1802), tự Đại Dịch, Đại Nghiệp, hiệu Tiểu Tùng, Thu Am, Thu ảnh am chủ, Liên Tông đệ tử, Tán Hoa than nhân, người Tiền Đường, Chiết Giang (nay là Hàng Châu), nhà triện khắc, nhà thư pháp, một trong Tây Linh bát gia đời Thanh.

Hoàng Dịch
黄易
Tên chữĐại Nghiệp; Đại Dịch
Tên hiệuTiểu Tùng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1744
Quê quán
Tiền Đường
Mất1802
Giới tínhnam
Nghề nghiệpthư pháp gia, họa sĩ, thợ khắc, nhà khảo cổ học
Quốc tịchnhà Thanh

Tiểu sử sửa

Cha là Hoàng Thụ Cốc, nổi tiếng hiếu thảo, khéo viết chữ lệ, thông hiểu Kim thạch học [1]. Dịch nối nghiệp cha, đối với các món vạc đồng, bia đá [2], ăn ngủ đều ở bên, nên cũng trở thành danh gia. Dịch làm quan đến Sơn Đông Vận Hà đồng tri, có tiếng là siêng năng với chức trách.

Dịch thờ đồng hương Đinh Kính làm thầy, cùng ông ta được người đời gọi là "Đinh Hoàng phái", là nhánh chủ lưu của nghệ thuật triện khắc đương thời. Hai người Đinh, Hoàng được xếp vào Tây Linh bát gia, tức những người có công đưa Hàng Châu trở thành trung tâm của nghệ thuật triện khắc Trung Quốc [3].

Thành tựu sửa

Chữ Lệ của Dịch mô phỏng Vũ Ban bi, Hiệu quan bi, còn chữ Tiểu Lệ dựa theo văn tự trên thạch thất trong Vũ Lương từ [4], lại hiểu biết văn tự cổ trên chung đỉnh, hình thành phong cách cổ nhã; khẩu hiệu của ông là 小心落墨, 大胆奏刀/tiểu tâm lạc mặc, đại đảm tấu đao (tạm dịch: cẩn thận chấm bút, mạnh dạn dùng đao).

Dịch sưu tầm văn bản cổ, trước tác Tiểu Bồng Lai các kim thạch văn mục, lại sao chép văn tự cổ, biên soạn Thu Ảnh am chủ ấn phổ. Đời sau có đồng hương Hà Nguyên Tích in rập các tác phẩm triện khắc của ông và Đinh Kính, biên soạn Đinh Hoàng ấn phổ [5].

Hậu thế tưởng nhớ sửa

Cổ Cung bác vật viện tiến hành triển lãm các phẩm triện khắc của Dịch với nhan dề Bồng Lai túc ước – Cố Cung tàng Hoàng Dịch Tiểu Bồng Lai các Hán Ngụy bi khắc đặc triển từ ngày 15/11/2009 đến 01/03/2010; tổ chức hội thảo nghiên cứu chuyên đề Hoàng Dịch dữ kim thạch học vào các ngày 17, 18 tháng 11/2009, có 34 luận văn tham gia. Xem thêm tại đây Lưu trữ 2016-02-07 tại Wayback Machine.

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ 金石学/kim thạch học, còn gọi là 铭刻学/minh khắc học là môn học vấn nghiên cứu các văn tự trên đồ đồng xanh hoặc đồ đá, nhưng cũng quan tâm đến mọi loại văn vật khác: thẻ tre, mai rùa, vàng ngọc, gạch ngói, cột mốc, binh phù, đồ tùy táng,v.v.
  2. ^ Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là 吉金乐石/cát kim nhạc thạch. Đời xưa gọi việc tế tự là cát lễ (lễ cầu may); vì thế các món đồ đồng dùng trong việc tế tự được gọi là Cát kim; về sau lại dùng từ này để gọi các đồ vạc (đỉnh), chén (彝/di) hoặc gọi chung đồ cổ các loại. Nhạc thạch ban đầu có nghĩa là các vật liệu đá được dùng làm nhạc khí, về sau lại được dùng để phiếm chỉ bia đá hay cột mốc đá
  3. ^ Tây Linh bát gia bao gồm Đinh Kính, Tưởng Nhân, Hoàng Dịch, Hề Cương, Trần Dự Chung, Trần Hồng Thọ, Triệu Chi Sâm, Tiền Tùng. Đời Tống trở về trước, khu vực Tây Hồ có địa danh "Tây thôn", ở đó có "Tây Linh kiều", vị trí nằm ở phía bắc và lân cận hồ, chính là nơi đặt mộ của danh kỹ Tô Tiểu Tiểu đời Nam Tề. Tây thôn hay Tây Linh kiều nhờ Tô Tiểu Tiểu mà trở nên nổi tiếng, về sau không còn Tây Linh kiều, "Tây thôn" được đổi gọi "Tây Linh", đối với tao nhân mặc khách, là một trong những địa điểm của Tây Hồ không thể bỏ qua
  4. ^ 敦煌长史武班碑/Đôn Hoàng trưởng sử Vũ Ban bi, gọi tắt là Vũ Ban bi. Bia được lập năm Kiến Hòa đầu tiên (147) thời Hán Chất đế, hiện còn nhận ra 258 chữ, nội dung ký thuật công đức của người tên là Vũ Ban. 武梁祠/Vũ Lương từ nằm trong nhóm 武氏墓石祠/Vũ thị mộ thạch từ, gọi tắt là 武氏祠/Vũ thị từ. Vũ thị từ hiện ở trấn Chỉ Phường thuộc huyện Gia Tường, Tế Ninh; còn Vũ Lương từ ở thôn Vũ Trạch thuộc trấn Chỉ Phường, được xây dựng vào năm Nguyên Gia đầu tiên (151) thời Hán Hoàn Đế. Trên vách đá của Vũ Lương từ có tranh có chữ, được xem là chùm tác phẩm quan trọng nhất của nghệ thuật điêu khắc từ đời Hán còn giữ được đến nay. Vũ Ban biVũ Lương từ đều thuộc quần thể khắc đá của Vũ thị từ, là văn vật được bảo hộ trọng điểm cấp quốc gia. 汉溧阳长潘乾校官碑/Hán Lật Dương trưởng Phan Kiền hiệu quan bi, gọi tắt là Hiệu quan bi, là tấm bia Lật Thủy huyền úy Dụ Trọng Viễn tìm thấy tại hồ Cố Thành (nay thuộc Cao Thuần, Giang Tô) vào năm Thiệu Hưng thứ 13 (1143) đời Nam Tống, hiện được đặt ở Nam Kinh bác vật viện. Bia được lập năm Quang Hòa thứ 4 (181) thời Hán Linh đế, có 16 hàng x 27 chữ. Phan Kiền, tự Nguyên Trác, người huyện Trường Bình, Trần Quận, làm quan đến Lật Dương huyện trưởng (thành cũ ở phía tây bắc Lật Dương, Giang Tô), sau khi mất được bọn huyện thừa Triệu Huân cùng tả, hữu úy Đổng Tịnh, Trình Dương lập bia ca tụng công đức
  5. ^ Hà Nguyên Tích (chữ Hán: 何元锡, 1766 – 1829), tự Mộng Hoa hay Kính Chỉ, hiệu Điệp Ẩn, nhà sưu tầm sách, nhà kim thạch học, tác phẩm tiêu biểu là 神秋阁诗抄/Thần Thu các thi sao
  6. ^ 西泠印社/Tây Linh ấn xã là đoàn thể nghiên cứu học thuật của Trung Quốc đã có hơn trăm năm tuổi (nay là công ty TNHH Tây Linh Ấn Xã), nằm ở tây nam chân núi Cô Sơn thuộc Tây Hồ, địa cấp thị Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang; được sáng lập vào năm 1904, xã trưởng đầu tiên là Triện khắc đại sư Ngô Xương Thạc, đến nay đã là đơn vị được bảo hộ văn vật cấp quốc gia, kỹ nghệ triện khắc trên kim loại và đá của đoàn thể này cũng là di sản văn hóa phi vật chất cấp quốc gia