Tô Khắc Tát Cáp

chính trị gia nhà Thanh

Tô Khắc Tát Cáp (chữ Hán: 蘇克薩哈; tiếng Mãn: ᠰᡠᡴᠰᠠᡥᠠ, chuyển tả: Suksaha; ? – 1667), là nhà chính trị gia người Mãn Châu, nguyên lão tam triều của nhà Thanh. Một trong bốn vị đại thần phụ chính trước khi Hoàng đế Khang Hi thân chính, sau bị Ngao Bái vu cáo hãm hại đến chết.

Suksaha
ᠰᡠᡴᠰᠠᡥᠠ
Nhiếp chính nhà Thanh
Nhiệm kỳ
1661–1667
Nhiếp chính cùng Sách Ni, Át Tất Long, Ngao Bái
Hoàng đếKhang Hi
Thông tin cá nhân
Sinh1607
Mất
Ngày mất
1667
Nguyên nhân mất
treo cổ
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Minh, nhà Thanh
Kỳ tịchChính Bạch kỳ (Mãn)

Thân thế sửa

Tô Khắc Tát Cáp là người thuộc gia tộc Diệp Hách Na Lạp thị, người thuộc Chính Bạch kỳ Mãn Châu. Cha của ông là Tô Nạp, là người cùng tộc với Diệp Hách Bối lặc Kim Đài Cát. Lúc Nỗ Nhĩ Cáp Xích mới bắt đầu sự nghiệp, Tô Nạp liền quy thuận, được Nỗ Nhĩ Cáp Xích gả con gái thứ 6 cho, trở thành Ngạch phò. Vậy Tô Khắc Tát Cáp chính là cháu ngoại của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Tô Nạp thụ "Ngưu lộc Ngạch chân" (tương đương với Tá lĩnh) rồi thăng dần lên "Mai lặc Ngạch Chân" (tương đương với Phó Đô thống). Những năm đầu Thiên Thông, Tô Nạp theo Hoàng Thái Cực chinh phạt Cẩm Châu, Bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái xuất quân yểm trợ, Tô Nạp đóng quân tại Sơn Tây, đánh bại quân Minh phục kích.

Năm thứ 3 (1628), Tô Nạp cùng với Cố Sơn Ngạch Chân Vũ Nạp Cách (武纳格) tấn công Sát Cáp Nhĩ có công, được thăng Tam đẳng Giáp Lạt Chương Kinh. Sau lại thụ phong Cố sơn Ngạch chân, trở thành Kỳ chủ của Mông Cổ Chính Bạch kỳ.[1]

Tiểu sử sửa

Tô Khắc Tát Cáp sơ thụ phong Ngưu lộc Ngạch chân.

Năm Sùng Đức thứ 6 (1641), ông theo Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng vây Cẩm Châu có công, thụ phong Ngưu Lộc Chương Kinh thế chức, tấn Tam đẳng Giáp lạt Chương kinh[2][3].

Năm Thuận Trị thứ 7 (1650), Thuận Trị Đế mệnh truy phục thế chức của Tô Nạp, do Tô Khắc Tát Cáp tập Tam đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên [4]. Ông từng trải qua Nghị chính đại thần, sau tiến Nhất đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên, gia Tha Sa Lạp Cáp Phiên [5].

Tô Khắc Tát Cáp lúc đầu phụng sự dưới trướng Đa Nhĩ Cổn. 1 năm sau khi Đa Nhĩ Cổn mất, ông được cất nhắc lên Ba Nha Lạt Đạo Chương Kinh (tương đương với Hộ quân Thống lĩnh) [3][6][7].

Năm thứ 10 (1653), Thuận Trị Đế cho rằng Hồ Quảng chưa định, phái Đại học sĩ Hồng Thừa Trù tái xuất làm Kinh lược; ông ta đến nhiệm sở, dâng sớ đề nghị kềm chế quân Nam Minh có gốc là nghĩa quân Trương Hiến TrungHồ Nam, đánh dẹp quân Nam Minh có gốc là nghĩa quân Lý Tự ThànhHồ Bắc. Vì thế Thuận Trị Đế phong Cố sơn Ngạch chân Trần Thái làm Ninh Nam Tĩnh Khấu Đại tướng quân, cùng với Cố sơn Ngạch chân Lam Bái, Tể Tịch Cáp, và Tô Khắc Tát Cáp cầm binh trấn giữ Hồ Nam. Tô Khắc Tát Cáp có công, được thăng lên Nhị đẳng Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên [8], được đề bạc lên Lĩnh thị vệ Nội đại thần, gia Thái tử Thái bảo.[9]

Trước khi Hoàng đế Thuận Trị lâm chung vào đầu năm 1661, đã tiếp nhận di chiếu làm một trong bốn vị đại thần phụ chính cho Khang Hi, bốn vị đại thần phụ chính gồm: Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất LongNgao Bái. Trong bốn vị đại thần, Sách Ni già yếu, Át Tất Long không dám có ý kiến riêng, Tô Khắc Tát Cáp không có tầm nhìn xa, Ngao Bái ngang ngược lộng hành. Chỉ có Tô Khắc Tát Cáp dám phản đối Ngao Bái khiến cả hai sinh lòng thù hận lẫn nhau, song do ông là người chưa từng trải, lại có mâu thuẫn với Sách Ni nên thường một mình một phe. Do vậy mà quyền hành dần dần rơi vào trong tay Ngao Bái.

Tô Khắc Tát Cáp vì Khang Hi tuổi còn nhỏ vẫn chưa nối ngôi, đã lấy thân phận đại thần phụ chính ra lệnh chém đầu Trịnh Chi Long cùng thân tộc tại Sài Thị ở kinh sư, về sau Hoàng đế Khang Hi tỏ ra rất tín nhiệm ông. Ngao Bái vì muốn nắm được nhiều quyền hơn nữa, vào năm Khang Hi thứ 5 (1666), đã xử tử ba đại thần phản đối ông ta là Tuần phủ Vương Đăng Liên, Tổng đốc Trực Lệ Chu Xương TộThượng thư Tô Nạp Hải, rồi giáng chức hoặc trị tội những đại thần có liên quan.

Năm Khang Hi thứ 6 (1667), sau khi Sách Ni qua đời, Tô Khắc Tát Cáp nhân dịp này liền dâng sớ thỉnh cầu giải trừ chức vụ "Đệ nhất Phụ chính đại thần", mượn cớ có bệnh xin được ra canh giữ lăng tẩm của Tiên đế. Động thái này vốn chẳng có ý gì khác, có nghĩa là kể từ đây Tô Khắc Tát Cáp đã từ chối chức trách của mình, khiến Ngao Bái không còn lý do nào khác để tiếp tục làm phụ chính đại thần được nữa, buộc lòng phải để Khang Hi thân chính.

Tháng 8 cùng năm, trong Hội nghị Nghị chính vương Đại thần, Ngao Bái vốn có hiềm khích với Tô Khắc Tát Cáp, đã vu cáo ông cấu kết bè đảng làm phản, lại kể ra 24 tội danh của Tô Khắc Tát Cáp, định tội chết cho ông. Khang Hi không đồng ý phán quyết này mà muốn giảm nhẹ tội trạng nhưng trước sức ép của Ngao Bái đành phải chấp hành, cuối cùng Tô Khắc Tát Cáp bị xử treo cổ. Đến năm Khang Hi thứ 8 (1669), sau khi Ngao Bái và phe cánh bị trừng trị đích đáng, Tô Khắc Tát Cáp mới được triều đình minh oan và phục hồi chức tước, cho con cháu thay thế làm quan.[10]

Chú thích sửa

  1. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249”. 苏克萨哈, 纳喇氏, 满洲正白旗人. 父苏纳, 叶赫贝勒金台什同族. 太祖初创业, 来归, 命尚主爲额驸, 授牛录额真. 累进梅勒额真. 天聪初, 从太宗征锦州, 贝勒莽古尔泰帅偏师卫塔山饷道, 苏纳屯塔山西, 明兵来攻, 击破之. 三年, 与固山额真武纳格击察哈尔, 入境, 降其民二千户. 闻降者将爲变, 尽歼其男子, 俘妇女八千余, 上责其妄杀. 蒙古人有自察哈尔逃入明边者, 命苏纳以百人逐之, 所俘获相当. 累进三等甲喇章京. 坐隐匿丁壮, 削职. 寻授正白旗蒙古固山额真. 崇德初, 从伐明, 攻雕鹗, 长安诸堡及昌平诸城, 五十六战皆捷. 又攻破容城. 及出边, 后队溃, 坐罚锾. 又从伐朝鲜, 击破朝鲜军, 俘其将. 以朝鲜王出谒时乱班释甲, 又自他道还, 坐罚锾. 寻以谳狱有所徇, 坐罢, 仍专管牛录事. line feed character trong |trích dẫn= tại ký tự số 117 (trợ giúp)
  2. ^ Giáp lạt Chương kinh (甲喇額真, tiếng Mãn: ᠵᠠᠯᠠᠨ ᡳ
    ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ
    , Möllendorff: jalan i janggin) là một chức quan trong chế độ Bát kỳ của triều đình nhà Thanh thời sơ kỳ, Hán ngữ là "Tham tướng", chuyên quản lý chiến bị, binh tịch, tranh tụng, hộ khẩu, điền trạch. "Giáp Lạt" vốn là đơn vị của Bát kỳ, hợp thành từ 5 Ngưu lộc, đứng đầu bởi "Giáp lạt Ngạch chân" hay Tham lĩnh.
  3. ^ a b Chương kinh (章京, tiếng Mãn: ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: janggin, đại từ điển: zhanggin, Abkai: janggin, tiếng Mông Cổ: Занги) dịch sang tiếng Hán là Tướng quân; đến năm 1634, Giáp lạt Ngạch chân được đổi gọi là Giáp lạt Chương kinh (tương tự Ngưu lục ngạch chân được đổi gọi là Ngưu lục Chương kinh; chỉ có Cố sơn Ngạch chân là không đổi). Năm 1660, Giáp lạt Chương kinh được định danh trong Hán ngữ là Tham lĩnh (Ngưu lục Chương kinh được định danh là Tá lĩnh)
  4. ^ A Tư Cáp Ni Cáp Phiên (阿思哈尼哈番, tiếng Mãn: ᠠᠰᡥᠠᠨ ‍ᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: ashan-i hafan), nguyên nghĩa là "Phó quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Nam tước.
  5. ^ Tha sa lạt cáp phiên (拖沙喇哈番, tiếng Mãn: ᡨᡠᠸᠠᡧᠠᡵᠠ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: tuwašara hafan). Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Vân kỵ úy
  6. ^ Ba Nha Lạt (巴牙喇) dịch sang tiếng Hán là Hộ quân. Ban đầu, người Nữ Chân đều chọn ra một tổ tinh nhuệ làm nhiệm vụ bảo vệ thủ lãnh của bộ tộc, gọi là Ba Nha Lạt, đơn vị ban đầu là Giáp lạt, năm 1647 đổi là Đạo
  7. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249”. 苏克萨哈初授牛录额真. 崇德六年, 从郑亲王济尔哈朗围锦州, 明总督洪承畴师赴援, 太宗亲帅大军蹙之, 苏克萨哈战有功, 授牛录章京世职, 晋三等甲喇章京. 顺治七年, 世祖命追复苏纳世职, 以苏克萨哈并袭爲三等阿思哈尼哈番. 寻授议政大臣, 进一等, 加拖沙喇哈番. 苏克萨哈隶睿亲王多尔衮属下, 王薨, 苏克萨哈与王府护卫詹岱等讦王谋移驻永平诸逆状, 及殡敛服色违制, 王坐是追黜. 是年, 擢巴牙喇纛章京.
  8. ^ Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên (精奇尼哈番, tiếng Mãn: ᠵᡳᠩᡴᡳᠨᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: jingkini hafan) , nguyên nghĩa là "Chính quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Tử tước.
  9. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249”. 十年, 孙可望寇湖广, 命苏克萨哈偕固山额真陈泰率禁旅出镇湖南, 与经略洪承畴会剿. 十二年, 刘文秀遣其将卢明臣等分兵犯岳州, 武昌, 苏克萨哈邀击, 大败之. 文秀引兵寇常德, 战舰蔽江, 苏克萨哈六战皆捷, 纵火焚其舟, 斩获甚众, 明臣赴水死, 文秀走贵州. 叙功, 晋二等精奇尼哈番, 擢领侍卫内大臣, 加太子太保.
  10. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 249”. 八年, 鳌拜败, 诏以苏克萨哈虽有罪, 不至诛灭子孙, 此皆鳌拜挟仇所致, 命复官及世爵, 以其幼子苏常寿袭.

Tham khảo sửa