Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Thanh sử cảo (清史稿) là bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh, bắt đầu từ khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích (hay Thanh Thái Tổ) lập ra nhà Thanh vào năm 1616 đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh vào năm 1911. Thanh sử cảo được xem là một chính sử của Trung Quốc, tương đương với Nhị thập tứ sử.

Dự án biên soạn bộ tư liệu lịch sử này bắt đầu từ năm 1914. Vào năm đó, Viên Thế Khải lập ra Thanh sử quán và mời hơn 100 sử gia Trung Quốc do Triệu Nhĩ Tốn (趙爾巽) đứng đầu tới cùng biên soạn Thanh sử. Năm 1920, bản thảo sơ bộ lần thứ nhất hoàn thành. Năm 1926, bản thảo đã tu chính được hoàn thành. Tuy nhiên do chiến tranh khiến cho nguồn tài chính cho dự án biên soạn bị cắt từ năm 1927, người ta đã gấp rút đưa ra bản thảo để đem in. Năm 1928, Thanh sử được đem in. Năm 1929 được phát hành. Do bị mất nguồn tài chính, dự án buộc phải kết thúc sớm và kết quả là nó đã không hoàn chỉnh, vẫn còn ở trong giai đoạn sơ thảo. Các soạn giả công khai thừa nhận rằng bộ sử này còn có nhiều lỗi. Chính vì vậy bộ Thanh sử này thường được gọi là Thanh sử cảo (cảo nghĩa là bản thảo).

Đội ngũ biên soạn bộ sử này cũng cố gắng xây dựng một kết cấu giống các pho chính sử của các triều đại trước, nghĩa là bao gồm 4 phần.

  • 本纪 (Bản ký), bao gồm các thông tin liên quan đến các vị hoàng đế nhà Thanh
  • 志 (Chí), bao gồm các sự kiện xảy ra
  • 表 (Biểu), bao gồm các nhân vật nổi tiếng của thời đại
  • 列传 (Liệt truyện), bao gồm các thông tin liên quan đến các nhân vật nổi bật.

Toàn bộ Thanh sử cảo gồm 536 quyển, trong đó phần Bản ký gồm 25 quyển, phần Chí gồm 142 quyển, phần Biểu gồm 53 quyển, phần Liệt truyện gồm 316 quyển.

Bộ sử này bị phê phán là thiên vị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Viên Thế Khải trong các nội dung về cuộc Cách mạng Tân Hợi. Nó thiếu các thông tin về các nhân vật lịch sử trong cuộc cách mạng mặc dù họ sinh ra vào trước thời điểm nhà Thanh chấm dứt sự tồn tại. Song nó lại có khá nhiều thông tin về các nhân vật sinh sau khi nhà Thanh sụp đổ.

Khoảng 1100 bản của Thanh sử cảo đã được xuất bản. Chính quyền Dân Quốc đã mang 400 bản tới các tỉnh miền Bắc và biên tập lại hai lần. Do đó mà Thanh sử cảo có những 3 phiên bản.

Năm 1961, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan đã cho biên soạn bộ Thanh Sử trên cơ sở Thanh sử cảo, bổ sung thêm 21 chương và sửa lại các nội dung liên quan đến Cách mạng Tân Hợi. Tuy nhiên bộ sử sửa đổi này cũng không hoàn chỉnh vì nó được xuất bản vội vã với mục đích chính trị, phần nhiều lỗi trong Thanh Sử cảo vẫn không được sửa.[1][2] Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng đang tiến hành biên soạn một bộ Thanh sử khác dưới sự chủ trì của Đới Dật.[3][Cần cập nhật][4]

Nội dung sửa

Bản kỉ sửa

Quyển Mục lục Nội dung      Quyển Mục lục Nội dung
quyển 1 bản kỉ nhất  Thái Tổ bản kỉ quyển 14 bản kỉ thập tứ Cao Tông bản kỉ ngũ
quyển 2 bản kỉ nhị  Thái Tông bản kỉ nhất quyển 15 bản kỉ thập ngũ Cao Tông bản kỉ lục
quyển 3 bản kỉ tam  Thái Tông bản kỉ nhị quyển 16 bản kỉ thập lục Nhân Tông bản kỉ
quyển 4 bản kỉ tứ Thế Tổ bản kỉ nhất quyển 17 bản kỉ thập thất Tuyên Tông bản kỉ nhất
quyển 5 bản kỉ ngũ Thế Tổ bản kỉ nhị quyển 18 bản kỉ thập bát Tuyên Tông bản kỉ nhị
quyển 6 bản kỉ lục Thánh Tổ bản kỉ nhất quyển 19 bản kỉ thập cửu Tuyên Tông bản kỉ tam
quyển 7 bản kỉ thất  Thánh Tổ bản kỉ nhị quyển 20 bản kỉ nhị thập Văn Tông bản kỉ
quyển 8 bản kỉ bát  Thánh Tổ bản kỉ tam quyển 21 bản kỉ nhị thập nhất Mục Tông bản kỉ nhất
quyển 9 bản kỉ cửu  Thế Tông bản kỉ quyển 22 bản kỉ nhị thập nhị Mục Tông bản kỉ nhị
quyển 10 bản kỉ thập Cao Tông bản kỉ nhất quyển 23 bản kỉ nhị thập tam Đức Tông bản kỉ nhất
quyển 11 bản kỉ thập nhất Cao Tông bản kỉ nhị quyển 24 bản kỉ nhị thập tứ Đức Tông bản kỉ nhị
quyển 12 bản kỉ thập nhị Cao Tông bản kỉ tam quyển 25 bản kỉ nhị thập ngũ Tuyên Thống hoàng đế bản kỉ
quyển 13 bản kỉ thập tam Cao Tông bản kỉ tứ

Chí sửa

Quyển Mục lục Nội dung      Quyển Mục lục Nội dung      Quyển Mục lục Nội dung
quyển 26 chí nhất Thiên văn nhất quyển 71 chí tứ thập lục Địa lý thập bát quyển 116 chí cửu thập nhất Chức quan tam
quyển 27 chí nhị Thiên văn nhị quyển 72 chí tứ thập thất Địa lý thập cửu quyển 117 chí cửu thập nhị Chức quan tứ
quyển 28 chí tam Thiên văn tam quyển 73 chí tứ thập bát Địa lý nhị thập quyển 118 chí cửu thập tam Chức quan ngũ
quyển 29 chí tứ Thiên văn tứ quyển 74 chí tứ thập cửu Địa lý nhị thập nhất quyển 119 chí cửu thập tứ Chức quan lục
quyển 30 chí ngũ Thiên văn ngũ quyển 75 chí ngũ thập Địa lý nhị thập nhị quyển 120 chí cửu thập ngũ Thực hóa nhất
quyển 31 chí lục Thiên văn lục quyển 76 chí ngũ thập nhất Địa lý nhị thập tam quyển 121 chí cửu thập lục Thực hóa nhị
quyển 32 chí thất Thiên văn thất quyển 77 chí ngũ thập nhị Địa lý nhị thập tứ quyển 122 chí cửu thập thất Thực hóa tam
quyển 33 chí bát Thiên văn bát quyển 78 chí ngũ thập tam Địa lý nhị thập ngũ quyển 123 chí cửu thập bát Thực hóa tứ
quyển 34 chí cửu Thiên văn cửu quyển 79 chí ngũ thập tứ Địa lý nhị thập lục quyển 124 chí cửu thập cửu Thực hóa ngũ
quyển 35 chí thập Thiên văn thập quyển 80 chí ngũ thập ngũ Địa lý nhị thập thất quyển 125 chí nhất bách Thực hóa lục
quyển 36 chí thập nhất Thiên văn thập nhất quyển 81 chí ngũ thập lục Địa lý nhị thập bát quyển 126 chí nhất bách nhất Hà cừ nhất
quyển 37 chí thập nhị Thiên văn thập nhị quyển 82 chí ngũ thập thất lễ nhất (cát lễ nhất) quyển 127 chí nhất bách nhị Hà cừ nhị
quyển 38 chí thập tam Thiên văn thập tam quyển 83 chí ngũ thập bát lễ nhị (cát lễ nhị) quyển 128 chí nhất bách tam Hà cừ tam
quyển 39 chí thập tứ Thiên văn thập tứ quyển 84 chí ngũ thập cửu lễ tam (cát lễ tam) quyển 129 chí nhất bách tứ Hà cừ tứ
quyển 40 chí thập ngũ Dị tai nhất quyển 85 chí lục thập lễ tứ (cát lễ tứ) quyển 130 chí nhất bách ngũ Binh nhất
quyển 41 chí thập lục Dị tai nhị quyển 86 chí lục thập nhất lễ ngũ (cát lễ ngũ) quyển 131 chí nhất bách lục Binh nhị
quyển 42 chí thập thất Dị tai tam quyển 87 chí lục thập nhị lễ lục (cát lễ lục) quyển 132 chí nhất bách thất Binh tam
quyển 43 chí thập bát Dị tai tứ quyển 88 chí lục thập tam lễ thất (gia lễ nhất) quyển 133 chí nhất bách bát Binh tứ
quyển 44 chí thập cửu Dị tai ngũ quyển 89 chí lục thập tứ lễ bát (gia lễ nhị) quyển 134 chí nhất bách cửu Binh ngũ
quyển 45 chí nhị thập Thời hiến nhất quyển 90 chí lục thập ngũ lễ cửu (quân lễ) quyển 135 chí nhất bách thập Binh lục
quyển 46 chí nhị thập nhất Thời hiến nhị quyển 91 chí lục thập lục lễ thập (tân lễ) quyển 136 chí nhất bách thập nhất Binh thất
quyển 47 chí nhị thập nhị Thời hiến tam quyển 92 chí lục thập thất lễ thập nhất (hung lễ nhất) quyển 137 chí nhất bách thập nhị Binh bát
quyển 48 chí nhị thập tam Thời hiến tứ quyển 93 chí lục thập bát lễ thập nhị (hung lễ nhị) quyển 138 chí nhất bách thập tam Binh cửu
quyển 49 chí nhị thập tứ Thời hiến ngũ quyển 94 chí lục thập cửu nhạc nhất quyển 139 chí nhất bách thập tứ Binh thập
quyển 50 chí nhị thập ngũ Thời hiến lục quyển 95 chí thất thập nhạc nhị quyển 140 chí nhất bách thập ngũ Binh thập nhất
quyển 51 chí nhị thập lục Thời hiến thất quyển 96 chí thất thập nhất nhạc tam quyển 141 chí nhất bách thập lục Binh thập nhị
quyển 52 chí nhị thập thất Thời hiến bát quyển 97 chí thất thập nhị nhạc tứ quyển 142 chí nhất bách thập thất Hình pháp nhất
quyển 53 chí nhị thập bát Thời hiến cửu quyển 98 chí thất thập tam nhạc ngũ quyển 143 chí nhất bách thập bát Hình pháp nhị
quyển 54 chí nhị thập cửu Địa lý nhất quyển 99 chí thất thập tứ nhạc lục quyển 144 chí nhất bách thập cửu Hình pháp tam
quyển 55 chí tam thập Địa lý nhị quyển 100 chí thất thập ngũ nhạc thất quyển 145 chí nhất bách nhị thập Nghệ văn nhất-bộ kinh
quyển 56 chí tam thập nhất Địa lý tam quyển 101 chí thất thập lục nhạc bát quyển 146 chí nhất bách nhị thập nhất Nghệ văn nhị-bộ sử
quyển 57 chí tam thập nhị Địa lý tứ quyển 102 chí thất thập thất Dư phục nhất quyển 147 chí nhất bách nhị thập nhị Nghệ văn tam-bộ tử
quyển 58 chí tam thập tam Địa lý ngũ quyển 103 chí thất thập bát Dư phục nhị quyển 148 chí nhất bách nhị thập tam Nghệ văn tứ-bộ tập
quyển 59 chí tam thập tứ Địa lý lục quyển 104 chí thất thập cửu Dư phục tam quyển 149 chí nhất bách nhị thập tứ Giao thông nhất-thiết lộ
quyển 60 chí tam thập ngũ Địa lý thất quyển 105 chí bát thập Dư phục tứ quyển 150 chí nhất bách nhị thập ngũ Giao thông nhị-luân thuyền
quyển 61 chí tam thập lục Địa lý bát quyển 106 chí bát thập nhất Tuyển cử nhất quyển 151 chí nhất bách nhị thập lục Giao thông tam-điện báo
quyển 62 chí tam thập thất Địa lý cửu quyển 107 chí bát thập nhị Tuyển cử nhị quyển 152 chí nhất bách nhị thập thất Giao thông tứ-bưu chính
quyển 63 chí tam thập bát Địa lý thập quyển 108 chí bát thập tam Tuyển cử tam quyển 153 chí nhất bách nhị thập bát Bang giao nhất-Nga La Tư
quyển 64 chí tam thập cửu Địa lý thập nhất quyển 109 chí bát thập tứ Tuyển cử tứ quyển 154 chí nhất bách nhị thập cửu Bang giao nhị-Anh Cát Lợi
quyển 65 chí tứ thập Địa lý thập nhị quyển 110 chí bát thập ngũ Tuyển cử ngũ quyển 155 chí nhất bách tam thập Bang giao tam-Pháp Lan Tây
quyển 66 chí tứ thập nhất Địa lý thập tam quyển 111 chí bát thập lục Tuyển cử lục quyển 156 chí nhất bách tam thập nhất Bang giao tứ-Mỹ Lợi Kiên
quyển 67 chí tứ thập nhị Địa lý thập tứ quyển 112 chí bát thập thất Tuyển cử thất quyển 157 chí nhất bách tam thập nhị Bang giao ngũ-Đức Ý Chí
quyển 68 chí tứ thập tam Địa lý thập ngũ quyển 113 chí bát thập bát Tuyển cử bát quyển 158 chí nhất bách tam thập tam Bang giao lục-Nhật Bản
quyển 69 chí tứ thập tứ Địa lý thập lục quyển 114 chí bát thập cửu Chức quan nhất quyển 159 chí nhất bách tam thập tứ Bang giao thất-Thụy Điển, Na Uy, Đan Mặc, Hòa Lan, Nhật Tư Ba Ni Á, Bỉ Lợi Thời, Nghĩa Đại Lợi
quyển 70 chí tứ thập ngũ Địa lý thập thất quyển 115 chí cửu thập Chức quan nhị quyển 160 chí nhất bách tam thập ngũ Bang giao bát-Áo Tư Mã Gia, Bí Lỗ, Ba Tây, Bồ Đào Nha, Mặc Tây Ca, Cương Quả

Biểu sửa

Biểu sửa

Quyển Mục lục Nội dung Quyển Mục lục Nội dung Quyển Mục lục Nội dung
quyển 161  biểu nhất hoàng tử thế biểu nhất quyển 179 biểu thập cửu bộ viện đại thần niên biểu nhất hạ quyển 197 biểu tam thập thất cương thần niên biểu nhất (tổng đốc các tỉnh, hà đốc tào đốc phụ)
quyển 162  biểu nhị hoàng tử thế biểu nhị quyển 180 biểu nhị thập bộ viện đại thần niên biểu nhị thượng quyển 198 biểu tam thập bát cương thần niên biểu nhị (tổng đốc các tỉnh, hà đốc tào đốc phụ)
quyển 163  biểu tam hoàng tử thế biểu tam quyển 181 biểu nhị thập nhất bộ viện đại thần niên biểu nhị hạ quyển 199 biểu tam thập cửu cương thần niên biểu tam (tổng đốc các tỉnh, hà đốc tào đốc phụ)
quyển 164 biểu tứ hoàng tử thế biểu tứ quyển 182 biểu nhị thập nhị bộ viện đại thần niên biểu tam thượng quyển 200 biểu tứ thập cương thần niên biểu tứ (tổng đốc các tỉnh, hà đốc tào đốc phụ)
quyển 165  biểu ngũ hoàng tử thế biểu ngũ quyển 183 biểu nhị thập tam bộ viện đại thần niên biểu tam hạ quyển 201 biểu tứ thập nhất cương thần niên biểu ngũ (tuần phủ các tỉnh)
quyển 166  biểu lục công chúa biểu quyển 184 biểu nhị thập tứ bộ viện đại thần niên biểu tứ thượng quyển 202 biểu tứ thập nhị cương thần niên biểu lục (tuần phủ các tỉnh)
quyển 167  biểu thất ngoại thích biểu quyển 185 biểu nhị thập ngũ bộ viện đại thần niên biểu tứ hạ quyển 203 biểu tứ thập tam cương thần niên biểu thất (tuần phủ các tỉnh)
quyển 168  biểu bát chư thần phong tước thế biểu nhất quyển 186 biểu nhị thập lục bộ viện đại thần niên biểu ngũ thượng quyển 204 biểu tứ thập tứ cương thần niên biểu bát (tuần phủ các tỉnh)
quyển 169  biểu cửu chư thần phong tước thế biểu nhị quyển 187 biểu nhị thập thất bộ viện đại thần niên biểu ngũ hạ quyển 205 biểu tứ thập ngũ cương thần niên biểu cửu (các tướng quân đô thống đại thần vùng biên)
quyển 170  biểu thập chư thần phong tước thế biểu tam quyển 188 biểu nhị thập bát bộ viện đại thần niên biểu lục thượng quyển 206 biểu tứ thập lục cương thần niên biểu thập (các tướng quân đô thống đại thần vùng biên)
quyển 171  biểu thập nhất chư thần phong tước thế biểu tứ quyển 189 biểu nhị thập cửu bộ viện đại thần niên biểu lục hạ quyển 207 biểu tứ thập thất cương thần niên biểu thập nhất (các tướng quân đô thống đại thần vùng biên)
quyển 172 biểu thập nhị chư thần phong tước thế biểu ngũ thượng quyển 190 biểu tam thập bộ viện đại thần niên biểu thất thượng quyển 208 biểu tứ thập bát cương thần niên biểu thập nhị (các tướng quân đô thống đại thần vùng biên)
quyển 173 biểu thập tam chư thần phong tước thế biểu ngũ hạ quyển 191 biểu tam thập nhất bộ viện đại thần niên biểu thất hạ quyển 209 biểu tứ thập cửu phiên bộ thế biểu nhất
quyển 174 biểu thập tứ đại học sĩ niên biểu nhất quyển 192 biểu tam thập nhị bộ viện đại thần niên biểu bát thượng quyển 210 biểu ngũ thập phiên bộ thế biểu nhị
quyển 175 biểu thập ngũ đại học sĩ niên biểu nhị quyển 193 biểu tam thập tam bộ viện đại thần niên biểu bát hạ quyển 211 biểu ngũ thập nhất phiên bộ thế biểu tam
quyển 176 biểu thập lục quân cơ đại thần niên biểu nhất quyển 194 biểu tam thập tứ bộ viện đại thần niên biểu cửu thượng quyển 212 biểu ngũ thập nhị giao sính niên biểu nhất (Trung Quốc cử)
quyển 177 biểu thập thất quân cơ đại thần niên biểu nhị quyển 195 biểu tam thập ngũ bộ viện đại thần niên biểu cửu hạ quyển 213 biểu ngũ thập tam giao sính niên biểu nhị (các nước cử)
quyển 178 biểu thập bát bộ viện đại thần niên biểu nhất thượng quyển 196 biểu tam thập lục bộ viện đại thần niên biểu thập

Liệt truyện sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ "Thanh sử cảo" bản Đài Loan, hoàn thành cấp tốc một năm, bút chiến hơn mấy lần”. big5.huaxia.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Hsi-yuan Chen, 'Last chapter unfinished. The making of the official Qing History and the crisis of Traditional Chinese Historiography', in: Historiography East and West, 2 (2004), pp. 173-204. (Abstract)
  3. ^ “Công trình biên soạn Thanh sử Quốc gia đã hoàn thành sơ thảo”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.

Tài liệu sửa

Liên kết ngoài sửa