Dận Hi

hoàng tử nhà Thanh

Doãn Hi (tiếng Mãn: ᠶᡡᠨ ᡥᡳ, Möllendorff: yūn hi, chữ Hán: 允禧; 27 tháng 2 năm 1711 - 26 tháng 6 năm 1758), tự Khiêm Trai (谦斋), hiệu Tử Quỳnh (紫琼), biệt hiệu Tử Quỳnh đạo nhân, Xuân Phù cư sĩ, là Hoàng tử thứ 21 tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Doãn Hi
允禧
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1711-02-27)27 tháng 2, 1711
Mất26 tháng 6, 1758(1758-06-26) (47 tuổi)
Phối ngẫuTổ thị (祖氏)
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Dận Hi
(愛新覺羅 胤禧)
Ái Tân Giác La Doãn Hi
(愛新覺羅 允禧)
Tên tự
Khiêm Trai (谦斋)
Tên hiệu
Tử Quỳnh (紫琼)
Thụy hiệu
Thận Tĩnh Quận vương
(慎靖郡王)
Hoàng tộc[Ái Tân Giác La]
Thân phụThanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Thân mẫuHi tần

Tiểu sử

sửa

Doãn Hi nguyên danh là Dận Hi (chữ Mãn:ᡳᠨ ᡥᡳ, chữ Hán: 胤禧), sinh ngày 11 tháng 1 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 50 (1711), là con trai duy nhất của Hi tần Trần thị. Sau khi Ung Chính Đế lên ngôi ông đổi tên thành Doãn Hi để tránh kỵ huý. Năm Khang Hi thứ 59 (1720), Dận Hi theo Khang Hi Đế tuần du Tái ngoại.[1] Năm thứ 61 (1722), Khang Hi Đế băng hà, lúc này ông mới 11 tuổi. Vì còn nhỏ tuổi nên ông không đủ khả năng để tranh giành ngôi báu với các người anh lớn hơn. Ông là một thi sĩ, có tài hội họa, giỏi thư pháp với nhiều tác phẩm nổi tiếng của nhà Thanh.[2]

Năm Ung Chính thứ 8 (1730), tháng 2, ông được phong Bối tử. Đến tháng 5, Ung Chính Đế hạ chỉ dụ: "Trẫm có nhiều ấu đệ, trừ trước đến nay không thể biết rõ hết. Theo Di Thân vương tấu xưng lúc trước, Nhị thập nhất A ca Doãn Hi lập chí hướng lên, lại biết cảm tạ ân huệ của Trẫm, ý niệm cung kính xuất phát từ thành tâm thành ý",[3] từ đó thăng làm Bối lặc. Năm thứ 11 (1733), tháng 8, ông 23 tuổi, bắt đầu theo Quả Quận vương Doãn Lễ xử lý sự vụ của Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ. 2 năm sau thì chính thức nhậm chức Đô thống Hán quân Chính Hoàng kỳ. Năm thứ 13 (1735), tháng 10, sau khi Càn Long lên ngôi, dụ chỉ:

Đến tháng 11, Doãn Hi được tấn phong Thận Quận vương (慎郡王), sinh mẫu Trần thị từ Hoàng khảo Thiến Quý nhân được tấn phong Hoàng tổ Hi tần. Năm Càn Long thứ 5 (1740), tháng 2, quản lý sự vụ Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳ. Năm thứ 7 (1742), tháng 3, cùng với Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái, phụ trách biên tu Hoàng thất tộc phổ "Ngọc điệp". Năm thứ 23 (1758), ngày 21 tháng 5, ông bệnh qua đời, được truy phong thuỵ hiệu là Thận Tĩnh Quận vương (慎靖郡王).[1] Năm thứ 24 (1759), Hoàng lục tử Vĩnh Dung quá kế trở thành con thừa tự của Doãn Hi, được phong Bối lặc.[4]

Gia quyến

sửa

Thê thiếp

sửa
  • Đích Phúc tấn: Tổ thị (祖氏), con gái của Tá lĩnh Tổ Kiến Cát (祖建吉), tằng tôn nữ của Tổ Đại Bật (祖大弼) – em trai của Tổ Đại Thọ. Năm Ung Chính thứ 5 (1727), nhập cung cùng lúc với Đích Phúc tấn Phú Sát thị của Hoàng tứ tử Hoằng Lịch và Đích Phúc tấn Ngô Trát Khố thị của Hoàng ngũ tử Hoằng Trú.
  • Trắc Phúc tấn:
    • Châu thị (周氏), con gái của Nhất đẳng Thị vệ Lục Các (六格).
    • Ngô thị (吴氏), con gái của Ngô Huân Thần (吴勋臣).
    • Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏), con gái của Viên ngoại lang Bác Sắc (博色).

Hậu duệ

sửa
  • Con trai:
  1. Hoằng Mão (弘昴; 1728 - 1742), qua đời khi chưa lập gia thất, mẹ là Ngô thị.
  2. Hoằng Tuân (弘旬; 1731 - 1749), qua đời khi chưa lập gia thất, mẹ là Châu thị.
  • Con gái
  1. Trưởng nữ (1727 - 1731), chết yểu, mẹ là Châu thị.
  2. Nhị nữ (1727 - 1804), mẹ là Qua Nhĩ Giai thị, được phong Huyện quân, hạ giá lấy Thai cát Cổ Mục (古穆) của Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị.
  3. Tam nữ (1733 - 1795), mẹ là Tổ thị, được phong Huyện chúa, hạ giá lấy Trác Tát Khắc Quận vương Trại Tang Đa Nhĩ Tế (寨桑多尔济) của Khách Nhĩ Khách bộ.
  4. Tứ nữ (1733 - 1741), chết yểu, mẹ là Châu thị.
 
Mặc Hác Tùng Phong (万壑松风)

Văn chương hội họa

sửa
  • Văn chương
    • Hoa Nhàn Đường Thi - 8 quyển
    • Tử Quỳnh Nham Thi - 3 quyển
  • Hội họa:
    • Mặc Hác Tùng Phong

Trong văn hóa đại chúng

sửa
Năm Tác phẩm Diễn viên
1999 Dương Châu bát quái

(扬州八怪)

Trình Trước

(程前)

2012 Cung tỏa châu liêm Trần Hiểu

(陈晓)

2012 Hậu cung Chân Hoàn truyện Khang Phúc Chấn

(康福震)

2018 Diên Hi công lược Trương Bân

(张彬)

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Thanh Sử Cảo, Quyển 220, Liệt truyện thất”. 慎靖郡王允禧, 圣祖第二十一子. 康熙五十九年, 始从幸塞外. 雍正八年二月, 封贝子. 五月, 谕以允禧立志向上, 进贝勒. 十三年十一月, 高宗即位, 进慎郡王. 允禧诗清秀, 尤工画, 远希董源, 近接文徵明, 自署紫琼道人. 乾隆二十三年五月, 薨, 予谥.
  2. ^ 与郑板桥为友的胤禧. 中国网 [ 引用日期 2013-10-01]: 胤禧因为皇父幼子, 故他没有资格也不可能去与年长的哥哥们争夺储位 (康熙帝去世时他才 12 岁). 他自幼便淡泊名利, 无心政治, 而是专心于笔墨丹青的文人雅事. 他善书画, 擅长山水, 花卉, "笔致超逸, 画风清淡", 山水得力倪瓒, 时人评为"本朝宗藩第一". 亦能诗, 高宗 (乾隆帝) 列其诗"国朝诗别裁之首, 以代钱谦益者." 集有 《 花间堂诗钞 》《 紫琼崖诗钞 》 等
  3. ^ Nguyên văn: 朕之诸幼弟, 朕向来不能深知. 从前曾据怡亲王奏称, 二十一阿哥允禧立志向上, 且深知感朕之恩, 恭敬之念出於至诚
  4. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 220, Liệt truyện thất”. 二十四年十二月, 以皇六子永瑢为之後, 封贝勒. 三十七年, 进封质郡王. 五十四年, 再进亲王. 永瑢亦工画, 济美紫琼, 兼通天算. 五十五年, 薨, 諡曰庄. 子绵庆, 袭郡王. 绵庆幼聪颖, 年十三, 侍高宗避暑山庄校射, 中三矢, 赐黄马褂, 三眼孔雀翎. 通音律. 体孱弱. 嘉庆九年, 薨, 年仅二十六. 仁宗深惜之, 赐银五千, 諡曰恪. 子奕绮, 袭贝勒. 道光五年, 坐事, 罚俸. 十九年, 夺爵. 二十二年, 卒, 复其封. 子孙循例递降, 以镇国公世袭.