Phó Hằng

quan viên, ngoại thích nhà Thanh

Phó Hằng (chữ Hán: 傅恒; tiếng Mãn: ᡶᡠᡥᡝᠩ, Möllendorff: Fu Heng, tiếng Miến Điện: ဖူဟင်း; 1720 - 1770), còn gọi Phú Hằng (富恒)[1], biểu tự Xuân Hòa (春和), Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Phú Sát thị, là một quan viên, chính trị gia, Quân cơ đại thần, Đại học sĩ của triều đại nhà Thanh dưới thời Càn Long Đế.

Phó Hằng
Chức vụ
Nhiệm kỳ1748 – 1770
Tiền nhiệmNột Thân
Kế nhiệmDoãn Kế Thiện
Nhiệm kỳ1745 – 1770
Nhiệm kỳ1748 – 1770
Nhiệm kỳ25 tháng 4, 1747 – 
26 tháng 11, 1748
Tiền nhiệmHải Vọng
Kế nhiệmDoãn Kế Thiện
Thông tin chung
Sinh1720
Thuận Thiên phủ, Bắc Kinh
Mất1770 (49–50 tuổi)
Thuận Thiên phủ, Bắc Kinh
Họ hàngLý Vinh Bảo (cha)
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu (chị)
Càn Long Đế (anh rể)
Con cái
Binh nghiệp
ThuộcNhà Thanh
Phục vụTương Hoàng kỳ
Năm tại ngũ1740–1770
Cấp bậcSĩ quan cấp tướng
Chỉ huyChiến dịch Miến Điện (1768–1769)
Tham chiếnThập toàn Võ công (1755–1757)
Chiến tranh Thanh-Miến (1768–1769)

Ông nổi tiếng là một ngoại thích, do là em trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Con trai ông, Phúc Khang An là một sủng thần của Càn Long Đế, không kém cạnh gì Hòa Thân, do đó địa vị của gia đình ông rất vững chắc. Ông còn nổi tiếng vì tham gia cuộc chiến cuối cùng trong Chiến tranh Thanh-Miến.

Thuở trẻ sửa

Phó Hằng sinh năm Khang Hi thứ 59 (1720), xuất thân thuộc đại gia tộc Sa Tế Phú Sát thị, kỳ tịch là Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Tiên tổ của Phó Hằng là Vượng Cát Nỗ (旺吉努), từng dấy binh tùy tùng cho Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, lập được quân công. Tằng tổ phụ Cáp Thập Truân (哈什屯) làm Đại thần Nghị chính triều Thuận Trị Đế[2], có thể thấy nguyên dòng dõi của Phó Hằng là quý tộc gốc.

Tổ phụ của Phó Hằng tên là Mễ Tư Hàn, dưới thời Thanh Thánh Tổ Khang Hi làm đến Thượng thư bộ Hộ, Nghị chính đại thần, phụ thân là Sát Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo, con trai thứ tư của Mễ Tư Hàn, thê tử là Giác La thị[3]. Trong nhà ông có 7 anh trai khác, và người chị là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, nguyên phối thê tử của Càn Long Đế[4].

Năm Càn Long thứ 5 (1740), Phó Hằng nhậm Lam Linh Thị vệ, không lâu sau lại thăng Đầu đẳng Thị vệ. Sang năm thứ 7 (1742), Phó Hằng nhậm Ngự tiền Thị vệ, làm chức Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần, quản lý sự vụ Viên Minh Viên. Năm thứ 8 (1743), nhậm Thị lang bộ Hộ, không lâu sau lại thăng Tuần phủ Sơn Tây.

Trọng thần sửa

Năm Càn Long thứ 11 (1746), nhậm Quân cơ đại thần, Nội đại thần kiêm Tả Thị lang bộ Hộ, sang năm sau (1747) lại thăng làm Thượng thư bộ Hộ[5], lại kiêm Nghị chính đại thần, Loan Nghi vệ Chưởng vệ Đại thần (銮仪卫掌卫大臣), Điện thí độc Quyển quan (殿试读卷官) và Hội Điển quán Chính tổng tài (会典馆正总裁).

Năm Càn Long thứ 13 (1748), tháng 3, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu khi đi cùng Càn Long Đế Nam tuần, trên đường trở về thì giá băng tại Đức Châu, Phó Hằng tùy hành, chấp quản toàn bộ xử lý tang sự. Tháng 4, Càn Long Đế gia Phó Hằng làm Thái tử Thái bảo (太子太保). Khi ấy Thủ tịch Quân cơ đại thần Nột Thân lãnh tiến công chiến dịch Đại Tiểu Kim-Xuyên, Càn Long Đế gia thêm cho Phó Hằng làm Hiệp bạn Đại học sĩ (协办大学士), kiêm nhiếp quản bộ Lại[6].

Đương khi đó, Nột Thân gặp bất lợi trong cuộc chiến với Kim-Xuyên, Càn Long Đế mệnh Phó Hằng tạm quản Tổng đốc Xuyên Thiểm, rồi lại chính thức làm Bảo Hòa điện Đại học sĩ (保和殿大学士), mệnh Phó Hằng đem hành quân dẹp loạn. Càn Long Đế đích thân bày yến ở Trọng Hoa cung, lại sai người trí tế điển lễ, lại mệnh các Hoàng tử và Đại học sĩ đến tiễn. Sau đó, Càn Long Đế thấy Phó Hằng thúc quân nghiêm minh, kỉ luật chặt chẽ, ngầm sai quan viên dâng tấu thỉnh gia thêm Thái tử Thái phó (太子太傅), Phó Hằng biết được bèn chối từ, nhưng Càn Long Đế kiên quyết trao cho[7]. Phó Hằng điều quân quyết đoán, chém chết Tiểu Kim Xuyên thổ là Lương Nhĩ Cát (良尔吉) vì tội làm gián điệp, Càn Long Đế khen ngợi mà ban cho 2 cặp mắt Khổng tước linh, không cho phép chối từ[8]. Tháng 12 năm đó, Phó Hằng đến nơi, đến tháng giêng đầu năm sau (1749), Phó Hằng dâng sớ phân tích tình hình chiến cuộc và nguyên nhân chiến bại của Nột Thân[9].

Càn Long Đế cho rằng Kim-Xuyên không phải đại địch, đến đây nghe tình hình bất lợi, bèn lấy ý chỉ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu mà triệu hồi Phó Hằng khải hoàn, còn lấy mượn chỉ dụ của Thái hậu mà ban cho Phó Hằng tước Nhất đẳng Trung Dũng công (一等忠勇公), ban cho mũ đính Bảo thạch, Tứ đoàn long bổ phục. Phó Hằng lại dâng sớ kiên quyết chối từ, cùng Nhạc Chung Kỳ hiệp lực tiến công, thu phục được 2 cha con Toa La Bôn (莎罗奔), liền phản hồi kinh sư. Càn Long Đế đích thân viết chiếu thư ngợi khen, dựa theo lệ cũ của Dương Cổ Lợi (扬古利), ban Phó Hằng 2 cây súng, 2 thân quân theo hầu[10][11]. Khi Phó Hằng đến Bắc Kinh, Càn Long Đế đặc biệt mệnh Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng cùng Dụ Thân vương Quảng Lộc (廣祿) đến ngoại ô nghênh đón, lại cho xây dựng Từ đường cho Phú Sát thị, lại vì Phó Hằng mà phủ đệ ở trong Đông An môn (東安門)[12].

Năm Càn Long thứ 35 (1770), ngày 13 tháng 7 (âm lịch), Phó Hằng chết bệnh, hưởng thọ 50 tuổi. Càn Long Đế ban đại ân, cho an táng Phó Hằng theo lễ Trấn Quốc công, lại đích thân tới tế rượu, thụy hiệuVăn Trung (文忠). Hoàng đế còn làm thơ thương tiếc ông, ví ông là người vì xã tắc. Đầu năm Gia Khánh (1796), tặng hàm Quận vương, ban ơn thờ tại Thái miếu[13].

Gia tộc sửa

Trong văn hóa đại chúng sửa

Năm Phim ảnh Diễn viên Nhân vật
2018 Diên Hi Công Lược Hứa Khải Phú Sát Phó Hằng

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 弘昼等 (2002). 《八旗满洲氏族通谱》. 辽海出版社. tr. 326. ISBN 9787806691892.
  2. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷268):"米思翰,富察氏,滿洲鑲黃旗人。先世居沙濟。曾祖旺吉努,當太祖時,率族來歸,授牛錄額真。父哈什屯,事太宗,以侍衛襲管牛錄。擢禮部參政,改副理事官。討瓦爾喀,招明總兵沈志祥。從攻錦州,明總兵曹變蛟夜襲御營,先眾扞禦,被創,力戰卻之。順治初,授內大臣、議政大臣,世職屢進一等阿達哈哈番兼拖沙喇哈番。"
  3. ^ 《大清通礼·卷之十六》皇帝遣某官某.谕祭于恪僖公哈世屯.公妻一品夫人觉罗氏.敏果公米思翰.公妻一品夫人穆溪觉罗氏.继妻博尔济吉特氏.庄悫公李荣保.公妻一品夫人觉罗氏.追封郡王傅恒.公妻一品夫人追封福晋那拉氏之灵.曰情殷念旧……
  4. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷268):"李榮保,襲世職,兼管牛錄,累遷至察哈爾總管,卒。乾隆二年,冊李榮保女為皇后,追封一等公。十三年,冊諡孝賢皇后,推恩先世,進封米思翰一等公。十四年,以李榮保子大學士傅恆經略金川功,敕建宗祠,祀哈什屯、米思翰、李榮保,並追諡李榮保曰莊愨。"
  5. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"乾隆十年六月,命在軍機處行走。十二年,擢戶部尚書。"
  6. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"十三年三月,孝賢純皇后從上南巡,還至德州崩,傅恆扈行,典喪儀。四月,敕獎其勤恪,加太子太保。時訥親視師金川,解尚書阿克敦協辦大學士以授傅恆,並兼領吏部。"
  7. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"傅恆既行,上日降手詔褒勉。傅恆互道陝西,言驛政不修誤軍興,上命協辦大學士尚書尹繼善攝陝西總督,主饋運。入四川境,馬不給,上又命尹繼善往來川、陝督察。旋以傅恆師行甚速,紀律嚴明,命議敘,部議加太子太傅,特命加太保。固辭,不允,發京師及山西、湖北馬七千佐軍。"
  8. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"初,小金川土舍良爾吉間其兄澤旺於莎羅奔,奪其印,即烝於嫂阿扣。莎羅奔之犯邊也,良爾吉實從之,後詐降為賊諜。張廣泗入奸民王秋言,使領蠻兵,我師舉動,賊輒知之。傅恆途中疏請誅良爾吉等,將至軍,使副將馬良柱招良爾吉來迎,至邦噶山,正其罪,並阿扣、王秋悉誅之。事聞,上褒傅恆明斷,命拜前賜雙眼孔雀翎,毋更固辭。"
  9. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"十月,至卡撒,以屯軍地狹隘,與賊相望,且雜處番民市肆中,乃相度移舊壘前,令總兵冶大雄監營壘。十四年正月,上疏言:「臣至軍,察用兵始末:當紀山進討之始,馬良柱轉戰而前,逾沃日收小金川直抵丹噶,其鋒甚銳。彼時張廣泗若速進師,賊備未嚴,殄滅尚易;乃坐失事機,宋宗璋宿留於雜穀,許應虎敗衄於的郊,賊得盡據險要,增碉備禦。訥親初至,督戰甚急,任舉敗沒,銳挫氣索,軍無鬥志,一以軍事委張廣泗。廣泗又為奸人所愚,專主攻碉。先後殺傷數千人,匿不以聞。臣惟攻碉最為下策,槍砲不能洞堅壁,於賊無所傷。賊不過數人,自暗擊明,槍不虛發。是我惟攻石,而賊實攻人。賊於碉外為濠,兵不能越,賊伏其中,自下擊上。其碉銳立,高於浮屠,建作甚捷,數日可成,旋缺旋補。且眾心甚固,碉盡碎而不去,砲方過而復起。客主勞佚,形勢迥殊,攻一碉難於克一城。即臣所駐卡撒,左右山巔三百餘碉,計日以攻,非數年不能盡。且得一碉輒傷數十百人,得不償失。兵法,攻堅則瑕者堅,攻瑕則堅者瑕。惟使賊失所恃,我兵乃可用其所長。擬俟諸軍大集,分道而進。別選銳師,旁探間道,裹糧直入,逾碉勿攻,繞出其後。番眾不多,外備既密,內守必虛。我兵既自捷徑深入,守者各懷內顧,人無固志,均可不攻自潰。卡撒為進噶拉依正道,嶺高溝窄,臣當親任其難。黨壩隘險,亦幾同卡撒,酌益新軍。兩道並進,直搗巢穴,取其渠魁。期四月間奏捷。」"
  10. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"時傅恆及提督岳鍾琪決策深入,莎羅奔遣頭人乞降,傅恆令自縛詣軍門。莎羅奔復介綽斯甲等詣岳鍾琪乞貸死,鍾琪親入勒烏圍,挈莎羅奔及其子郎卡詣軍門。語詳鍾琪傳。傅恆遂受莎羅奔父子降,莎羅奔等焚香作樂,誓六事:無犯鄰比諸番,反其侵地,供役視諸土司,執獻諸酋抗我師者,還所掠內地民馬,納軍械槍砲,乃承製赦其罪。"
  11. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"莎羅奔獻​​佛像一、白金萬,傅恆卻其金,莎羅奔請以金為傅恆建祠。"
  12. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"翌日,傅恆率師還。上優詔嘉獎,命用揚古利故事,賜豹尾槍二桿、親軍二名。三月,師至京師,命皇長子及裕親王等郊迎。上御殿受賀,行飲至禮。傅恆疏辭四團龍補服,上命服以入朝,復命用額亦都、佟國維故事,建宗祠,祀曾祖哈什屯以下,並追予李榮保諡,賜第東安門內,以詩落其成。"
  13. ^ 民国·赵尔巽等,《清史稿》(卷301):"三十四年二月,班師。三月,上幸天津,傅恆朝行在。既而緬甸酋謝罪表久不至,上謂傅恆方病,不忍治其罪。七月,卒,上親臨其第酹酒,命喪葬視宗室鎮國公,諡文忠。又命入祀前所建宗祠。其後上復幸天津,念傅恆於此復命,又經傅恆墓賜奠,皆紀以詩。及賦懷舊詩,許為「社稷臣」。嘉慶元年,以福康安平苗功,贈貝子。福康安卒,推恩贈郡王銜,旋並命配享太廟。"