Kế hoàng hậu

Hoàng hậu thứ hai của vua Càn Long
(Đổi hướng từ Kế Hoàng hậu)

Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu (chữ Hán: 清高宗繼皇后, 11 tháng 3, năm 1718 - 19 tháng 8, năm 1766), Na Lạp thị, là Hoàng hậu thứ 2 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Trong Thanh sử cảo, bà được gọi là Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị (皇后烏拉那拉氏), sử Triều Tiên gọi là Thanh Cao Tông Hoàng hậu (清高宗皇后), các sách đương thời gọi Na Lạp Hoàng hậu (那拉皇后) hay Nạp Lan Hoàng hậu (納蘭皇后)[Chú 1].

Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu
清高宗繼皇后
Càn Long Đế Hoàng hậu
Bức chân dung được cho là Kế Hoàng hậu của Thanh Cao Tông, hiện trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Dole, Pháp
Hoàng quý phi Đại Thanh
(Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự)
Tại vị1 tháng 7 năm 1748
- 2 tháng 8 năm 1750
Đăng quang5 tháng 4 năm 1749
Tiền nhiệmHoàng quý phi Cao thị
Kế nhiệmHoàng quý phi Tô thị
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị10 tháng 7 năm 1750
- 14 tháng 7 năm 1766
Đăng quang2 tháng 8 năm 1750
Tiền nhiệmHiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Thục Duệ Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1718-03-11)11 tháng 3, 1718
Mất19 tháng 8, 1766(1766-08-19) (48 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng28 tháng 9 năm 1766
Minh lâu trong Phi viên tẩm của Thanh Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Không có
Thu hồi sách bảo
Tước hiệuBảo Thân vương Trắc phúc tấn(寶親王侧福晉)
Nhàn phi(娴妃)
Nhàn Quý phi(嫻貴妃)
Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự(皇貴妃攝六宮事)
Hoàng hậu
Hoàng tộcNhà Thanh
Thân phụNa Nhĩ Bố
Thân mẫuLang Giai thị

Từ vị trí Trắc Phúc tấn, Na Lạp thị tấn lên Phi rồi Quý phi. Sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mất, chỉ trong vòng chưa tới 5 tháng, Na Lạp thị đã được Càn Long "tuyên bố" rằng bà sẽ là người kế thừa vị trí Trung cung, phong làm Hoàng quý phi, rồi tạo ra danh hiệu [Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự; 皇貴妃攝六宮事], lễ nghi án theo lễ lập Hậu[1]. Có thể nói quy cách năm đó của Na Lạp thị là điều chưa từng có trong lịch sử nhà Thanh. Sau khi trở thành Hoàng hậu, Na Lạp thị cùng Càn Long Đế ân ái, thường đi theo Hoàng đế tham gia các buổi du tuần quan trọng[2]. Tuy nhiên vào đầu năm Càn Long thứ 30 (1765), khi cùng Càn Long Đế thực hiện Nam tuần, Na Lạp thị đột ngột bị thất sủng và bị đưa về Bắc Kinh. Không lâu sau đó, Càn Long Đế ra chỉ thu hồi toàn bộ sách văn của bà và giam lỏng trong cung.

Quyết định này của Càn Long Đế cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi của lịch sử nhà Thanh. Việc bà bị cấm túc cũng đã dấy lên nhiều dị nghị bất bình trong triều đình lúc bấy giờ. Theo những tài liệu thể hiện, cùng lời giải thích vào năm 1778 của bản thân Càn Long Đế, ngày hôm đó Hoàng hậu Na Lạp thị đã cắt tóc để xuất gia, hành động cắt tóc (tiễn phát) là điều đại kỵ nhất trong quốc tục Mãn Thanh. Khi Na Lạp Hoàng hậu qua đời, Càn Long Đế không ban thụy hiệu, lại án theo lễ Hoàng quý phi mà an táng, dùng [Hoăng; 薨] thay vì [Băng; 崩] dành cho Đế-Hậu để tuyên cáo thiên hạ cái chết của bà. Những điều này đã khiến nhiều triều thần phản đối, có quan viên vì ngăn cản mà bị lưu đày. Rất nhiều lời đồn và nghi vấn về sự kiện này trong nhân gian, đặc biệt nhất là trong chuyến tuần du Giang Nam, chủ yếu xoay quanh việc Càn Long Đế định cho các kỹ nữ nhập cung khiến cho Hoàng hậu nổi giận mà cắt tóc.

Trong tờ tấu thỉnh an được trưng bày tại bảo tàng Nam Kinh vừa được công bố triển lãm, có nội dung liên quan đến sự việc của Hoàng hậu. Cũng trong năm xảy ra việc, Càn Long Đế mệnh các Nội đại thần của Nội vụ phủ kiểm soát gắt gao hành tung của Hoàng hậu khi hạ lệnh giam lỏng bà, còn bắt tra khảo 3 vị cung nữ phục vụ bà ngay cái đêm mà Hoàng hậu cắt tóc. Chung quy, theo tờ thỉnh an chiết, thì đến cuối cùng Càn Long Đế cũng không hề biết được nguyên nhân vì sao Hoàng hậu đã làm vậy.

Thân thế

sửa

Dòng dõi

sửa

Cao Tông Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, sinh ngày 10 tháng 2 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 57. Trong sách Thanh sử cảo, bà được gọi là [Ô Lạp Na Lạp thị; 烏拉那拉氏], nhưng đúng ra bà phải được gọi là [Huy Phát Na Lạp thị; 輝發那拉氏], do dòng tộc bà là hậu duệ của Huy Phát Bối lặc Vương Cơ Trử.

Theo Khâm định Bát Kỳ thông chí (钦定八旗通志) và Bát Kỳ Mãn Châu thị tộc tông phổ (八旗满洲氏族通谱), dòng tộc của bà là Huy Phát Na Lạp thị vốn mang họ Na Lạp thị, sống tại vùng đất tên Huy Phát. Đất Huy Phát là khởi thủy bởi Huy Phát Bối lặc Vương Cơ Trử, xét là Mãn Châu Tương Lam kỳ thuộc Hạ Ngũ kỳ xuất thân. Nguyên gốc dòng họ của Hoàng hậu cần phải giải thích khá phức tạp, bổi vì vốn dĩ họ [Na Lạp thị] là một dòng dõi cổ xưa của người Nữ Chân, đã có ghi chép cuối thời nhà Đường, sang thời nhà Minh thì sinh ra 4 bộ lớn ở Hải Tây, tất cả đều mang họ Na Lạp thị, nên gọi [Na Lạp tứ bộ]. Bốn bộ ấy bao gồm: Diệp Hách, Ô Lạp, Cáp ĐạtHuy Phát.

Vấn đề gọi họ

sửa

Căn cứ nghiên cứu của Quất Huyền Nhã[3], trong 4 bộ tộc của Na Lạp thị thì có sớm nhất là Ô Lạp, sau một nhánh tộc Na Lạp đất Ô Lạp di cư sang Cáp Đạt, hình thành nên hai nhánh lớn của Na Lạp thị là dòng "Ô Lạp Na Lạp thị" và "Cáp Đạt Na Lạp thị"[Chú 2]. Ngoài ra nếu trong lãnh thổ có một địa danh do họ [Na Lạp thị] cai quản, cũng lấy tên địa danh gọi thành tông tộc, như [Trương Na Lạp thị]. Về sau, có một người Mông Cổ tên Tinh Căn Đạt Nhĩ Hán (星根達爾漢), nguyên dòng dõi Thổ Mặc Đặc thị, xuất quân tiêu diệt Trương Na Lạp thị, phát hiện địa phương này lấy họ Na Lạp thị làm thủ lĩnh, cũng bèn đổi họ của mình qua Na Lạp thị, gọi là [Thổ Mặc Đặc Na Lạp thị]. Về sau, Thổ Mặc Đặc Na Lạp thị di cư đến đất Diệp Hách, hình thành nên dòng tộc "Diệp Hách Na Lạp thị" danh tiếng. Tương tự như vậy, Hắc Long giang Nữ Chân có một chi là "Ích Khắc Đắc Lý thị", thủ lĩnh là một đôi anh em tên Ngang Cổ Lý (昂古里) và Tinh Cổ Lực (星古力), đem toàn bộ bộ tộc đến địa phương tên Trương. Địa phương có đại bộ chủ, tên Cát Dương Cát Thổ Mặc Đồ (噶揚噶土墨圖), họ Na Lạp thị, chịu trợ giúp hai anh em, nên hai anh em từ đó sửa họ lại thành Na Lạp thị. Về sau hậu duệ Tinh Cổ Lực di cư đến Huy Phát, phát kiến ra Huy Phát quốc, là ngọn nguồn của "Huy Phát Na Lạp thị". Do tính chất phân nhánh như vậy của Na Lạp thị, các chi Na Lạp thị luôn tự xưng mình là dòng dõi cổ nhất trong 4 chi, tức Ô Lạp Na Lạp thị.

Cho nên đáng lý ra, Kế Hoàng hậu phải được gọi là "Hoàng hậu Huy Phát Na Lạp thị", nhưng dòng dõi của bà vẫn tự xưng là Ô Lạt Na Lạp thị, đây cũng là vì các gia tộc Mãn Châu luôn có hiện tượng "leo lên", tức là các bộ tộc ít tiếng tăm hơn đều tự xưng là thân thuộc của dòng họ có tiếng hơn, ở đây là Ô Lạt. Trường hợp này tương tự Giác La thị, đương thời có: Ái Tân Giác La thị, Y Nhĩ Căn Giác La thị, Tây Lâm Giác La thị, Thư Thư Giác La thịGia Mộc Hồ Giác La thị, ngoại trừ Ái Tân Giác La là hoàng thất, thì Y Nhĩ Căn Giác La thị là dòng họ có nhiều danh tiếng nhất, nên trong sách phong hoặc truyện ký, hậu duệ Thư Thư Giác La thị và Gia Mộc Hồ Giác La thị thường xuyên tự nhận mình là Y Nhĩ Căn Giác La, dù thực tế chẳng có liên quan gì. Bên cạnh đó, Ô Lạt hay Huy Phát, Diệp Hách đều là tên địa phương, trong nhiều trường hợp có thể bỏ hẳn mà không cần ghi, do đó đương thời bà chỉ được gọi là "Na Lạp thị" mà thôi.

Như vậy xét ra, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị không cùng dòng dõi với Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu - nguyên phối của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế; cũng như không hề liên quan đến gia tộc Ô Lạp Na Lạp thị của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu.

Gia thế

sửa

Nếu chỉ xét về nguồn gốc, dòng dõi của Kế Hoàng hậu là dòng dõi của Huy Phát Quốc chủ Na Lạp thị, nếu chỉ xét đến gốc gác thì gia cảnh của bà rất cao[4]. Cao tổ phụ là Mãng Khoa (莽科), là cháu nội của Huy Phát Bối lặc Vương Cơ Trử, cùng thế hệ với vị Bối lặc cuối cùng của Huy Phát quốc, Bái Âm Đạt Lý. Mãng Khoa dẫn tông tộc nhập Mãn Châu kỳ, phân phó ở Tương Lam kỳ, qua các đời được thế tập[Chú 3] chức vụ [Tá lĩnh; 佐领], thuộc hàng Tứ phẩm. Mãng Khoa sinh La Hòa (罗和) nhậm chức Phó Đô thống. La Hòa sinh ra La Đa (罗多) nhậm chức Hộ quân Tham lĩnh và Na Nhĩ Bố (那爾布) nhậm chức Tá lĩnh. Na Nhĩ Bố là cha thân sinh ra Na Lạp thị, từng giữ chức ở Thịnh Kinh, do đó rất có thể Na Lạp thị sinh ra tại đây. Chính thất và cũng là mẹ của Na Lạp thị là Lang Giai thị (郎佳氏), ngoài Na Lạp thị còn sinh ra một con trai tên Nột Lý (讷里), Nột Lý sinh ra Nạp Tô Khẳng (纳苏肯; cũng phiên Nột Tô Khẳng 讷苏肯).

Suy xét về gia thế, gia đình của Kế Hoàng hậu không hề thấp kém, nhưng cũng không xem là quá vinh quý. Tổ phụ đảm nhiệm Phó Đô thống, bá phụ đảm nhiệm Hộ quân Tham lĩnh, tuy xem là cao cấp quan viên, song xét với Thượng thư hay Đô thống vẫn là có chênh lệch. Tuy vậy, cha bà được tập tước Tá lĩnh, mà ở xã hội Mãn Châu, tầng lớp cai trị rất xem trọng thể thức "Thế quản Tá lĩnh", và "Thế tước thế chức"; biểu thị cho địa vị của dòng tộc trong xã hội Mãn Châu khi đó. Trong đó, Thế tước thế chức biểu thị địa vị gia tộc có công lao khai quốc mà được thụ phong, còn Thế quản Tá lĩnh lại biểu thị dòng dõi có truyền thống và gốc gác cao. Đấy là bởi vì để có được chức Tá lĩnh, thông thường đều là từ tầng lớp giai cấp ["Bộ trưởng"] (nghĩa là tộc trưởng của một bộ tộc) của người Nữ Chân khi xưa, vì những Bộ trưởng sau khi nhập kỳ mới đủ tư cách có chức Tá lĩnh. Người Mãn có tư duy tôn sùng "Bộ trưởng" đặc biệt cao, nhất là giai đoạn đầu thời kì nhập quan. Khi Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế chọn lập Hoàng hậu, tính chọn cháu gái Sách Ni, thì Ngao Bái không đồng tình, mà nên chọn con gái của Át Tất Long. Vì bởi lẽ, Sách Ni tuy là phụ chính đại thần, quan hàm cao quý, song xuất thân Hách Xá Lý thị rất thấp, chỉ là Hải Tây bộ nhân, không có chức Bộ trưởng hay Lộ trưởng, trong khi đó Át Tất Long xuất thân Nữu Hỗ Lộc thị cao quý, thế tập Lộ trưởng của Anh Ngạch địa phương.

Điều này không có nghĩa gia đình của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị là có địa vị cực cao, nếu tính ra thì tuy dòng dõi Huy Phát quốc chúa, song gia đình bà không thuộc chi gần bằng gia tộc của Thông Quý (通貴) thuộc Tương Hồng kỳ, cũng là tử tôn của Vương Cơ Trử, chi tộc này có Thế quản Tá lĩnh lẫn Thế tước truyền đời. Nên là nếu xét dòng dõi thì Na Lạp thị rất sang trọng và có gốc gác, nhưng gia tộc lại không mấy hiển hách khá giả. Đó là điểm khác biệt khi xét về dòng dõi và gia thế của người Bát kỳ.

Nhập cung làm phi

sửa

Na Lạp thị nguyên xuất thân là Mãn Châu Tương Lam kỳ, tức [Kỳ phân Tá lĩnh] hay [Ngoại Bát kỳ], do đó theo lệ sẽ tham gia trong các đợt Bát kỳ tuyển tú, và trong đợt ấy bà đã được chọn làm Trắc Phúc tấn[Chú 4] của Bảo Thân vương Hoằng Lịch - chính là Càn Long Đế sau này.

Vào thời gian trước vì tư liệu khiếm khuyết, thời điểm Na Lạp thị được chỉ định không xác định rõ. Căn cứ vào tư liệu tuyển tú, năm Ung Chính thứ 5 (1727) tiến hành Bát kỳ tuyển tú, cùng với dựa theo thường quy suy tính ba năm một lần dưới triều Ung Chính, thì các mốc tuyển tú còn lại sẽ là: năm thứ 2 (1724), năm thứ 8 (1730) và năm thứ 11 (1733). Dựa theo bản thân Càn Long Đế về sau cũng từng nói: "Tự Hoàng khảo khi ban làm Trắc thất phi của Trẫm, hơn 20 năm tới nay", cộng thêm tính thời gian trong chỉ dụ vào năm Càn Long thứ 15 (1750), thì trước khi có tư liệu của Quất Huyền Nhã, nhiều nhận định cho rằng Na Lạp thị lại ở đợt tuyển tú năm Ung Chính thứ 8 (1730) nhập cung, tuy nhiên dựa theo cứ liệu trước mắt, Na Lạp thị ở năm Ung Chính thứ 12, mùa xuân, mới được chỉ định làm Trắc Phúc tấn cho vua Càn Long. Theo đó, Na Lạp thị được ban hôn vào ngày 4 tháng 2 năm ấy, đến ngày 8 tháng 11 thì thành hôn[5].

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8 (âm lịch), Thanh Thế Tông Ung Chính Đế băng hà. Ngày 3 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, Bảo Thân vương Hoằng Lịch nối ngôi, sử gọi [Càn Long Đế]. Cùng ngày hôm ấy, dụ tôn Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, lập Đích phúc tấn Phú Sát thị làm Hoàng hậu. Ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm ấy, Càn Long Đế mới quyết định danh vị cho phi tần. Hoàng đế ra chỉ dụ tấn Trắc phúc tấn Na Lạp thị là Phi, cùng ngày đ Trắc phúc tấn Cao thị được dụ tấn Quý phi, đứng đầu chúng tần phi và trên Na phi. Ngoài ra còn có Cách cách Tô thịCách cách Hoàng thị đều phong Tần, Cách cách Kim thị phong làm Quý nhân, còn Cách cách Hải thị cùng Cách cách Trần thị làm Thường tại.

Năm Càn Long thứ 2 (1737), ngày 4 tháng 12, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Lễ Bộ Thượng thư Tam Thái (三泰) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Đại Kỳ (岱奇) làm Phó sứ, tuyên chỉ sách phong Phi Na Lạp thị phong hiệu là Nhàn phi (娴妃)[6]. Theo Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ soạn thảo, “Nhàn” theo Mãn văn là 「Elehun」, ý là “Điềm nhiên”, “Thản nhiên”, “Điềm tĩnh”.

Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (âm lịch), Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Quý phi Cao thị làm Hoàng quý phi. Bên cạnh đó Hoàng đế cũng quyết định đại phong hậu cung, tấn phong Nhàn phi Na Lạp thị, Thuần phi Tô thị đều trở thành Quý phi, Du tần lên Phi, Ngụy Quý nhân lên Tần[7]. Nguyên văn lời dụ năm ấy:

Càn Long năm thứ mười. Ất sửu. Tháng giêng. Ất vị. Dụ, trẫm phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Quý phi sinh ra nơi vọng tộc, tá trì hậu cung, hiếu kính tính thành, Ôn cung tố trứ, nay tấn phong Hoàng quý phi. Dĩ chương thục đức. Nhàn phi, Thuần phi, Du tần, Ngụy Quý nhân. Phụng thị cung đình, thận chuyên uyển thuận. Nhàn phi, Thuần phi tấn phong Quý phi, Du tần tấn phong Du phi, Ngụy Quý nhân tấn phong Lệnh tần. Dĩ chiêu dạ quyến. Khâm thử. Đặc biệt truyền dụ. Cai thuộc cấp ứng với điển lễ. Xét lệ cụ tấu.

Khoảng 2 ngày sau khi có chỉ dụ, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị đã hoăng thệ, Nhàn Quý phi Na Lạp thị bấy giờ có phẩm vị cao thứ nhì trong Hậu cung chỉ xếp sau Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, ngang hàng với Thuần Quý phi Tô thị. Tuy nhiên trong các tài liệu chính thức thì tên của Nhàn Quý phi đứng trước Thuần Quý phi.[8].

Cùng năm vào tháng 2, ngày Giáp Dần, Càn Long Đế dụ trong Nghi trượng của Hoàng quý phi và Quý phi, một số bộ phận dùng màu [Kim hoàng sắc; 金黄色], như vậy thì về cơ bản Hoàng đế đã nâng đãi ngộ của Nhàn Quý phi cùng Thuần Quý phi cao hơn rất nhiều nếu so với các vị Quý phi ở hai thời Khang HiUng Chính, hay thậm chí là so với Tuệ Hiền Hoàng quý phi vừa mất[9].

Ngày 17 tháng 11 (âm lịch) cùng năm, lấy Đại học sĩ Sử Di Trực (史貽直) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu thị lang Giác La Thặc Nhĩ Sâm (覺羅勒爾森) làm Phó sứ, sách phong Nhàn phi Na Lạp thị làm Nhàn Quý phi (嫻貴妃).

Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự

sửa

Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 11 tháng 3 (âm lịch), Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, ngôi vị Hoàng hậu do đó để trống. Ngày 1 tháng 7 (âm lịch) cùng năm ấy, chỉ khoảng 4 tháng sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mất, Càn Long Đế ra một đạo chỉ dụ dẫn một phần ý chỉ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, tuyên bố hậu cung không thể vô chủ, mà Nhàn Quý phi đoan trang huệ hạ, rất xứng kế vị, nhưng niệm đi tình cảm với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, nên khảo trước tiền lệ triều Minh cùng lễ sách lập Đổng Ngạc Hoàng quý phi thời Thuận Trị, trước tiên tấn phong Nhàn Quý phi Na Lạp thị lên Hoàng quý phi. Trong đạo chỉ dụ, Càn Long Đế còn tuyên bố sau 27 tháng mãn tang Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, sẽ lập Hoàng quý phi Na Lạp thị làm Hoàng hậu, kế nhiệm Trung cung một cách chính thống[10]. Thực tế, trước đó vào ngày 21 tháng 4 (âm lịch), tức chỉ vừa 1 tháng sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, đã xuất hiện ghi chép từ Nội vụ phủ đề cập đến [Hoàng quý phi cùng các tần phi đến Tĩnh An trang Tấn cung], được công bố trong tập hồ sơ đã xuất bản Thanh đại Ung Hòa cung đương án sử liệu (清代雍和宫档案史料)[Chú 5]. Đoạn hồ sơ nói đến việc Càn Long Đế đến đích thân tưới rượu lễ cho Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, và đám người Hoàng quý phi trở xuống được các Thái giám lĩnh sự và Thái giám ở Ung Hòa cung, Dực Khôn cung, Vĩnh Thọ cung cùng Trữ Tú cung tháp tùng.

Tước vị [Hoàng quý phi] mà Na Lạp thị hưởng hoàn toàn không giống bình thường, bởi vì đãi ngộ cùng đặc ân hưởng của Na Lạp thị đều án theo mọi nghi lễ của Hoàng hậu, cũng có thể thống lĩnh lục cung với tư cách của Hoàng hậu[Chú 6], Càn Long Đế đặc biệt gọi đấy là Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự (皇貴妃攝六宮事).

Đoạn đặc dụ ấy có nội dung:

Ngày 5 tháng 4 sang năm (1749), lấy Đại học sĩ Lai Bảo (來保) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Hải Vọng (海望) làm Phó sứ, chính thức tiến hành đại lễ sách phong Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự. Ngày 8 tháng 4, dâng thêm huy hiệu cho Sùng Khánh Từ Tuyên Hoàng thái hậu, thêm hai chữ [Khang Huệ; 康惠][11]. Chiếu cáo thiên hạ[12].

Theo ghi chép, lễ sách phong của Hoàng quý phi Na Lạp thị không giống Hoàng quý phi bình thường, mà đều tương đồng với Hoàng hậu như cử hành chiếu cáo thiên hạ việc sách lập Hoàng quý phi[13], khiển quan viên tế cáo Thái Miếu, Phụng Tiên điện cùng Viên khâu, Phương trạchXã tắc. Cùng năm đó, Gia phi Kim thị được lên Quý phi, các phi tần khác như Lệnh tần Ngụy thị, Thư tần Diệp Hách Na Lạp thịQuý nhân Trần thị cũng đều thăng lên 1 cấp, nhưng cả 4 người này chỉ hưởng lễ tế cáo Thái Miếu Hậu điện cùng Phụng Tiên điện[14]. Đây là một đại lễ rất đáng chú ý, bởi vì nhà Thanh chỉ dùng tế cáo trời đất, xã tắc cho dịp trọng đại, điều này cho thấy địa vị rất đặc biệt của Na Lạp thị, tất cả đều ngang với Trung cung[15]. Ngoài ra, căn cứ Khâm định Đại Thanh hội điển tắc lệ hoàn thành vào năm Càn Long thứ 29 (1764), khi phong Na Lạp thị làm Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự, vua Càn Long đã dùng chữ [Sách lập; 册立] dành cho Hoàng hậu, thay vì [Sách phong; 册封] dành cho một phi tần, các sách về sau mới dần sửa thành "Sách phong", như sách văn phía trên là được ghi theo Hội điển được soạn vào thời Gia Khánh[16]. Theo điển chế nhà Thanh, Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự Na Lạp thị là vị Hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu [Minh hoàng sắc; 明黄色] - loại màu vàng tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi Hoàng thái hậu, Hoàng đế cùng Hoàng hậu. Từ đó về sau, việc Hoàng quý phi triều Thanh có phẩm phục mang màu vàng này mới thành điển lệ.

Bên cạnh những đãi ngộ đặc thù trên, Hoàng quý phi Na Lạp thị còn được hưởng hành lễ và biểu dâng. Ngày hôm sách lập Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự còn cử hành lễ ăn mừng dâng tôn hiệu cho Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Hoàng đế nhân dịp sách lập Na Lạp thị mà chiếu cáo thiên hạ, trong chiếu thư có 18 hạng mục lớn nhỏ. Bên cạnh đó ông còn khiển quan tế cáo Sông, Núi cùng Thần linh và Lịch đại đế vương trong các thần miếu[17][18]. Buổi lễ sách lập tổ chức theo quy mô lập Hậu, do đó có đại lễ khánh hạ, triệu tập Tần phi cùng Công chúa, Phúc tấn và Cáo mệnh phu nhân trật Tam phẩm trở lên đều vào Giao Thái điện hướng đến trước Na Lạp thị tiến hành đại lễ bái lạy được gọi là "Lục túc tam quỳ tam bái" (六肃三跪三叩禮), một loại hành lễ mà mệnh phụ chỉ dùng khi chúc mừng Hoàng thái hậu và Hoàng hậu. Còn các Vương công đại thần, Văn võ bá quan mặc áo Mãng bào chúc mừng tại Thái Hòa điện[19].

Trước Na Lạp thị, chỉ có Đổng Ngạc Hoàng quý phiHiếu Ý Nhân Hoàng hậu được cử hành lễ sách phong Hoàng quý phi (trường hợp Đôn Túc Hoàng quý phi và Tuệ Hiền Hoàng quý phi đều bệnh nặng không thể cử hành lễ mà chỉ có chỉ dụ tấn phong). Mặc dù lễ của Đổng Ngạc thị cũng được ghi nhận ra sức long trọng như chiếu cáo thiên hạ cùng lệnh gia tôn thêm huy hiệu cho Hoàng thái hậu, hay dùng cụm từ [sách lập] thay vì [sách phong], nhưng lễ của Na Lạp thị lại được Càn Long Đế tổ chức không khác lễ sách lập Trung cung Hoàng hậu về mặt hình thức, ngoài ra còn tuyên bố thẳng trong chiếu dụ rằng sau khi mãn tang Đại hành Hoàng hậu sẽ được sách lập làm Kế hậu. Về sau, khi Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu được phong Hoàng quý phi cũng án theo Na Lạp thị, gọi là [Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự] nhưng lễ sách phong và việc chiếu cáo thiên hạ đều gộp chung khi tổ chức sách lập Hoàng hậu.

Trong lịch sử nhà Thanh, Na Lạp thị là một trong ba vị Hoàng quý phi được đảm nhiệm mọi việc ở hậu cung như một Hoàng hậu chân chính bên cạnh Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu và Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu[cần dẫn nguồn]. Bà cũng là vị đầu tiên và một trong ba vị được tấn phong Hoàng quý phi để kế nhiệm vị trí Trung cung Hoàng hậu, sau bà là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu và Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu.

Hoàng hậu Đại Thanh

sửa

Năm Càn Long thứ 15 (1750), ngày 10 tháng 7, Càn Long Đế xuống chỉ dụ lập Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự làm Hoàng hậu[20][21]:

Chỉ dụ này chỉ định vào ngày 10 tháng 7, Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự Na Lạp thị đã chính thức trở thành Hoàng hậu, chỉ cần đợi lễ sách lập nữa là hoàn thành. Nhưng thực tế ngay từ tháng giêng đầu năm, một bộ phận hồ sơ cung đình đã dùng danh xưng [Hoàng hậu] để gọi bà, hơn nữa lễ Thiên thu (sinh nhật) của bà cũng đã sớm án theo lễ Hoàng hậu mà tiến hành[22]. Như vậy có thể thấy, Na Lạp thị chưa đầy năm đã hoàn toàn được hưởng quy cách Hoàng hậu, việc chọn ngày làm lễ sách lập rốt cuộc cũng chỉ là hình thức.

Ngày 2 tháng 8 (âm lịch) cùng năm, lấy Đại học sĩ Phó Hằng làm Chính sứ, Đại học sĩ Sử Di Trực làm Phó sứ, tuyên sách lập Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi Na Lạp thị trở thành Hoàng hậu. Cùng dịp ấy, lại dâng thêm huy hiệu cho Sùng Khánh Từ Tuyên Khang Huệ Hoàng thái hậu, thêm hai chữ [Đôn Hòa; 敦和]. Chiếu cáo thiên hạ[23][24][25][26][27].

Từ khi được tấn dụ làm Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi năm Càn Long thứ 13, vào ngày 30 tháng 7 (âm lịch) cùng năm, gia đình bà đã nhập Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, còn đạt được đặc phong tước vị "Thừa Ân hầu" (承恩侯). Đến khi vừa lập làm Hoàng hậu, cha bà được truy phong làm "Nhất đẳng Thừa Ân công" (一等承恩公), mẹ bà trở thành công phu nhân. Cháu trai bà Nạp Tô Khẳng, trước đó vào ngày 11 tháng 4 (âm lịch) trong năm ấy, chỉ tầm 1 tháng sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, đã được Càn Long Đế phong cho chức Càn Thanh môn thị vệ, khi Na Lạp thị trở thành Hoàng hậu, thì được tiếp nhận tước vị "Nhất đẳng hầu" (一等侯), thế tập truyền đời.

Năm Càn Long thứ 17 (1752), ngày 25 tháng 4 (tức ngày 7 tháng 6 dương lịch), giờ Dần, Hoàng hậu sinh hạ Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ. Sang năm sau, ngày 23 tháng 6 (tức ngày 23 tháng 8 dương lịch), giờ Dần, Na Lạp thị lại sinh hạ Hoàng ngũ nữ. Năm Càn Long thứ 20 (1755), 22 tháng 4 (âm lịch), Hoàng nữ mất khi mới 2 tuổi, lúc này Hoàng hậu Na Lạp thị đang mang thai. Cùng năm ấy, vào ngày 21 tháng 12 (tức ngày 2 tháng 1 sang năm 1756), giờ Mão, sinh hạ Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh (永璟). Ngày Hoàng tử Vĩnh Cơ hạ sinh, Càn Long Đế chỉ vừa cùng Hoàng hậu hồi cung có mấy ngày, và ông đã làm một việc rất hiếm khi làm, là không tự mình đến Sướng Xuân viên thỉnh an Sùng Khánh Hoàng thái hậu, mà chỉ đặc phái Thái giám đến và báo tin mừng việc hạ sinh Hoàng tử. Đối với một Càn Long Đế luôn hiếu thuận và không ngừng đích thân thỉnh an Hoàng thái hậu, có thể thấy việc sinh hạ Vĩnh Cơ đối với Càn Long Đế là một việc đại hỉ, còn báo với các đại thần cùng ông "cùng vui"[28]. Càn Long Đế cũng đích thân viết thơ mừng về việc con trai sinh ra. Tựa bài thơ là Thị triều toàn tất nghệ Sướng Xuân viên vấn an toại chí Côn Minh hồ thượng ngụ mục hoài hân nhân thi ngôn chí (视朝旋跸诣畅春园问安遂至昆明湖上寓目怀欣因诗言志), dịch nôm na là “Sau khi lâm triều đi Sướng Xuân viên thỉnh an rồi dạo hồ Côn Minh, thấy cái gì cũng vui nên đem niềm vui viết thành bài thơ", cho thấy ngày Hoàng hậu hạ sinh Vĩnh Cơ, đối với Càn Long Đế là một niềm hạnh phúc to lớn như thế nào.

Chỉ hơn 7 tháng sau cái chết của công chúa, Na Lạp thị hạ sinh con trai thứ hai. Hoàng tử được mang thai khi Na Lạp Hoàng hậu đang cùng Càn Long Đế trú tại Viên Minh Viên. Ngày Hoàng tử Vĩnh Cảnh ra đời, Khởi cư chú thời Càn Long chuyên ghi chép công việc Hoàng đế xử lý [trống rỗng], ngoài việc vấn an Sùng Khánh Hoàng thái hậu. Sách Thanh thực lục vào ngày hôm ấy cũng chỉ ghi duy nhất một việc:"Các vị đại thần Quân Cơ xứ nghị trình, tướng quân Phúc Châu là Tân Trụ tấu xin định nhiệm vụ cho lính đồn trú ở Phúc Châu (tỉnh lược nội dung tấu chương...). Càn Long Đế dụ: Y nghị"[29]. Khởi cư chú bình thường đều dày đặc chữ, nhưng riêng ngày Hoàng tử Vĩnh Cảnh ra đời thì gần như trống trơn, có nghĩa là Càn Long Đế hôm ấy không lâm triều cũng không phê tấu chương.

Đột ngột thất sủng

sửa

Năm Càn Long thứ 30 (1765), tháng 1, Na Lạp Hoàng hậu đi cùng Càn Long Đế trong lần du hành xuống phương Nam lần thứ 4, còn có 5 vị phi tần khác là Lệnh Quý phi Ngụy thị, Khánh phi Lục thị, Dung tần Hòa Trác thị, Vĩnh Thường tại Uông thị và Ninh Thường tại[30]. Đoàn du hành đi qua Dương Châu, Tô Châu, Giang Ninh trong vỏn vẹn một tháng trời.

Trong chuyến tuần du này, hết thảy mọi việc đều diễn ra bình thường, Càn Long Đế vẫn còn rất sủng ái Hoàng hậu, thậm chí Càn Long Đế còn tổ chức buổi tiệc sinh nhật linh đình cho bà (tức ngày 10 tháng 2), năm đó vừa 48 tuổi. Nhưng kể từ ngày 18 tháng 2 về sau cho đến tận khi kết thúc Nam tuần, Hoàng hậu Na Lạp thị đều không còn xuất hiện nữa[31]. Sau này mới biết được, căn cứ tài liệu về chỉ dụ của triều Thanh, chính ngày 18 tháng 2 ấy, Càn Long Đế đã bí mật phái Ngạch phò Phúc Long An (福隆安), chồng của Hòa Thạc Hòa Gia công chúa, đích thân đưa Na Lạp Hoàng hậu về Bắc Kinh bằng đường thủy[32][33]. Tháng 4, sau khi đoàn Nam Tuần trở về, Càn Long Đế bắt đầu cắt giảm người hầu của Na Lạp Hoàng hậu, nhưng vẫn giữ cung phân. Đến ngày 14 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, Càn Long Đế ra chỉ dụ thu hồi 4 kim sách đã ban cho bà trước đây. Bên cạnh đó, Hoàng đế còn từng bước cắt giảm số cung nữ theo hầu bà, và đến tháng 7 thì chỉ còn có hai người cung nữ bên cạnh Hoàng hậu. Tuy nhiên Hoàng đế vẫn giữ lại 10 Thái giám có nhiệm vụ giám sát.

Năm Càn Long thứ 31 (1766), ngày 14 tháng 7 (âm lịch), giờ Mùi, Hoàng hậu Na Lạp thị qua đời, chung niên 49 tuổi[34]. Bà được ghi nhận là bệnh rất nặng vào tháng 6 năm đó, tuy nhiên Càn Long Đế vẫn không hoãn chuyến đi nghỉ hè ở sơn trang Thừa Đức[35]. Việc bà qua đời ở Dực Khôn cung hay Vĩnh Hòa cung vẫn còn nghi vấn, vì theo ghi chép việc đưa than theo phân lệ, vào ngày Na Lạp thị qua đời thì Vĩnh Hòa cung ngừng đưa than, do đó không ít nhận định Na Lạp thị qua đời tại Vĩnh Hòa cung. Tuy nhiên, vì sao khi về kinh sư, Càn Long Đế đem Hoàng hậu giam ở hậu viện Dực Khôn cung, mà đến khi qua đời thì bà lại ở Vĩnh Hòa cung cũng gây tranh cãi.

Khi Hoàng hậu Na Lạp thị mất, Càn Long Đế đang ở Mộc Lang Vi Trường (木蘭圍場) săn thú. Ông không phản ứng bi ai, cũng không dừng chuyến đi săn lại mà chỉ sai Hoàng tử Vĩnh Cơ về Tử Cấm Thành chịu tang[36][37]. Ngày hôm sau (15 tháng 7), Càn Long Đế ra chỉ dụ, đại khái ý tứ như sau:

Nhìn chung, Càn Long Đế ý nói Na Lạp Hoàng hậu qua đời là do không có phúc phận, không tiện cử hành đại tang như Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu năm xưa, nên dụ cho Nội vụ phủ tiến hành an táng theo nghi thức dành cho Hoàng quý phi, vào Phi viên tẩm của Dụ lăng, chôn vào Minh lâu to nhất trong viên tẩm, bên cạnh quan tài của Thuần Huệ Hoàng quý phi. Gia đình Na Lạp thị khi Na Lạp Hoàng hậu thất sủng cũng bị cưỡng chế đổi trở lại thành Mãn Châu Tương Lam kỳ, tước vị "Thế quản Tá lĩnh" cũng bị tước bỏ, đổi lại thành "Công trung Tá lĩnh". Gia đình của Hoàng hậu từ đó trở nên xuống dốc.

Hậu sự

sửa

An táng Minh lâu

sửa
 
Minh lâu - nơi an táng Thuần Huệ Hoàng quý phi.
 
Sơ đồ Phi viên tẩm của Dụ lăng - Na Lạp Hoàng hậu (那拉皇后) được đưa vào Minh lâu, vị trí bên rìa của tòa kiến trúc.

Ngày 28 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, an táng Na Lạp thị vào tòa Minh lâu chung với Thuần Huệ Hoàng quý phi trong Dụ lăng[38].

Theo chỉ dụ của Càn Long Đế, Na Lạp Hoàng hậu chỉ được hưởng tang lễ như một vị Hoàng quý phi. Với danh vị thấp nhất là Phi mà bà từng thụ phong thì bà phải có lăng mộ riêng, tuy nhiên bà chỉ được nhập táng bên trong Minh lâu, nơi vốn là mộ riêng của Thuần Huệ Hoàng quý phi. Theo Đại Thanh hội điển, quan tài Hoàng quý phi là "Tử mộc" (梓木), 35 đạo, khiên bởi 96 người, nhưng theo tài liệu Nội vụ phủ ghi được thì quan tài của Na Lạp thị là "Sam mộc" (杉木), khiêng phu 64 người, xét ra thuộc bậc Tần. Mặt khác, Hoàng quý phi, Quý phi và Phi thì ít nhất phải có bài vị và mộ phần, cùng được phối hưởng trong Viên tẩm Hưởng điện, tế lễ thì tại bên trong điện mà cử hành, chỉ có Tần trở xuống không có thần bài. Nay thì Na Lạp thị không có bài vị, nhập táng vào mộ Thuần Huệ Hoàng quý phi, do đó mộ phần của bà thuộc khu Bảo đính của Minh lâu. Căn cứ Nội vụ phủ hồ sơ ghi lại, toàn bộ tang sự của Na Lạp thị dùng tốn 890 lượng 10 phân 9 li bạc.

Cái chết của bà không được cáo phát chính thức trước triều đình, nên hầu như rất ít người biết được, do vậy cũng không có quốc tang. Về sau người ta mới biết và hồ nghi về nguyên nhân bà chết, thì Càn Long Đế mới ra chỉ dụ giải thích qua loa. Hơn nữa, trong chỉ dụ mà Càn Long Đế phát ra, ông sử dụng việc bà qua đời lại dùng "Hoăng" (薨), mà không phải "Băng" (崩) chuyên dùng cho Đế-Hậu, dù sách Thanh sử cảo về sau vẫn dùng "Băng" cho bà.

Từ [Kế; 继] trong cách gọi không phải thụy hiệu của bà, mà có nghĩa là ["Hoàng hậu kế tiếp"] của Hoàng đế. Bà được biết đến là Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không được truy phong thụy hiệu sau khi qua đời.

Hủy hết chân dung

sửa

Họa sĩ Lang Thế Ninh vào năm Càn Long nguyên niên từng vào triều phụng mệnh vẽ chân dung Hoàng đế, Hoàng hậu và Phi tần. Ta có thể thấy tần phi phẩm phục đều được vẽ, ghi chú đàng hoàng, hẳn là phải có chân dung Na Lạp Hoàng hậu khi còn là Nhàn phi. Hơn nữa khi bà làm Hoàng hậu, tất phải có họa tượng mặc Triều bào toàn thân, thế nhưng tất cả tranh vật như vậy về bà hiện không có, rất có thể khi Na Lạp Hoàng hậu bị thất sủng thì Càn Long Đế đã hủy tranh, thậm chí là bất kì tranh có khuôn mặt bà cũng bị sửa.

Hiện nay bức tranh cho là bà vốn là một bức họa vô danh được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Dole của Pháp,[39] từng nói là Thục Gia Hoàng quý phi khi còn trẻ. Nhưng xét ra trong loạt tranh Tâm tả trị bình (心写治平), loạt tranh chân dung còn khá nguyên vẹn về Càn Long Đế cùng tần phi hồi trẻ cũng có một bức hoạ Gia phi, thì lại không khớp như vậy. Hơn nữa trong loạt tranh của Tâm tả trị bình đều có ghi rõ địa vị từng người, mà tranh này thủ pháp tương tự loạt Tâm tả trị bình nhưng lại không hề xuất hiện trong tranh.

Ngoài ra cũng có suy đoán bức hoạ này là của Vương Trí Thành sở hoạ. Người trong tranh mặc trang phục được cho là của Tần vị, Kim thị từ Gia tần tiến Gia phi chỉ cách 4 năm, dung mạo khó có thể thay đổi nhanh chóng như vậy. Na Lạp Hoàng hậu cũng chưa từng trải qua Tần vị, nên cũng khó có thể khẳng định đây là hình vẽ của bà mà nhiều khả năng là Du Quý phi hoặc Thư phi khi còn trẻ. Tuy vậy ý kiến này vẫn chưa có cơ sở chắc chắn, chính là vì quy chế triều Càn Long thay đổi lớn giữa sơ kỳ và trung kỳ, hơn nữa màu áo trên loạt tranh cũng gây tranh cãi. Ví dụ nhất là trong loạt tranh, vẽ Tuệ Hiền Hoàng quý phi mặc áo vàng Minh hoàng giống Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, mà quy chế Càn Long mãi đến năm thứ 14 mới áp dụng màu này cho Hoàng quý phi, tức rằng loạt tranh này hẳn đã có một cuộc thay đổi lớn về màu sắc nữa. Nên có thể thấy, chỉ nhìn màu sắc trang phục vẫn không thể khẳng định rõ ràng.

Tương quan

sửa

Chỉ chưa đầy một tháng sau cái chết của Tuệ Hiền hoàng quý phi Cao thị, Càn Long Đế đã cho nâng đãi ngộ vị Quý phi của Na Lạp thị cùng Tô thị cao hơn so với khi trước. Rồi đến khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, chưa tới một năm mà Na Lạp thị đã được tuyên bố người kế vị trung cung, lại còn được nhận danh vị chưa từng có là "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự". Không chỉ dừng lại ở đó, Càn Long Đế còn cho sửa sang Nghi trượng của bậc Hoàng quý phi lên rất nhiều: tổng 58 kiện. Đây là lần đầu tiên Hoàng quý phi có Nghi trượng giữ khoảng cách với Quý phi (trước đó Nghi trượng cả hai bậc là như nhau), đồng thời là Hoàng quý phi đầu tiên có Nghi trượng được dùng màu vàng Minh hoàng vốn chỉ dành cho Đế-Hậu.[40]

Cuộc đời của bà đột ngột thay đổi khi xảy ra chuyện trong chuyến Nam Tuần năm ấy. Cách năm, Na Lạp Hoàng hậu liền bạo băng, nhưng Càn Long Đế lại chỉ dùng nghi lễ Hoàng quý phi hạ táng, còn với một quy cách thấp hơn. Cũng bởi vì vậy, khi nghe chiếu dụ thực hiện tang lễ cho Na Lạp Hoàng hậu, có Ngự sử Lý Ngọc Minh (李玉鸣) bất bình, đã cầu xin Càn Long Đế hãy tổ chức tang lễ xứng với địa vị Hoàng hậu của bà. Kết quả, ông bị đày ra biên cương[41]. Khoảng 12 năm sau, năm Càn Long thứ 43 (1778), lại có người tên là Kim Tòng Thiện dâng thư thỉnh Hoàng đế 4 việc; mà trong đó việc thứ hai là cử hành hậu sự cho Na Lạp Hoàng hậu và lập một hoàng hậu mới. Việc này khiến Càn Long ra chiếu dụ dài, trong đó có đề cập liên quan:

Như vậy, lúc đó Na Lạp Hoàng hậu đã cắt tóc, mà theo phong tục Mãn Châu thì việc cắt tóc chỉ khi Hoàng đế hoặc Hoàng thái hậu mất, khép vào đại bất kính, đại bất hiếu[43], và việc Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc như xúc phạm bề trên đã khiến Càn Long Đế nổi giận. Theo lá thư mà Càn Long Đế viết cho cháu trai bà sau sự việc năm đó, Na Lạp Hoàng hậu vào lúc đó đã cắt tóc vì muốn xuất gia.

Nguyên nhân sự việc

sửa

Dân gian đồn đại

sửa

Sự việc xảy ra đối với Na Lạp Hoàng hậu dấy lên rất nhiều cách nhìn, mà nhất là có thể liên quan đến chuyến Nam tuần vào năm ấy của Hoàng đế và Hoàng hậu. Chính điều này đã làm dấy lên nhiều phỏng đoán nghi vấn tại Giang Nam. Giả thiết được lưu truyền nhiều nhất, là do Na Lạp Hoàng hậu phản đối việc Càn Long Đế xuống Giang Nam vi hành, cho rằng ông chỉ xuống để tìm người đẹp để nhập cung, được gọi là Giang Nam liệp diễm (江南猎艳).

Trong lịch sử, Càn Long Đế cũng như Khang Hi Đế rất tích cực Nam tuần, không chỉ vì cảnh đẹp Giang Nam, mà còn vì ở đây nổi tiếng nhiều mỹ nữ như hoa như ngọc. Trong truyền thuyết, khi Nam tuần thì Càn Long Đế từng đến Thanh Phố, Hoài An và sủng hạnh một vài ca nữ xinh đẹp. Có một ca nữ tên Tuyết Như (雪如), khiến Hoàng đế vui thích và rất được chiếu cố. Xong việc, nàng còn được Hoàng đế ban cho rất nhiều thứ như ngọc như ý, trân châu, trâm cài đều tinh xảo. Trên bả vai Tuyết Như có thêu một hình Tiểu đoàn long, nhiều người diễn giải rằng do Hoàng đế hay vuốt ve bả vai nàng, nên lệnh cho đặc biệt thêu lên một hình Tiểu long, mang ý sủng dị. Na Lạp Hoàng hậu tuyệt nhiên không hề biết chuyện này. Khi cả đoàn đến Hàng Châu, Càn Long Đế nổi hứng mặc Thường phục, cải trang làm du khách ăn chơi lên phố, hòng tiếp tục tìm kiếm người đẹp. Na Lạp Hoàng hậu biết được thì bàng hoàng phản đối, thậm chí khóc lóc khuyên can, Càn Long Đế không nghe, thậm chí chửi mắng Hoàng hậu tinh thần không ổn, nên mới bí mật đem bà hồi kinh.

Một truyền thuyết nữa nói rằng, Na Lạp Hoàng hậu cùng Càn Long Đế thực hiện chuyến Nam tuần năm thứ 30, khi đến Kim Lăng, Hoàng đế cùng với đám thần tử sủng ái chạy trên sông Tần Hoài tìm ca kỹ mua vui. Quan viên địa phương muốn lấy lòng Hoàng đế, đã cho sắp xếp một chiếc thuyền hoa tráng lệ, bên trên đầy những kỹ nữ trẻ. Càn Long Đế mừng rỡ, ban thưởng cho quan viên bọn họ, còn cùng các ca kỹ nghe hát nhạc dâm đến hết cả đêm. Hoàng hậu biết được chuyện này, trong lúc mất bình tĩnh, đã đem toàn bộ tóc cắt đi hết. Càn Long Đế trở về thì thấy sự tình, trách mắng Hoàng hậu vô phép thất đức, ghen tuông vô cớ, bèn sai người đưa Hoàng hậu về kinh sư, giam cầm trong cung.

Sách Thanh triều dã sử đại quan (清朝野史大观), một quẩn sách chuyên tổng hợp những chuyện dã sử lưu truyền rộng rãi vào thời Dân Quốc có nhắc đến chuyện Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc làm ni sư ngay tại Hàng Châu, mà không phải quay về cung giam cầm:

Ghi chép đương thời

sửa

Ghi chép về Na Lạp Hoàng hậu trong Thanh sử cảo:

Chuyện Na Lạp Hoàng hậu đột ngột bị giam cầm, được sứ giả người Triều TiênHồng Đại Dung (홍대용), một học giả nổi tiếng ở Triều Tiên ghi lại với tâm thế rất bất bình thay cho Hoàng hậu. Ông từng sang triều Thanh làm sứ thần thời Càn Long, và đã ghi chép một số truyện trong cuốn Ngoại tập yến ký (外集燕记), ông từng ghi chép về sự kiện cấm túc Na Lạp Hoàng hậu như sau:

Trong Văn tự ngục án cung từ (文字狱案供词) của Nghiêm Tăng (严譄), có nói rằng:

Trong Khiếu đình tạp lục (啸亭杂录) cũng có ghi lại chuyện tông thất A Vĩnh A (阿永阿) can gián Càn Long Đế việc đối đãi tệ bạc với Na Lạp Hoàng hậu.

Trong Thanh sử cảo, phần Bộ viện đại thần niên biểu, Tiền Nhữ Thành khuất dưỡng ở năm thứ 30, ngày 3 tháng 5; còn ở Thanh sử liệt truyện (清史列传), truyện về Tiền Nhữ Thành cũng ghi là năm thứ 30, tháng 5 thì xin khuất dưỡng. Tuy cả hai bộ đều không nói rõ nguyên nhân Tiền Nhữ Thành khuất quan, song thời gian đều minh xác, có thể thấy câu chuyện ở Khiếu đình tạp lục thập phần đáng tin. Còn chuyện A Vĩnh A vì can gián mà bị bãi chức, thực sự có ghi lại trong Triều Tiên vương triều thực lục:"Càn Long giam cầm Hoàng hậu, mà Hình bộ Thị lang A Vĩnh A cực lực can gián" (Nguyên văn: 乾隆幽囚皇后,而刑部侍郎阿永阿极谏). Thanh sử cảo ghi chuyện A Vĩnh A, ghi nhận ngày 2 tháng 5 năm Càn Long thứ 30, A Vĩnh A bị khiển cách chức.

Bức thư gửi Nạp Tô Khảng

sửa

Năm Càn Long thứ 30, tức ngay năm xảy ra chuyện, vào ngày 20 tháng 6 (âm lịch), tức khoảng gần 4 tháng sau khi Na Lạp Hoàng hậu bị giam lỏng, Càn Long Đế đã bí mật gửi một bức thư đến Nạp Tô Khảng, cháu trai gọi Na Lạp Hoàng hậu là cô mẫu. Bức thư được phát ra là từ ngày 3 tháng 3 cùng năm, gần 1 tuần sau sự kiện Na Lạp Hoàng hậu.

Nội dung bức thư viết, theo Hán ngữ đã được dịch (do bức thư gốc là theo chữ Mãn):

Ở đây, [Tiễn phát; 翦发], cùng với [Cạo phát; 剃发], tuy dịch ở tiếng Việt nôm na là dùng vật sắt cắt đi mái tóc, nhưng ở ngôn ngữ đa nghĩa như chữ Hán, hơn nữa là chữ Hán diễn đạt văn hóa của người Mãn, thì đây lại là 2 vấn đề một trời một vực, cần phải được giải thích kỹ càng.

  • Cái gọi là [Cạo phát]: chỉ chính là việc hằng ngày cắt tóc, tức cũng gọi "Li phát" (理发). Người nam giới Bát Kỳ triều Thanh bởi vì muốn lưu bím tóc, cho nên yêu cầu thường xuyên chỉnh sửa cắt tóc ở rìa mái. Vào lúc chủ nhân qua đời, hay quốc tang trọng thể, thường yêu cầu 「"Trăm ngày không được cạo phát"」, tức là cấm không được cắt cạo tóc trong vòng 100 ngày diễn ra đại tang, để biểu thị tình trạng ủ rũ không để tâm chỉnh trang tóc tai quần áo, biểu thành kính trọng.
  • Còn như gọi là [Tiễn phát]: trong văn thư cũng gọi "Tiệt phát" (截发), đây là một tập tục cổ của người Mãn Châu. Đó là khi chủ nhân hoặc là tôn trưởng qua đời, các nô tài hoặc vãn bối (nam hay nữ đều được) muốn biểu thị tiếc hận đối với người ấy, liền "Tiễn phát" để tỏ tấm lòng. Việc này có chép lại khi Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế băng hà: 「"Thánh Tổ Nhân Hoàng đế cắt bím tóc, thành phục. Từ Thân vương đến Văn Võ các quan, Cố Luân công chúa, Hòa Thạc phúc tấn, Tông nữ, Tá lãnh, Tam đẳng Thị vệ, Mệnh phụ trở lên, toàn bộ thành phục. Nam trích quan anh, cắt bỏ bím tóc, nữ bỏ trang sức và tiễn phát"; 圣祖仁皇帝截发辫,成服。王以下文武各官,固伦公主、和硕福晋以下宗女,佐领、三等侍卫命妇以上,皆成服。男摘冠缨,截发辫,女去首饰,剪发。」.

Sau sự việc của Na Lạp Hoàng hậu, vào ngày 21 tháng 3 (âm lịch) cùng năm, Càn Long Đế còn ra chỉ dụ khen thưởng Nạp Tô Khảng và dự định thăng quan tước cho ông. Thế nhưng cuối cùng vào tháng 5, Càn Long Đế thu hồi sách bảo của Na Lạp Hoàng hậu, Nạp Tô Khảng cùng toàn gia không lâu sau đó phải từ [Mãn Châu Chính Hoàng kỳ] trở lại [Mãn Châu Tương Lam kỳ].

Nội dung trong Thỉnh an chiết

sửa

Theo lời trong bức thư mà Càn Long Đế gửi và thuật lại, thì khi ấy Na Lạp Hoàng hậu đã [tiễn phát], trong khi Hoàng đế và cả Hoàng thái hậu đều còn sống, hẳn là đã phạm đại kị. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao Na Lạp Hoàng hậu đột nhiên muốn xuất gia, ngay cả Càn Long Đế vẫn không hay biết.

Sự việc này liên quan đến Na Lạp Hoàng hậu còn xuất hiện trong loạt "Chu phê thứ" của Càn Long Đế khi phúc đáp tờ chiết thỉnh an của Thập ngũ a ca Vĩnh Diễm, tức là tờ thiết thỉnh an [Thập ngũ a ca thỉnh an chiết; 十五阿哥请安折] hiện còn trưng bày tại bảo tàng Nam Kinh. Nội dung phúc đáp giữa Càn Long Đế và giữa tổng quản Phan Phượng (潘凤), có nói đến sự kiện Càn Long Đế đã tra hỏi cung nữ 3 người bên cạnh Na Lạp Hoàng hậu, ngay cái hôm mà Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc:

Tổng hợp tư liệu hiện có, Na Lạp Hoàng hậu là đột nhiên có ý định xuất gia, quá trình này đến cả Càn Long Đế cũng không phát hiện ra, cho nên mới đột ngột như vậy. Việc thẩm tra cung nữ đã rời khỏi phòng hôm Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc, chứng tỏ khi vụ việc xảy ra, Na Lạp Hoàng hậu âm thầm làm, do không muốn liên lụy cung nữ nên xua họ ra ngoài, vậy thì căn bản khi Hoàng hậu cắt tóc là Càn Long Đế không có mặt chứng kiến.

Trong chỉ dụ phúc đáp của tờ Thỉnh an chiết, Càn Long Đế suy đoán [Nàng ngày thường rất hận trẫm], lại sai khiến người quan sát Hoàng hậu phản ứng khi tiếp chỉ, lục soát nơi ở của Hoàng hậu tại Viên Minh viên xem có manh mối đáng nghi nào không. Có thể thấy được Càn Long Đế đối với sự việc Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc rất là quan tâm, nhưng dường như cũng không biết được nguyên nhân thật sự nên cho rằng Hoàng hậu "Phát điên".

Hậu duệ

sửa

Hoàng hậu Na Lạp thị có ba người con với Càn Long Đế:

  1. Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ [永璂; 7 tháng 6, năm 1752 - 17 tháng 3, năm 1776], con trai thứ 12 của Càn Long Đế. Dù là đích xuất nhưng cả đời ông không được thụ phong tước hiệu gì. Mãi sang thời Gia Khánh, ông mới được truy tặng làm [Bối lặc; 貝勒].
  2. Hoàng ngũ nữ [皇五女; 23 tháng 7, năm 17531 tháng 6, năm 1755], con gái thứ năm của Càn Long Đế.
  3. Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh (永璟; 2 tháng 1, năm 1756 - 7 tháng 9, năm 1757), con trai thứ 13 của Càn Long Đế. Được an táng vào Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm (端慧皇太子园寝).

Trong văn hóa đại chúng

sửa
Năm Phim điện ảnh và truyền hình Diễn viên Nhân vật
1998 Hoàn Châu cách cách Đới Xuân Vinh Ô Lạp Na Lạp Hoàng hậu
1999 Hoàn châu cách cách 2
2002 Hoàn Châu cách cách 3: Chi thiên thượng nhân gian Khương Lê Lê
Càn Long du Giang Nam Khương Hồng
2004 Càn Long và Hương Phi Ông Hồng
2011 Tân Hoàn Châu cách cách Đặng Tụy Văn
2012 Chân Hoàn truyện Trương Nghiên Ô Lạp Na Lạp Thanh Anh
2013 Họa khuông nữ nhân Phạm Băng Băng Ô Lạp Na Lạp Hoàng hậu
2014 Cung tỏa liên thành Dương Minh Na
2018 Như Ý truyện Châu Tấn Ô Lạp Na Lạp Thanh Anh / Như Ý
Diên Hi công lược Xa Thi Mạn Huy Phát Na Lạp Thục Thận

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Đây là do các dị biệt phiên âm của họ Na Lạp thị.
  2. ^ Điều này tương tự cách gọi các dòng họ lớn ở Trung nguyên, như Thái Nguyên Vương thị chẳng hạn.
  3. ^ Thế tập: truyền lại chức vụ từ đời này sang đời khác
  4. ^ Bát Kỳ tuyển tú còn dùng để tuyển chọn cả thê thiếp cho các Hoàng tử, chứ không hẳn chỉ dùng để tuyển phi tần.
  5. ^ Nguyên văn: 总管内务府为办皇贵妃等位前往雍和宫所需引导等员事咨呈领侍卫内大臣文. 乾隆十三年四月二十日, 二十日,总管内务府衙门咨领侍卫内大臣等,为派殿后侍卫事。乾隆十三年四月二十日派宫殿监副侍王常贵等,执守侍王成来说:本月二十一日,皇贵妃等位自雍和宫前往静安庄,于此骑乘,随行,引导,豹尾班人等皆照例备办,二十一日午时于神武门外伺候。等因,晓示尔处,照例派殿后侍卫。昭总管内务府大臣海望为此咨文。
  6. ^ Thực tế "vai trò" của Hoàng hậu đời Thanh chỉ là lễ nghi và là tấm gương của hậu phi, công tác sinh hoạt hằng ngày đều do cơ quan Nội vụ phủ tiếp quản.
  7. ^ Nguyên văn là [Giai nhi giai phụ; 佳儿佳妇], một thành ngữ tiếng Hán, ý chỉ làm đẹp lòng con cái, con dâu trong nhà.
  8. ^ Nguyên văn [cự hành sách lập; 遽行册立], trong đó "cự" là nhanh chóng, vội vàng.
  9. ^ Cụm này nói đến tình cảm của Càn Long Đế đối với Hiếu Hiền hoàng hậu chưa nguôi ngoai, dù muốn lập Na Lạp thị kế vị Trung cung nhưng mà không nỡ. Nhưng rồi 27 tháng để tưởng niệm Hiếu Hiền hoàng hậu là quá nhanh.
  10. ^ Nguyên văn [Cửu nhi di đốc; 久而弥笃], đây là xuất phát từ Kinh nghĩa thuật văn (经义述闻), hàm ý "Trải qua lâu dài thời gian mà càng thêm thâm hậu, càng thêm trung thực"
  11. ^ Nguyên văn [Tuế thời lệnh tiết; 岁时令节], cụm từ này mô tả một loại tập thể tính tập tục hoạt động. Có lẽ ở đây ý chỉ thời tiết hoặc đại khái là sự vật thời gian trôi qua.
  12. ^ Nguyên văn [Dĩ cập định tỉnh ôn sảnh; 以及定省温凊]. Cụm "Định tỉnh ôn sảnh" nghĩa rằng tỏ vẻ phụng dưỡng cha mẹ cẩn thận tỉ mỉ. Xuất phát từ Lễ ký, phần "Khúc lễ thượng": [Phàm vi nhân tử chi lễ, đông ôn nhi hạ sảnh, hôn định nhi thần tỉnh; 凡为人子之礼,冬温而夏凊,昏定而晨省。]
  13. ^ Có nghĩa là Hoàng đế sẽ đích thân làm chủ tế mọi chuyện này. Nhưng sau khi thảo luận lại, Càn Long Đế thấy khi lập Hiếu Hiền hoàng hậu thì bản thân ông cũng chưa từng đích thân làm, nên cuối cùng chỉ sai quan tế cáo thay mình.
  14. ^ Nguyên văn [中和韶乐], là loại nhạc lễ dùng cho hiến tế, lễ hội cùng hoàng gia hai đời nhà Minh và nhà Thanh.
  15. ^ Tiên (笺): loại tấu sớ tương tự Biểu (表). Đời nhà Thanh, lễ Khánh hạ (tức Lễ ăn mừng) là phải liệt vào dịp Tam đại lễ (Nguyên đán, Đông chí, Vạn thọ), Hoàng đế đăng cơ, tấn lập Hoàng hậu cùng gia tôn huy hiệu cho Thái hậu. Ở lễ Khánh hạ, quan viên đồng loạt cung tiến Hoàng đế cùng Hoàng thái hậu tờ chúc mừng mang tên [Biểu; 表], còn với Hoàng hậu gọi là [Tiên; 笺].
    Na Lạp thị sách lập Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự, các lễ nghi đều như Hoàng hậu, nên khác với bình thường.
  16. ^ Nguyên văn: 乾隆三十一年七月十五日,正在木兰狩猎的皇帝发了一道上谕
  17. ^ Từ Hoăng (薨) mà Càn Long Đế dùng vốn chỉ dành cho phi tần và hoàng tử, công chúa; dùng để chỉ sự qua đời. Hoàng hậu cũng như Hoàng đế, khi qua đời đều dùng Băng (崩). Có thể thấy Thanh sử cảo vẫn dùng đúng
  18. ^ 啸亭杂录·阿司寇

Tham khảo

sửa
  1. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 88: 乾隆十三年,定皇妃攝六宮事,體制宜崇,祭告如冊中宮儀。
    Dịch: Càn Long năm thứ 13, định Hoàng (quý) phi Nhiếp lục cung sự. Thể chế lễ nghi cùng tế cáo đều y như việc sách lập Trung cung.
  2. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 258
  3. ^ Quất Huyền Nhã (2022), tr. 366-367
  4. ^ Quất Huyền Nhã (2022), tr. 366-367
  5. ^ Quất Huyền Nhã (2022), tr. 368
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 58: 乾隆二年。丁巳。十二月。丁亥。上礼服。御太和殿。宣制。命保和殿大学士鄂尔泰为正使。户部尚书海望为副使。持节。赍册宝。册立嫡妃富察氏为皇后。册文曰。朕闻乾坤定位。爰成覆载之能。日月得天。聿衍升恒之象。惟内治乃人伦之本。而徽音实王化所基。茂典式循。彝章斯举。咨尔嫡妃富察氏、钟祥勋族。秉教名宗。当亲迎之初年。礼成渭涘。膺嫡妃之正选。誉蔼河洲。温恭娴图史之规。敬顺协珩璜之度。承欢致孝。问安交儆于鸡鸣。逮下流恩。毓庆茂昭于麟趾。允赖宜家之助。当隆正位之仪。兹奉崇庆皇太后慈命。以金册金宝。立尔为皇后。尔其祗承懿训。表正壸仪。奉长乐之春晖。勖夏凊冬温之节。布坤宁之雅化。赞宵衣旰食之勤。恭俭以率六宫。仁惠以膺多福。螽斯樛木。和风溥被于闺闱。茧馆鞠衣。德教覃敷于海宇。永绥天禄。懋迓鸿禧。钦哉。命保和殿大学士张廷玉为正使。内阁学士索柱为副使。持节。册封庶妃高氏为贵妃。册文曰。朕惟政先内治。赞雅化于坤元。秩晋崇班。沛渥恩于巽命。彝章式考。典礼攸加。尔庶妃高氏、笃生名族。克备令仪。持敬慎以褆躬。秉柔嘉而成性。椒掖之芳声早著。度协珩璜。璇闱之淑德丕昭。荣膺纶綍。兹仰承皇太后慈谕。以册宝封尔为贵妃。尔其祗勤日懋。迓景福以凝祥。恭顺弥彰。荷洪庥而衍庆。钦哉。命协办大学士礼部尚书三泰为正使。内阁学士岱奇为副使。持节。册封庶妃那拉氏为娴妃。册文曰。朕惟教始宫闱。式重柔嘉之范。德昭珩佩。聿资翊赞之功。锡以纶言。光兹懿典。尔庶妃那拉氏、持躬淑慎。赋性安和。早著令仪。每恪恭而奉职勤修内则。恒谦顺以居心。兹仰承皇太后慈谕。以册印封尔为娴妃。尔其祗膺巽命。荷庆泽于方来。懋赞坤仪。衍鸿休于有永。钦哉。命东阁大学士徐本为正使。内阁学士春山为副使。持节。册封纯嫔苏氏为纯妃。册文曰。朕惟协赞坤仪。端赖柔嘉之范。翊宣内则。聿加位号之荣。贲以徽章。昭兹茂典。尔纯嫔苏氏、克裕温恭。夙彰淑慎。凛芳规于图史。式佐椒庭。叶令望于珐璜。懋膺纶诰。兹仰承皇太后慈谕。以册印封尔为纯妃。尔其祗承象服。昭勤俭以流徽。笃迓鸿禧。履谦和而裕庆。钦哉。命礼部尚书任兰枝为正使。内阁学士吴家骐为副使。持节。册封贵人金氏为嘉嫔。册文曰。朕惟赞宫庭而敷化。淑德丕昭。班位号以分荣。恩光式焕。珩璜克叶。纶綍攸加。尔贵人金氏、早毓名门。夙禀温恭之度。久勤内职。备娴敬慎之仪。兹仰承皇太后慈谕。册封尔为嘉嫔。尔其象服钦承。履谦和而迓福。鸿禧永荷。懋敦顺以凝祥。钦哉。正使跪受节起。于各册前、依次行。副使随行。至景运门外。捧节授内监。册宝印入官。册立册封礼成。内监持节出景运门。授各正副使。至后左门复命。
  7. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 233: 乾隆十年。...乙未。谕、朕奉皇太后懿旨。贵妃诞生望族。佐治后宫。孝敬性成。温恭素著。著晋封皇贵妃。以彰淑德。娴妃、纯妃、愉嫔、魏贵人。奉侍宫闱。慎勤婉顺。娴妃、纯妃、俱著晋封贵妃。愉嫔、著晋封为妃。魏贵人、著晋封为嫔。以昭恩眷。钦此。特行传谕。该部将应行典礼。察例具奏。
  8. ^ Sách phong Quý phi năm Càn Long thứ 10, "Nhàn Quý phi" trước, sau đó mới là Thuần Quý phi.
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 234: ○谕、嗣后皇贵妃贵妃仪仗内。红缎曲柄伞。著改用金黄色。妃嫔仪仗内。著添用红缎曲柄伞一柄。
  10. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 318: ○谕、朕躬揽万几。勤劳宵旰。宫闱内政。全资孝贤皇后综理。皇后上侍圣母皇太后。承欢朝夕。纯孝性成。而治事精详。轻重得体。自妃嫔以至宫人。无不奉法感恩。心悦诚服。十余年来。朕之得以专心国事。有余暇以从容册府者。皇后之助也。兹奉皇太后懿旨。皇后母仪天下。犹天地之相成。日月之继照。皇帝春秋鼎盛。内治需人。娴贵妃那拉氏、系皇考向日所赐侧室妃。人亦端庄惠下。应效法圣祖成规。即以娴贵妃那拉氏继体坤宁。予心乃慰。即皇帝心有不忍。亦应于皇帝四十岁大庆之先。时已过二十七月之期矣。举行吉礼。佳儿佳妇。行礼慈宁。始惬予怀也。钦此。朕以二十余年伉俪之情。恩深谊挚。遽行册立。于心实所不忍。即过二十七月。于心犹以为速。但思皇后大事。上轸圣母怀思。久而弥笃。岁时令节。以及定省温凊。朕虽率诸妃嫔、及诸孙、问安左右。而中宫虚位。必有顾之而怆然者。固宜亟承慈命。以慰圣心。且嫔嫱内侍。掖庭之奉职待理者甚众。不可散而无统。至王妃命妇等、皆有应行典礼。允旷不举。亦于礼制未协。册立既不忍举行。可姑从权制。考之明太祖淑妃李氏宁妃郭氏、相继摄六宫事。国朝顺治十三年、册立皇贵妃。皇曾祖世祖章皇帝升殿命使翼日颁诏天下。典至崇重。今应仿效前规。册命娴贵妃那拉氏为皇贵妃。摄六宫事。于以整肃壸仪。上奉圣母。襄助朕躬。端模范而迓休祥。顺成内治。有厚望焉。所有应行典礼。大学士会同礼部、内务府、详议具奏。寻议、恭查皇贵妃册封大典。王妃命妇行礼。已有成例。惟贵妃行礼之处。外廷无案可稽。但皇贵妃摄行六宫事。二十七月后即正位中宫。既统理内政。体制自宜尊崇。贵妃亦应一体行礼。所有册封礼仪应前期一日。遣官祭告太庙。奉先殿告祭礼。上亲诣举行。届期设卤簿仪仗、中和韶乐。上御太和殿阅册宝。大学士等、捧节授持节使。持节使随册宝亭、至景运门授内监。皇贵妃具礼服恭迎。宣受如仪。次日上率王以下文武官员、诣皇太后宫行礼。礼毕。皇贵妃率贵妃以下、公主、王妃、命妇、行礼。上御太和殿受贺。颁诏天下。嗣后遇三大节。及庆贺大典。三品以上大臣官员、进笺庆贺。及每岁行亲蚕礼。应照例举行。得旨、依议册封典礼。著于明年三月后举行。其亲蚕礼。俟正位中宫后。该部照例奏请。
  11. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 338: ○乙酉。恭上皇太后徽号册、宝。上礼服。于太和殿恭阅册、宝。奉安彩亭上。前行。上升舆随后。由右翼门、至永康左门。上降舆行。至慈宁门外。东旁立。册、宝、仍设正中黄案上。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和乐设而不作。上诣正中拜位。跪。左旁大学士捧册、宝。依次跪进。上受。恭献授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣同官、宣宝官、跪宣册、宝。讫。上九拜。礼成。册文曰。慈恩垂训。万方蒙乐利之庥。鸿号加崇。四海仰尊荣之福。欢腾宫掖。庆溢寰瀛。钦惟圣母崇庆慈宣皇太后陛下、德协资生。功同厚载。噙躬恭俭。仪型式播于家邦。逮下宽仁。惠泽广宣于中外。承欢内殿。藐躬久荷恩勤。视膳璇宫。慈教常殷启迪。近以西川之用武。尤烦夙夜之萦怀。仰邀懿训之详。克致肤功之建。边疆永靖。实为宗社之光。弓矢载櫜。允属生灵之庆。我国家无疆之福。其在于斯。惟圣母莫大之慈。以克臻此。兹者合外廷之喜颂。祇上崇徽。贲中阃之荣封。适符吉日。敬稽经礼。虔展悃忱。谨告天、地、宗庙、社、稷。率诸王、贝勒、文武群臣。恭捧册、宝。上徽号曰崇庆慈宣康惠皇太后。伏愿纯禧茂集。多福诞膺。焕宝册于彤庭。偕日升月恒而并曜。蔼春晖于紫极。与天高地厚而俱长。谨言。
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 338: ○丙戌。以尊上崇庆慈宣康惠皇太后徽号。颁诏天下。诏曰。帝王恭膺景命。寅绍丕基。内正家邦。外宁边境。起宫庭之雅化。播海宇之休风。必原垂裕之隆。以著懋昭之盛。所以显亲教孝。荣号归尊。载考前徽。实多庆典。钦惟我圣母崇庆慈宣皇太后、仁垂教育。德普生成。启泰运以贻谋。体坤仪而立极。顷以中宫虚位。内佐需人。乃眷柔嘉。俾宏继体。娴妃那拉氏、禔躬淑慎、秉性端庄。克承慈顾之恩。允协顺成之义。虽正位之礼。尚待于三年。而统摄之仪。当循乎往制。于乾隆十四年四月初五日。册命那拉氏为皇贵妃摄六宫事。问安兰殿。表范椒涂。永敬奉乎徽音。以穆宣乎壸政。至于遐荒绥靖。中外乂安。丕成不战之功。益荷无疆之庇。方当元勋专阃。嘉勇略之宏抒。禁旅扬威。奏先声之大震。审机宜于宵旰。时切忧勤。承慈诲于再三。深蒙训迪。仰体好生之念。用开祝网之恩。金川土酋莎罗奔、郎卡、等稽首来降。革心效顺。兵戎载戢。蛮服敉宁。淳化殷流。太和翔洽。凡此嘉祥之并集。实惟佑启之多方。宜骏鸿称。以彰盛德。谨告天、地、宗庙、社、稷。于乾隆十四年四月初八日。率王公文武群臣。恭奉册、宝。加上圣母崇庆慈宣皇太后徽号。曰崇庆慈宣康惠皇太后。尊养兼隆。弥衍鸿图之瑞。显扬共戴。永昭燕翼之祥。盛典聿光。湛恩用溥。所有应行事宜。开列于后。一、和硕亲王以下、在京文武三品以上官员。俱加恩赐。一、内外公主以下、固山格格以上。俱加恩赐。一、五岳四渎、及历代帝王陵寝、先师孔子阙里、应遣官致祭。著查例举行。一、内外官员。有因公挂误。降级留任罚俸、并现在因公议降议罚戴罪住俸等项。俱著该部奏明。开复宽宥。一、直省地方有现行事例。不便于民者。各该督抚详察。开列具题。该部确议酌量更正。一、大兵所过州县。除侵盗钱粮、及贻误军需外。一切降罚处分。事在四月初九日以前者。概从宽免。一、自金川用兵以来。军需浩繁。川陕地方。以及大兵经过之处。百姓急公敬事。深属可嘉。各该督、抚、须洁己率属。加意抚绥。严禁有司。勿得横徵私派。及借端需索科敛。官吏分肥。如有此等弊端。该督抚即行据实指参。如或徇庇。别经发觉。将该督抚一并从重治罪。一、经略大学士忠勇公傅恒、先起带往军前之云梯兵。所有从前借支官银。应行扣还者。加恩豁免。一、金川前后所调马步兵丁。借支行装银两。并未经赏给银两之成都满兵。借有公帑者。例应于饷银分扣还项。今格外加恩。凡已至军前者。概予豁免。甫经起程。即奉彻回者。亦量免一半以示优恤。该部即行令各该督、抚、副都统、提、镇、查明办理。毋任不肖将弁。冒扣入己。一、川省运粮夫役。如有逃亡物故拖欠公项。应行追赔者。加恩概行豁免。一、地方有才品优长。山林隐逸之士。著该督、抚、核实具奏。酌与录用。一、满汉孝子、顺孙、义夫、节妇、该管官细加咨访。确实具奏。礼部核实以凭旌表。一、国子监监生及教习。俱免监期一月。一、各省驿站。军兴甚属劳苦。著各督、抚、加意抚恤。一、现在军流以下人犯。概予减等发落。一、伤病兵丁不能充伍者。该管将弁、查明本家如有子弟至戚。可以教练差操。即令顶食名粮。免致失所。一、满洲兵丁。原系披甲效力行间。有带伤残废闲住。及疾病年老闲住者。著察加恩赐。一、各省要路桥梁。间有损坏。行人劳苦。交与地方官查明验看。应行修理之处。该抚奏明修理。于戏。广圣慈而锡福。万邦共乐乎昇平。昭德范以承庥。四海覃敷乎恺泽。布告天下。咸使闻知。
  13. ^ Kho lưu trữ tài liệu quốc gia Trung Quốc (2002): (乾隆十四年四月初九日): 是日以恭上崇庆慈宣康惠皇太后徽号册封摄六宫事皇贵妃礼成诏示天下
    Dịch: "(Càn Long năm thứ 14, ngày 9 tháng 4): Ngày ấy, cung thượng huy hiệu cho Sùng Khánh Từ Tuyên Khang Huệ Hoàng thái hậu, cùng sách phong Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự. Khi buổi lễ kết thúc, ban chiếu cáo thiên hạ.
  14. ^ Văn hiến, 乾隆十四年四月、以册封摄六宫事皇贵妃遣官祭告圜丘、方泽、太庙、奉先殿、社稷。以次册封贵妃、令妃、舒妃、婉嫔同告太庙后殿、奉先殿
  15. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 88: 乾隆十三年,定皇妃攝六宮事,體制宜崇,祭告如冊中宮儀。
  16. ^ Hội điển, 乾隆十四年 册立攝六宫事皇贵妃
  17. ^ Văn điển, 祭黄帝:清高宗乾隆十四年为平金川等事祭告祭文。维乾隆十四年,岁次己巳,六月丁丑朔(初一),越二十有三日己亥,皇帝遣太常寺少卿锺衡致祭於黄帝轩辕氏曰:惟帝王继天建极,抚世绥猷,教孝莫先於事亲,治内必兼於安外,典型在望,缅怀正德要道之归,景慕维殷,心希武烈文谟之盛。兹以 边檄敉宁,中宫摄位,兹宁晋号, 庆洽神人。 敬遣专官,用申殷荐。仰维歆恪, 永锡鸿禧!.
    Phiên âm: Duy Càn Long thập tứ niên, tuế thứ kỷ tị, lục nguyệt đinh sửu sóc (sơ nhất), việt nhị thập hữu tam nhật Kỷ Hợi, Hoàng đế khiển Thái thường tự Thiếu Khanh Chung Hành trí tế vu Hoàng Đế Hiên Viên thị, viết: Duy đế vương kế thiên kiến cực, phủ thế tuy du, giáo hiếu mạc tiên vu sự thân, trị nội tất kiêm vu an ngoại, điển hình tại vọng, miến hoài chính đức yếu đạo chi quy, cảnh mộ duy ân, tâm hi võ liệt văn mô chi thịnh. Tư dĩ biên hịch mị ninh, trung cung nhiếp vị, từ ninh tấn hào, khánh hiệp thần nhân. Kính khiển chuyên quan, dụng thân ân tiến. Ngưỡng duy hâm khác, vĩnh tích hồng hi!
  18. ^ Văn điển, 乾隆十四年历代帝王庙告祭祝文。惟帝王继天建极,抚世绥猷。教孝墓先于事塞,治内必兼于安外。典型在望,缅怀至德要道之归;景慕惟殷,心希武烈文漠之盛。兹以边徼敉宁,中宮摄位,慈宁晋号,庆洽神人。敬遣专官,用申殷荐。仰惟歆格,永锡鸿禧!
    Phiên âm: Càn Long thập tứ niên, lịch đại đế vương miếu cáo tế chúc văn: Duy đế vương kế thiên kiến cực, phủ thế tuy du. Giáo hiếu mộ tiên vu sự tắc, trị nội tất kiêm vu an ngoại. Điển hình tại vọng, miến hoài chí đức yếu đạo chi quy; cảnh mộ duy ân, tâm hi võ liệt văn mạc chi thịnh. Tư dĩ biên kiếu mị ninh, trung cung nhiếp vị, từ ninh tấn hào, khánh hiệp thần nhân. Kính khiển chuyên quan, dụng thân ân tiến. Ngưỡng duy hâm cách, vĩnh tích hồng hi!
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 338: 丙戌。以尊上崇庆慈宣康惠皇太后徽号。颁诏天下。诏曰。帝王恭膺景命。寅绍丕基。内正家邦。外宁边境。起宫庭之雅化。播海宇之休风。必原垂裕之隆。以著懋昭之盛。所以显亲教孝。荣号归尊。载考前徽。实多庆典。钦惟我圣母崇庆慈宣皇太后、仁垂教育。德普生成。启泰运以贻谋。体坤仪而立极。顷以中宫虚位。内佐需人。乃眷柔嘉。俾宏继体。娴妃那拉氏、禔躬淑慎、秉性端庄。克承慈顾之恩。允协顺成之义。虽正位之礼。尚待于三年。而统摄之仪。当循乎往制。于乾隆十四年四月初五日。册命那拉氏为皇贵妃摄六宫事。问安兰殿。表范椒涂。永敬奉乎徽音。以穆宣乎壸政。至于遐荒绥靖。中外乂安。丕成不战之功。益荷无疆之庇。方当元勋专阃。嘉勇略之宏抒。禁旅扬威。奏先声之大震。审机宜于宵旰。时切忧勤。承慈诲于再三。深蒙训迪。仰体好生之念。用开祝网之恩。金川土酋莎罗奔、郎卡、等稽首来降。革心效顺。兵戎载戢。蛮服敉宁。淳化殷流。太和翔洽。凡此嘉祥之并集。实惟佑启之多方。宜骏鸿称。以彰盛德。谨告天、地、宗庙、社、稷。于乾隆十四年四月初八日。率王公文武群臣。恭奉册、宝。加上圣母崇庆慈宣皇太后徽号。曰崇庆慈宣康惠皇太后。尊养兼隆。弥衍鸿图之瑞。显扬共戴。永昭燕翼之祥。盛典聿光。湛恩用溥。所有应行事宜。开列于后。一、和硕亲王以下、在京文武三品以上官员。俱加恩赐。一、内外公主以下、固山格格以上。俱加恩赐。一、五岳四渎、及历代帝王陵寝、先师孔子阙里、应遣官致祭。著查例举行。一、内外官员。有因公挂误。降级留任罚俸、并现在因公议降议罚戴罪住俸等项。俱著该部奏明。开复宽宥。一、直省地方有现行事例。不便于民者。各该督抚详察。开列具题。该部确议酌量更正。一、大兵所过州县。除侵盗钱粮、及贻误军需外。一切降罚处分。事在四月初九日以前者。概从宽免。一、自金川用兵以来。军需浩繁。川陕地方。以及大兵经过之处。百姓急公敬事。深属可嘉。各该督、抚、须洁己率属。加意抚绥。严禁有司。勿得横徵私派。及借端需索科敛。官吏分肥。如有此等弊端。该督抚即行据实指参。如或徇庇。别经发觉。将该督抚一并从重治罪。一、经略大学士忠勇公傅恒、先起带往军前之云梯兵。所有从前借支官银。应行扣还者。加恩豁免。一、金川前后所调马步兵丁。借支行装银两。并未经赏给银两之成都满兵。借有公帑者。例应于饷银分扣还项。今格外加恩。凡已至军前者。概予豁免。甫经起程。即奉彻回者。亦量免一半以示优恤。该部即行令各该督、抚、副都统、提、镇、查明办理。毋任不肖将弁。冒扣入己。一、川省运粮夫役。如有逃亡物故拖欠公项。应行追赔者。加恩概行豁免。一、地方有才品优长。山林隐逸之士。著该督、抚、核实具奏。酌与录用。一、满汉孝子、顺孙、义夫、节妇、该管官细加咨访。确实具奏。礼部核实以凭旌表。一、国子监监生及教习。俱免监期一月。一、各省驿站。军兴甚属劳苦。著各督、抚、加意抚恤。一、现在军流以下人犯。概予减等发落。一、伤病兵丁不能充伍者。该管将弁、查明本家如有子弟至戚。可以教练差操。即令顶食名粮。免致失所。一、满洲兵丁。原系披甲效力行间。有带伤残废闲住。及疾病年老闲住者。著察加恩赐。一、各省要路桥梁。间有损坏。行人劳苦。交与地方官查明验看。应行修理之处。该抚奏明修理。于戏。广圣慈而锡福。万邦共乐乎昇平。昭德范以承庥。四海覃敷乎恺泽。布告天下。咸使闻知。
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 368: ○壬子。谕、朕恭奉皇太后懿旨。皇贵妃摄六宫事那拉氏、孝谨成性。德著椒涂。乾隆十三年。值孝贤皇后大事。内治需贤。即谕皇帝、宜敬循祖制。以娴贵妃那拉氏继体坤宁。皇帝秉礼准情。不忍遽行册立。粤从权制。册命娴贵妃那拉氏为皇贵妃。摄事六宫。阅今三载。嫔嫱效职。壸政茂脩。兹逢皇帝四十大庆。所当举行册立皇后典礼。以惬予怀。以符成命。钦此。朕惟宫庭为基化之原。人伦攸始。皇贵妃摄六宫事那拉氏、自皇考时。赐朕为侧室妃。二十余年以来。持躬淑慎。礼教夙娴。暨乎综理内政。恩洽彤闱。用克仰副皇太后端庄惠下之懿训。允足母仪天下。既臻即吉之期。宜正中宫之位。敬遵慈命。载考彝章。册命皇贵妃摄六宫事那拉氏为皇后。于以承欢圣母。佐孝养于萱闱。协赞坤仪。储嘉祥于兰掖。所有应行典礼。大学士会同礼部、内务府、详议以闻。
  21. ^ Từ Quảng Nguyêm (2013), tr. 257
  22. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. : 攝六宮事皇貴妃千秋節,儀同皇后。, Quyển 88
  23. ^ 大学士公傅恒等奏、册立典礼。择于八月初二日举行。臣等酌拟于本日恭上皇太后奏书。初三日恭上加上皇太后徽号册宝。其中典礼繁重。应否统于初四日合颁恩诏。得旨、依议。恩诏著合为一道颁发
  24. ^ 谕、朕恭承慈命。继册中宫。庆典既成。礼宜躬率皇后。祗谒先陵。以展孝忱。以资福佑。兹于八月十七日、自京师启程。恭诣景陵行礼。旋由海子、西至泰陵行礼毕。取道保阳。巡幸豫省。所有应行典礼。所司敬谨豫备。
  25. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 370: 乾隆十五年。庚午。八月。辛未朔。以册立皇后。遣官告祭天。地。社稷。太庙后殿。奉先殿。壬申。以加上皇太后徽号。遣官告祭天。地。社稷。太庙后殿。奉先殿。上御太和殿宣制。命大学士公傅恒为正使。大学士史贻直、为副使。持节赍册、宝册立摄六宫事皇贵妃那拉氏为皇后。册文曰。朕惟乾始必赖乎坤成健顺之功以备。外治恒资于内职。家邦之化斯隆。惟中阃之久虚。宜鸿仪之肇举。爰稽茂典用协彝章咨尔摄六宫事皇贵妃那拉氏。秀毓名门。祥钟世德。早从潜邸。含章而懋著芳型。晋锡荣封。受祉而克娴内则。噙躬淑慎洵堪继美于兰帏。秉德温恭。信可嗣音于椒殿往者统六宫而摄职。从宜一准前规。今兹阅三载而届期。成礼式遵慈谕。恭奉崇庆慈宣康惠皇太后命。以金册金宝立尔为皇后。尔其祇承懿训。表正掖庭。虔修温凊之仪。洽观心于长乐。勉效苹蘩之职。端礼法于深宫。逮螽斯樛木之仁恩。永绥后福。覃茧馆鞠衣之德教。敬绍前徽。显命有光。鸿庥滋至钦哉。正使跪受节起。于册宝前行。副使随行。至景运门外。捧节授内监。册宝入宫册立礼成。内监持节出授正副使。至后左门复命。
  26. ^ ○恭上皇太后奏书。上礼服。于中和殿恭阅奏书后。出。升舆。由右翼门至永康左门。降舆。大学士捧奏书。由中路前行。至慈宁门下。上由东阶升。至门下东旁立。皇太后礼服。升慈宁宫座。仪驾全设。中和韶乐作。上诣正中拜位。跪。太学士捧奏书。在左旁跪进。上受奏书。恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣读官捧起。跪宣奏书讫。上九拜礼成。奏书曰臣闻国有庆典。必归美于尊亲礼重徽称。用抒诚于孺慕。钦惟圣母崇庆慈宣康惠皇太后。敦安锡祉和履延禧德范宏昭。启雍熙之盛治恩晖普被垂教育之深仁。每懿训之钦承。时勖忧勤于罔懈。奉慈颜之有喜。永绥舀禄于无疆。前以内治之需人上膺圣念。兹者中宫之继册。备荷恩成谨因即吉之期。敬展显扬之悃。笃百年之纯祜。愿康宁福寿以弥增。合四海之欢心。与子孙臣民而共戴。伏冀圣恩。俯垂俞允。臣不胜拳拳之至。谨奏。
  27. ^ ○以册立皇后、加上皇太后徽号礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟君临天下。首重懿伦。化洽家邦。式资内治。用协顺承之义。以符元吉之占。佐政教于宫闱。广禔福于中外。懋昭有自。尊显宜崇。当嘉礼之观成。必隆仪之并举。徽章具在。庆典弥先。钦惟圣母崇庆慈宣康惠皇太后。化启鸿图。泽敷燕翼。荷生成之大德。蒙教育之深仁。懿训频颁。恩勤备至。念中宫之虚位。已循统摄之仪。欣继体之得人。爰举册立之典。摄六宫事皇贵妃那拉氏。孝谨性成。温恭夙著。嫔嫱效职。壸政茂宣。允克绍嗣徽音。钦承慈顾。是用仰遵成命。俾正坤仪。祇告天、地、宗庙、社稷。于乾隆十五年八月初二日、册立摄六宫事皇贵妃那拉氏为皇后。承欢兰殿。表范椒涂。勷孝治于朕躬。覃仁风于海宇。天庥茂集。德教弥昭。庆祉方臻。鸿称遹骏。谨于乾隆十五年八月初三日、率王、公、文武群臣。恭奉册宝。加上圣母崇庆慈宣康惠皇太后徽号、曰崇庆慈宣康惠敦和皇太后丕著尊亲之礼。聿端王化之源。人纪肇修。笃纯禧而有永。显扬曷罄。绵景福以无疆。特沛湛恩。以彰钜典。所有应行事宜。开列于后。一、五岳、四渎、及先师孔子阙里等处。应遣官致祭。著察例举行。一、在内王妃以下、宗室公妻以上。著加恩赐。一、内外公主以下、县君以上。俱加恩赐。一、王、公、内外文武官员。任内有罚俸之案。咸予开复。其现在议罚者。悉行宽免。一、外藩蒙古王、公、以下、台吉以上。有罚俸、住俸、其现在议罚者。概行宽免。一、上三旗包衣佐领下拜唐阿、及太监等。著赏给一月钱粮。一、上三旗辛者库当差妇人。著酌议赏赐。一、八旗满洲、蒙古、汉军、妇人。年七十以上者。分别赏赉。一、军、民、妇人。年八十以上者。照例分别赏赉。一、本年各省间有水旱偏灾地方。除勘明成灾者。照例题请蠲缓外。其勘不成灾地亩。各该督、抚、饬令州县官、查明实在无力贫民。酌量借助。以资耕作。一、直隶、奉天、山东、江南、陕西、甘肃等省。乾隆九年以前、所有借出耔种、口粮、牛草等项民欠未完银、钱、米、豆、谷石。著该督、抚、查明实在无力完缴者。准予豁免。一、各省民人。有孤贫残疾。无人养瞻者。该地方官加意抚恤。毋令失所。一、国子监坐监监生。及各官学教习。俱著免期一个月。一、各省儒学。以正贡作恩贡。次贡作岁贡。一满汉兵丁。有年老不能当差者。著该管官弁查明。本家如有子孙弟、侄、可以教练差操者。令其补食名粮。以资养赡。一、本年内外秋审情实人犯。俱停处决。缓决五次以上者、量予减等。可矜者照例发落。一、除十恶不赦外。犯法妇女。概予赦免。一、现在内外监候质审干连人等。俱著准其保释。一、岳、镇、四渎、庙宇倾颓者。该地方官随时修葺。以昭诚敬。一、各省要路桥梁。及过渡船只。间有损坏。有碍行旅者。著地方官查明。随时修理。于戏。播宫庭之雅化。益洪垂裕之谋。衍奕禩之嘉祥。弥启昇平之运。布告天下。咸使闻知。
  28. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), 乾隆十七年四月:
    ○乙卯。上还宫。○户部议准、四川总督策楞疏称、大宁、荣县、威远、等三县。新添榷课增 引。请于发川余引内照数给发。从之。
    ○丙辰。上御太和殿视朝。文武升转各官谢恩。
    ○皇十二子永璂生
    ○庚申。(出生第五天)○大学士管江南河道总督高斌奏、下江淮、扬、徐、海、等属。四月以来。天气晴和。又得时雨霡霂。二麦秋实。愈见坚好。大概均得丰收。现米价无增。民情宁谧。得旨、欣慰览之。北省今春及入夏。雨旸时若。二麦可定丰收。又皇后已生皇子。一切顺适吉祥。卿其同此喜也。
  29. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), 军机大臣等议覆、福州将军新柱奏、请定福州驻防兵丁事宜。一、满兵步甲四百名。人口滋生。钱粮不敷养赡。应令八旗挑派二拨驻防时。即于出派四百名内。将人口众多者。挑闲散步甲百名往补。一、出旗汉军。转补绿营。出缺甚少。请将汉军转补绿营五百兵缺。作二年办理。一千兵缺。作四年办理。足数时。奏请由京遣往。一、满兵甫驻。安置未定。兵丁应扣房价。于出缺存贮银内归还。归完后。再存公备用。一切必需军器。官先为制造。坐扣兵丁月粮。余俟四五年后。各项扣完。照例办理。均应如所请。从之。
  30. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), 乾隆三十年正月十六日,皇帝驾行江南,同行有皇后、令贵妃、庆妃、容嫔、永常在、宁常在六位。
  31. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 258
  32. ^ Quất Huyền Nhã (2022), tr. 369
  33. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 260
  34. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 260–261
  35. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 261
  36. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928): "三十一年七月甲午,崩。上方幸木蘭,命喪儀視皇貴妃。(Died on the Jiawu of the 7th month of the 31st year [of Qianlong]. His Majesty was at Mulan at the time, and ordered to treat the funeral as that of an Imperial Noble Consort)"
  37. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 261
  38. ^ Từ Quảng Nguyên (2013), tr. 261 - 262
  39. ^ “Avec Amélie Lavin, ça déménage au musée des Beaux-Arts”.
  40. ^ Hội điển,皇貴妃儀仗内增明黃段黑段寳相花繖各二黑段瑞草繖二紅黑段雉尾扇各二紅黑雲段素扇各二金黃段鳳旗二紅黑段素旗各二卧瓜立瓜吾仗各二明黃八人儀轎一改金黃曲柄繖為明黃色減紅段万繖二紅段繡扇二
  41. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), 谕曰、御史李玉鸣奏、内务府办理皇后丧仪。其上坟满月。各衙门应有照例齐集之处。今并未闻有传知是否遗漏等语。实属丧心病狂。去岁皇后一事。天下人所共知共闻。今病久奄逝。仍存其名号。照皇贵妃丧仪。交内务府办理。已属朕格外优恩。前降谕旨甚明。李玉鸣非不深知。乃巧为援引会典。谓内务府办理未周。其意不过以仿照皇贵妃之例。犹以为未足。而又不敢明言。故为隐跃其辞。妄行渎扰。其居心诈悖。实不可问。李玉鸣着革职锁拏。发往伊犁。并将此晓谕中外知之。
  42. ^ Nguyên văn: 乾隆四十三年九月: 乙未。谕本日有锦县生员金从善、于御道旁。进递呈词。条陈四事。狂诞悖逆。为从来所未有。观其首以建储为请。盖妄思彼言一出。便可为他日邀功之具而敢于蔑视王章。情实可恶。即以此事而论。康熙年间。未尝不立皇太子。乃因情性乖张。群小复从而蛊惑。遂致屡生事端。幸而皇祖洞烛其情。再立再废。国家得以乂安。使理密亲王、及弘晳父子。相继嗣位。岂我大清宗社臣民之福乎。至所云立太子。可杜分门别户之嫌。尤为大谬。不知有太子然后有门户。盖众人见神器有属。其庸碌者。必豫为献媚逢迎。桀黠者。且隐图设机构陷。往牒昭然可鉴。若不立储。则同系皇子。并无分别。即有憸邪之辈。又孰从而依附觊觎乎。我皇祖有鉴于前事。自理密亲王既废。不复建储。迨康熙六十一年十一月。皇祖龙驭上宾。皇考绍膺大宝。内上帖然。我皇考效法前徽。亦不立储位。唯于雍正元年。亲书朕名。缄藏于乾清宫正大光明扁内。并不明降谕旨。及雍正十三年八月。皇考升遐。遵向谕敬启御函。朕即缵承洪绪。彼时人情亦甚辑宁。此即不建储之益。固天下臣民所共见共闻者也。朕登极之初。恪遵家法。以皇次子为孝贤皇后所出。人亦贵重端良。曾书其名。立为皇太子。亦藏于正大光明扁内。未几薨逝。因追谥为端慧皇太子。其旨亦即彻去。不复再立。且皇七子亦皇后所出。又复逾年悼殇。若以次序论。则当及于皇长子。既弗克永年。而以才质论。则当及于皇五子。亦旋因病逝。设如古制之继建元良。则朕在位而国储四殒。尚复成何事体乎。然此等大事。朕未尝不计及也。曾于乾隆三十八年冬。密书封识。并以此意、谕知军机大臣。但遵皇考旧例。不明示以所定何人。盖不肯显露端倪。使群情有所窥伺。此正朕善于维持爱护之深心也。然是年冬至南郊大祀。即令诸皇子在坛侍仪观礼。朕曾以所定皇子之名。默祷上帝。以所定之子若贤。能承大清基业。则祈昊苍眷估。俾得有成。苦其人弗克负荷。则速夺其算。毋误国家重大之任。予亦可另行选择。此朕告天之语。岂能饰词以欺人乎。是朕虽未明诏立储。实与立储无异。但不欲似前代之务虚名而滋流弊耳。而该逆犯乃以为大清不宜立太子。岂以不正之运自待耶。此何言乎。尤为大逆不道。我朝得天下之正。实非汉唐宋明所可比。而该逆犯竟敢目为不正。其心显然存内外之见。肆其狂吠。非惟诋斥朕躬。并且干犯列祖。该逆犯身列青衿。自其高曾以来。皆本朝臣仆。食毛践土。百有余年。况其父曾为知县。乃敢悖逆若此。虽夷其三族。亦岂足蔽辜乎。朕每论自昔为建储之请者。大率自为身谋。即年已老耄。亦为其子孙计。明执古礼、以博正人之名。隐挟私见、以图一已之利。若而人者。实无足取。即今时诸臣中。亦未必无存此见者。但如逆犯所云以不正之运自待。明肆诋毁。则实称罕见之鬼蜮耳。总之建储与封建井田相似。封建井田。不可行于后世。建储亦何独不然。至所称、立后一事。更属妄延。乾隆十三年。孝贤皇后崩逝时。因那拉氏、本系朕青宫时。皇考所赐之侧室福晋。位次相当。遂奏闻圣母皇太后。册为皇贵妃、摄六宫事。又越三年。乃册立为后。其后自获过愆。朕仍优容如故。乃至自行翦发。则国俗所最忌者。而彼竟悍然不顾。然朕犹曲予包含。不行废斥。后因病薨逝。只令减其仪文。并未降明旨。削其位号。朕处此事。实为仁至义尽。且其立也。循序而进。并非以爱选色升。及其后自蹈非理。更非因色衰爱弛。况自此不复继立皇后。朕心事光明正大如此。洵可上对天祖。下对臣民。天下后世。又何从訾议乎。该逆犯乃欲朕下罪已之诏。朕有何罪而当下诏自责乎。逆犯又请复立后。朕春秋六十有八。岂有复册中宫之理。况现在妃嫔中。既无克当斯位之人。若别为选立。则在朝满洲大臣。及蒙古扎萨克诸王公。皆朕儿孙辈行。其女更属卑幼。岂可与朕相匹而膺尊号乎。此更可笑。不足论矣。至所称、讷谏一节。朕自临御以来。凡臣工条奏。果有益于国计民生者。无不即为采纳。或下部议行。从无拒谏之事。若各省水旱偏灾。皆朕于督抚等奏报晴雨摺。或咨之奉差入觐之人。稍遇雨旸失调。无不先事邮询。严饬封疆大臣。实力妥办。多方赈恤。并未有臣下陈奏。朕转拒而不听者。即或内外大臣。如有不公不法之事。原许诸臣劾奏。朕察核果实。无难立治所劾大臣之罪。又何尝有如明季言官。弹劾大臣。因而得祸者乎。若胜国宦官宫妾。窃揽大权。擅作威福者。今日实无其事。科道更何从白简从事。亦何待朕之拒绝乎。又所请施德一事。朕践阼至今四十三年。曾普免天下钱粮三次。普免漕粮一次。而灾赈之需。动辄数百万。且如今年豫省水灾。截漕三十万。发帑百余万。此尤近事之可徵者。即以奉天一省而论。今岁既当轮免之年。复以巡幸盛京。特蠲明年正赋。恩德之及民。不为不厚。而该逆犯何尚敢于妄逞横议耶。此等逆犯。实属罪大恶极。昔曾静尚属远居湖南。不料陪都根本重地。俗朴风淳。乃有如此悖逆之徒。实为意想所无。着行在大学士九卿、会同严审定拟具奏
  43. ^ Trần Tiệp Tiên (2018), tr. 28
  44. ^ Thanh sử cảo - quyển 214

Nguồn

sửa