A Tế Cách

hoàng tử, nhà quân sự thời Thanh

A Tế Cách (tiếng Mãn: ᠠᠵᡳᡤᡝ, Möllendorff: Ajige, đại từ điển: Azhige, Abkai: Ajige,[note 1] chữ Hán: 阿濟格, 28 tháng 8 năm 1605 - 28 tháng 11 năm 1651), là một Hoàng tử, Hoàng thân và nhà quân sự có ảnh hưởng thời kỳ đầu nhà Thanh.

A Tế Cách
阿濟格
Anh Thân vương
Thông tin chung
Sinh(1605-08-28)28 tháng 8, 1605
Mất28 tháng 11, 1651(1651-11-28) (46 tuổi)
Đích thêTây Lâm Giác La thị
Kế thêBác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La A Tế Cách
(愛新覺羅 阿濟格)
Tước vịVũ Anh Quận vương
Anh Thân vương
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụNỗ Nhĩ Cáp Xích
Thân mẫuĐại phi A Ba Hợi

Những năm trước khi nhập quan, ông góp phần quan trọng trong quá trình tấn công biên cảnh nhà Minh và Triều Tiên. Đến khi quân Thanh nhập quan, với tư cách là quân tiên phong, A Tế Cách cùng với Đa Nhĩ Cổn tiến vào Bắc Kinh. Ông nhiều lần lập công lao cho triều đình, là một trong những Thân vương khai quốc có công cực lớn. Cũng chính vì vậy mà ông càng lúc càng kiêu ngạo, ỷ vào việc mình là anh trai của Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn mà mưu đồ những thứ không thuộc về mình, dẫn đến kết cục bị giam cầm và xử tử, bị truất bỏ tư cách hoàng tộc. Ông là một trong những số hiếm những trường hợp Hoàng tử bị xử tử sau Chử Anh.

Thân thế sửa

A Tế Cách sinh ngày 15 tháng 7 (âm lịch) năm Minh Vạn Lịch thứ 39 (1605).[1] Ông là con trai thứ 12 của thủ lĩnh người Nữ Chân Nỗ Nhĩ Cáp Xích, và là con trai đầu tiên của Đại phi A Ba Hợi. Ông có hai người em ruột là Đa Nhĩ Cổn (thứ 14) và Đa Đạc (thứ 15).[2]

Sự nghiệp sửa

Thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích sửa

A Tế Cách cũng như hai người em trai cùng mẹ của mình đều rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích yêu thương. Đại phúc tấn đầu tiên của Hoàng Thái Cực là Nữu Hỗ Lộc thị, bởi vì khi gặp A Tế Cách không chịu hạ kiệu mà bị cha chồng là Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh vứt bỏ. Trong sử sách của Triều Tiên đã miêu tả A Tế Cách là một thanh niên cao lớn lực lưỡng,[3] nhờ kiêu dũng thiện chiến mà rất sớm đã được phong là Thai cát (台吉).[4]

Năm Thiên Mệnh thứ 10 (1625), ông theo Bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái chinh phạt Sát Cáp Nhĩ bộ, Lâm Đan hãn bỏ chạy. A Tế Cách truy đuổi đến Nông An Tháp.[5] Sang năm sau, ông tiếp tục cùng với người cháu trai là Thai cát Thạc Thác thảo phạt Ba Lâm bộ Khách Nhĩ Khách, lại theo Bối lặc Đại Thiện chinh phạt Trác Lỗ Đặc bộ. Cả hai trận chiến ông đều lập nhiều công lao, nhờ vậy mà được phong làm Bối lặc.[6][7]

Thời Hoàng Thái Cực sửa

Những năm Thiên Thông sửa

Năm Thiên Thông đầu tiên (1627), A Tế Cách cùng với Bối lặc A Mẫn tấn công Triều Tiên, liên tục đánh hạ 5 thành trì. Sau lại theo Hoàng Thái Cực thảo phạt quân Minh, cùng với Mãng Cổ Nhĩ Thái bảo vệ đường vận chuyển lương thảo tại Tháp Sơn. Sau khi hội quân ở Cẩm Châu và áp sát Ninh Viễn, quân Thanh phát hiện hơn ngàn quân Minh đang hạ trại, đào chiến hào, sắp xếp hỏa khí ở phía trước, nhưng A Tế Cách đã tiêu diệt toàn bộ.[8]

Tổng binh của nhà Minh là Mãn Quế xuất thành bày trận, Hoàng Thái Cực muốn tấn công ngay lập tức, nhưng bị các Bối lặc ngăn lại vì lý do khoảng cách với thành trì quá gần, chỉ duy nhất A Tế Cách xin theo. Hoàng Thái Cực liền đốc thúc A Tế Cách nhanh chóng đánh bại kỵ binh triều Minh, các Bối lặc đều lấy làm hổ thẹn, vì vậy chưa kịp mặc áo giáp đã tiến lên xung phong liều chết, quân Minh tử thương hơn một nửa.[8]

Năm thứ 2 (1628), vì tự ý chủ trì hôn lễ của Đa Đạc, ông đã bị tước đi tước vị, sau này lại được khôi phục.[9] Sang năm sau, ông cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng tấn công Cẩm ChâuNinh Viễn, thiêu rụi toàn bộ lương thực tích trữ của quân Minh tại đây, lại bắt giữ được hơn 3.000 người. Sau đó, ông theo Hoàng Thái Cực phạt Minh, tham gia Trận Kỷ Tị, kiềm chế Long Tỉnh quan, hạ thành Hán Nhi Trang, tấn công Hồng Sơn khẩu. Sau khi tiến quân đến Tuân Hóa, ông tham gia tấn công và tiêu diệt Tổng binh nhà Minh Triệu Suất Giáo. Sau khi bị áp sát kinh đô, hai viên tướng nhà Minh là Viên Sùng HoánTổ Đại Thọ đã đem 2 vạn quân tới cứu viện, đóng quân bên ngoài Quảng Cừ môn. Quân Hậu Kim truy trục quân Minh, tiếp cận chiến hào, chiến mã của A Tế Cách bị thương nên mới lui binh. Về sau, A Tế Cách cùng A Ba Thái tấn công Thông Châu, đến Trương Gia loan. Lại theo Hoàng Thái Cực tuần Kế Châu, gặp được viện binh Sơn Hải quan 5 ngàn người. A Tế Cách cùng Đại Thiện đột nhập trận địa của địch, đại phá quân Minh.[10]

Năm thứ 4 (1630), ông lại theo đại quân phạt Minh, đến Quảng Ninh, hội quân tại Đại Lăng Hà. Trong đêm vây Cẩm Châu, quân Minh đánh lén quân doanh của A Tế Cách lại gặp phải sương mù dày đặt cản tầm nhìn. A Tế Cách dàn trận địa sẵn sàng đón địch, đợi đến khi sương mù tản ra thì lập tức tập kích, bắt giữ được một Phó tướng của quân Minh, thu được giáp giới cùng ngựa hơn 200.[11]

Hoàng Thái Cực đích thân đến, bàn bạc kế hoạch vây công thành. Nghe được tin quân Minh tăng viện binh, Hoàng Thái Cực lệnh cho Dương Cổ Lợi thống lĩnh một nửa Bát kỳ quân Ba Nha Lạt đến tăng cường lực lượng. Em trai của Tổ Đại ThọTổ Đại Bật bởi đem kỵ binh tham dò tiến về phía trước, Hoàng Thái Cực đích thân mặc giáp chiến đấu, A Tế Cách chạy đến, phấn khích đánh lui quân Minh, chặt đầu một Phó tướng của quân Minh. Hoàng Thái Cực liền đem quân giao cho A Tế Cách, Giám Quân đạo Trương Xuân đem 4 vạn cứu binh đến, lại chiến đấu tại Đại Lăng Hà, chặn giết hơn một nửa quân Minh, truy đuổi quân Minh suốt 40 dặm về phía Bắc.[11]

Năm thứ 6 (1632), ông theo đại quân thảo phạt Sát Cáp Nhĩ, Lâm Đan Hãn bỏ trốn. Hoàng Thái Cực thay đổi hướng của đại quân, trước tiên tấn công Minh triều, lệnh cho A Tế Cách lãnh đạo cánh quân bên trái và binh lính Mông Cổ tấn công Đại Đồng và Tuyên Phủ, thu được toàn bộ tài vật được cất trữ lại Trương Gia Khẩu.[12] Tháng 3 năm sau, Hoàng Thái Cực lệnh cho xây dựng Thông Thiên bảo, ông đem quân đến đóng giữ. Tháng 5, ông cùng với Tế Nhĩ Cáp LãngĐỗ Độ nghênh đón hàng tướng Khổng Hữu Đức, chống cự quân Minh của Đông Giang Tổng binh Hoàng Long cùng quân đội Triều Tiên. Tháng 6, Hoàng Thái Cực trưng cầu ý kiến của các đại thần về việc đánh Minh triều, Triều Tiên, Sát Cáp Nhĩ, nên đánh địa phương nào trước, A Tế Cách cho rằng trước nên đánh quân Minh. Được như nguyện, A Tế Cách cùng A Ba Thái tiến đánh Sơn Hải Quan, Hoàng Thái Cực hạ chỉ chất vấn tại sao không chịu thâm nhập tiến quân, A Tế Cách trả lời "Ta muốn dừng lại ở chỗ này, tích góp lương thực, nhưng chư Bối lặc không chịu nghe". Hoàng Thái Cực liền trách: "Nếu ngươi kiên trì không đi, chư Bối lặc còn có thể vứt bỏ ngươi ở lại rồi đi hay sao?".[12]

Năm thứ 8 (1634), A Tế Cách cùng Đa Nhĩ Cổn, Đa Đạc theo đại quân thảo phạt quân Minh, 3 anh em cùng nhau nhập Long Môn khẩu, đánh hạ Bảo An Châu, Linh Khâu.[13]

Những năm Sùng Đức sửa

Năm Sùng Đức đầu tiên (1636), A Tế Cách được phong Đa la Vũ Anh Quận vương (多罗武英郡王). Cùng Nhiêu Dư Bối lặc A Ba TháiDương Cổ Lợi phạt minh, từ Điêu Ngạc bảo nhập Trường An lĩnh, áp sát Duyên Khánh. Vượt qua Đảo Định đến An Châu, và đánh hạ các huyện Xương Bình, Định Hưng, An Túc, Bảo Trì, Đông An, Hùng, Thuận Nghĩa, Dung ThànhVăn An, lớn nhỏ hơn 56 trận đánh, bắt sống cả người và súc vật hơn 10 vạn. Ông phái nhóm người Cố Sơn Ngạch Chân Đàm Thái bố trí mai phục, chém được tướng thủ thành của 3 quân doanh Tuân Hoá, giành được hơn một trăm bốn mươi con ngựa. Khi trở về, Hoàng Thái Cực đích thân ra ngoài 10 dặm nghênh đón, thấy A Tế Cách vì vất vả mà thân thể gấy yếu, đã vì ông mà rơi lệ, đích thân rót rượu hỏi thăm. Tháng 12, Khi Hoàng Thái Cực tấn công Triều Tiên, ông đã ra lệnh cho A Tế Cách thủ vệ Ngưu Trang.[14]

Năm thứ 2 (1637), Thạc Thác nhiều lần tấn công không hạ được đảo Ka (가도). A Tế Cách nhanh chóng đem quân đến, 2 đường thủy bộ nhanh chóng đánh hạ. Hoàng Thái Cực phái người đến khen ngợi và ban thưởng.[15]

Năm thứ 4 (1639), ông lại theo đại quân phạt Minh. A Tế Cách tuyên bố muốn sử dụng Hồng y đại pháo để tấn công, lính thủ thành cực kỳ sợ hãi, 4 dặm đồn trú, đồn Trương Cương, Bảo Lâm tự, đồn Vượng Dân, đồn Vu Gia, Thành Hoá dụ, Đạo Nhĩ Chương đều bị đánh hạ. Lại hồi quân thủ hộ Tháp Sơn, Liên Sơn và bắt hơn ngàn người. Một lần nữa cùng A Ba Thái tấn công Cẩm Châu và Ninh Viễn.[16]

Năm thứ 6 (1641), diễn ra Đại chiến Tùng Cẩm. Ông cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng, Đa Đạc vây công Cẩm Châu. Bọn người giữ thành Thai cát Mông Cổ Ngô Ba Thập thương nghị với nhau dâng thành đầu hàng. Sau khi Tổ Đại Thọ biết được sự việc liền tấn công binh lính Mông Cổ, A Tế Cách trong đêm đem quân viện trợ, quân Minh đại bại và hàng quân Mông Cổ được đưa đến nghĩa châu. Ông liên tục đánh bại quân Minh, được thưởng bạc bốn ngàn.[17]

Cùng năm tháng 3, Hồng Thừa Trù suất chư tướng Vương Phát, Ngô Tam Quế viện trợ Cẩm Châu, tổng quân 13 vạn. Hoàng Thái Cực đích thân đến giám quân, hạ trại ở Tùng Sơn. Quân Minh chạy đến Tháp Sơn, A Tế Cách liền đem quân truy kích, thu được toàn bộ lương thảo tại Bút Giá Sơn, lại cùng Đa Nhĩ Cổn tấn công bốn thành trì của địch, bắt được bọn tướng quân Minh là Vương Hi Hiền. Quân Minh vẫn ở Cẩm Châu, Tùng Sơn, Hạnh Sơn và Cao Kiều, Hoàng Thái Cực hồi Thịnh Kinh, ra lệnh cho A Tế Cách Đỗ Độ và Đa Đạc tiến hành vây công. Hồng Thừa Trù thừa dịp ban đêm, đem quân ra khỏi Tùng Sơn, tập kích quân Thanh, A Tế Cách đốc quân hoàn xạ quân Minh. Quân Minh đại bại muốn rút lui nhưng cửa thành đóng chặt không ra được, hơn 2 ngàn quân liền xin hàng.[18]

Năm thứ 7 (1642), ông mang quân vây công Hạnh Sơn, lại phái quân đội tấn công Ninh Viễn. Ngô Tam Quế dùng 4 trăm người đóng giữ ở Tháp Sơn, Cao Kiều, không đánh đã lui, quân Minh tan tác tứ phía, A Tế Cách đại bại quân Minh.[19]

Năm thứ 8 (1643), A Tế Cách lại cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng tấn công Ninh Viễn, quân Thanh bắn pháo vào thành Bắc, tường thành sụp đổ mà phá được; lại tấn công vào thành Tây, trảm Minh Tổng binh Lý Phụ Minh, Viên Thượng Nhân cùng hơn 30 tướng lĩnh, giết hơn 4 ngàn quân Minh, Tổng binh Hoàng Sắc bỏ thành chạy trốn.[20]

Những năm Thuận Trị sửa

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), A Tế Cách suất đại quân nhập quan, đại bại quân Đại Thuận của Lý Tự Thành trong Đại chiến Sơn Hải Quan. A Tế Cách được phong là Anh Thân vương, ban thưởng 2 bộ yên ngựa.[21][22]

Sau, ông được phong làm Tĩnh Viễn Đại tướng quân, từ biên ngoại vào Thiểm Tây, chặt đứt đường lui của Lý Tự Thành. 8 trận toàn thắng, đánh hạ 4 thành trì và hàng phục được 38, thế như chẻ tre. Cùng lúc đó, đạo quân của Đa Đạc đại thắng quân Đại Thuận ở Sơn Hải quan, Lý Tự Thành buông tha Tây An trốn đi Thương Châu. Đa Nhĩ Cổn lệnh cho A Tế Cách kết hợp với Đa Đạc tạo thành thế Nam-Bắc giáp công, thảo phạt Lý Tự Thành. Lý Tự Thành liền bỏ chạy về phía Nam, đem theo tàn binh chạy về Nam Kinh. A Tế Cách đem quân đuổi theo, đuổi đến Đặng Châu, lại đến Thừa Thiên, Đức An, Vũ Xương, Phú Trì Khẩu, Tang Gia Khẩu, Cửu Giang, liên tục phá địch. Lý Tự Thành bỏ trốn rồi bị giết chết, Kiêu tướng của quân Đại Thuận là Lưu Tông Mẫn bị chém, quân sư Tống Hiến Sách bị bắt. Chính quyền Đại Thuận đến đây diệt vong.[23]

Năm thứ 2 (1645), Tả Mộng Canh, con trai tướng quân nhà Minh Tả Lương Ngọc, đang đóng quân ở Cửu Giang, quân Thanh giết đến, liền suất lĩnh 10 vạn binh mã cùng nhiều chiến thuyền đến xin hàng. Quân Thanh lần lượt chiếm 12 thành Hà Nam, 39 thành Hồ Quảng, mỗi 6 thành ở Giang Tây và Giang Nam, tổng cộng 63 thành trì.[24] Tin chiến thắng được báo về triều, Thuận Trị đế cử người mang chiếu đến thăm hỏi và gọi đại quân A Tế Cách hồi kinh, chiếu viết:[25]

Chiếu chỉ chưa kịp đến, A Tế Cách đã mang quân khải hoàn, ngày 4 tháng 8 thì về đến Kinh sư. Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn bắt đầu tính toán toàn bộ tội lỗi của A Tế Cách, ngoại trừ việc không đợi chiếu đã thu quân, còn có báo láo về cái chết của Lý Tự Thành, uy hiếp quan viên địa phương, tự ý lấy ngựa của Ngạc Nhĩ Đa Tư và Thổ Mặc Đặc, lại thêm tội gọi Thuận Trị đế là "Nhụ tử". Gộp tất cả tội lỗi lại, A Tế Cách bị giáng xuống Anh Quận vương, nhưng không lâu sau lại được khôi phục tước vị Thân vương.[26][27]

Năm thứ 5 (1648), A Tế Cách đem quân đi đánh dẹp nạn thổ phỉ ở Thiên Tân. Mùa đông năm đó, Đại Đồng Tổng binh Khương Tương đào ngũ phản Thanh, A Tế Cách được phong Bình Tây Tướng quân,[28] suất lĩnh nhóm người Cố Sơn Ngạch Chân Ba Nhan đem quân đi thảo phạt.[29] Sang năm sau, Khương Tương cùng tướng dưới quyền là Lưu Thiên đã đem quân xâm phạm Đại Châu, A Tế Cách liền phái Bác Lạc đi trước cứu viện, vây khốn Lưu Thiên rồi mới giải vây.[30]

Đa Nhĩ Cổn đích thân đến Đại Đồng tham thị đại quân. Thời điểm đó, hai vị Phúc tấn của A Tế Cách bệnh mất, Đa Nhĩ Cổn lệnh ông trở về chủ trì gia sự. A Tế Cách nói:

A Tế Cách ỷ mình lập nhiều quân công, nói với Đa Nhĩ Cổn rằng:

Đa Nhĩ Cổn trách A Tế Cách quá cuồng vọng, liền lệnh không để ông tham dự vào sự vụ lục bộ và giao tiếp với Hán quan.[31] Ngày 28 tháng 8, Khương Tương bị thuộc cấp là Dương Chấn giết chết. Dương Chấn đem quân quy thuận quân Thanh. Ngày kế, A Tế Cách đem quân vào thành, phá huỷ tường thành của Đại Đồng rồi mới lui binh.[32]

Năm thứ 7 (1650), Đa Nhĩ Cổn cùng nhóm người A Tế Cách xuất cung đi săn. Đến cuối năm, Đa Nhĩ Cổn bệnh tình nguy kịch, bí mật triệu A Tế Cách đến bàn việc hậu sự. Sau khi Đa Nhĩ Cổn hoăng, A Tế Cách muốn kế thừa làm Nhiếp Chính vương, âm thầm gọi con trai là Lâu Thân đến, lệnh hắn suất binh, đồng thời không muốn đem tin tức Đa Nhĩ Cổn đã mất báo cho chưa vương.

Cùng lúc đó, A Tế Cách uy hiếp đại thần thuộc Lưỡng Bạch Kỳ dưới quyền của Đa Nhĩ Cổn phải nghe theo mình, bị từ chối lại lấy quân đội ra uy hiếp. Vì vậy, đại thần của Lưỡng Bạch Kỳ quyết định "Y Hoàng thượng vi sinh", lại hướng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng tố cáo A Tế Cách thừa lúc đám tang Đa Nhĩ Cổn mưu loạn đoạt chính. Đi theo Đa Nhĩ Cổn vây săn, Đại học sĩ Cương Lâm đã sớm phát hiện ý đồ của A Tế Cách, liền một mình ngày đêm giục ngựa về kinh, tố giác sự việc. Triều đình lập tức quan bế cửu môn, ở bên ngoài Đức Thắng môn, con đường A Tế Cách bắt buộc phải đi qua, bố trí trọng binh canh gác, đề phòng bất trắc.

Không lâu sau, A Tế Cách hộ tống linh cữu Đa Nhĩ Cổn hồi kinh. Lúc đến Thạch môn, A Tế Cách hội quân cùng con trai là Lâu Thân, lệnh bộ hạ mở lớn cờ xí, vòng quanh xe tang mà đi. Thuận Trị đế đích thân suất chư vương, đại thần nghênh đón cữu xa tại bên ngoài Đức Thắng môn, cha con A Tế Cách cầm đầu ngồi xuống. Bọn Tế Nhĩ Cáp Lãng thấy A Tế Cách thân mang bội đao, cử động phản trắc, phái binh giám thị chặt chẽ, lại đem tuỳ tùng 300 kỵ binh toàn bộ bắt giữ, đánh vỡ toàn bộ kế hoạch của A Tế Cách, tránh được một trận có thể gây náo loạn.

Ngày 26 tháng 12, Nghị chính Vương Đại thần hội nghị luận tội A Tế Cách. A Tế Cách bị u cấm, con ông là Lâu Thân bị cách đi tước Thân vương. Sau khi bị giam, A Tế Cách không những không thu liễm tính tình mà còn càng ngày càng cuồng bạo, trong phòng giam tư tàng đại đao, bí mật đào địa đạo, tuyên bố muốn hoả thiêu phòng giam[33].

Năm thứ 8 (1651), ngày 16 tháng 10 cùng năm, A Tế Cách bị ban cho tự tử trong ngục giam, bị trừ đi tông tịch[34]. Xét thấy con trai thứ hai của A Tế Cách là Phó Lặc Hách vô tội, lại có công, được phép nhập lại tông thất[35].

Năm Càn Long thứ 43 (1778), con cháu của ông, bao gồm cả Bá Nhĩ Tốn và những nhánh khác lại được đưa vào tông phổ.

Tướng mạo sửa

Liên quan đến tướng mạo của A Tế Cách, người Nhật có một bản ghi chi tiết hơn trong "Thát Đát phiêu lưu ký":

Thê thiếp sửa

Đích phúc tấn sửa

  • Nguyên phối: Tây Lâm Giác La thị, con gái Hỗ Tân (祜新).
  • Kế thất: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, thuộc Khoa Nhĩ Thấm bộ, con gái của Bỉnh Đồ Quận vương Khổng Quả Nhĩ (孔果洛). Bà là em gái của Thọ Khang Thái phi và chị em họ với Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu.

Thiếp sửa

  • Lý thị, con gái Lý Sĩ Hưng (李士兴).
  • Du thị, con gái Du Xuân Nhân (愉春仁).

Hậu duệ sửa

Con trai sửa

A Tế Cách có tất cả 12 con trai, trong đó có ba người có tước vị: Hòa Độ, Phó Lặc Hách, Lâu Thân. Hòa Độ được phong Bối tử, mất sớm.[36]

  1. Trưởng tử: Hòa Độ (和度, 1619 - 1646), mẹ là Tây Lâm Giác La thị. Sơ phong Phụ quốc công, sau tấn phong Cố Sơn Bối tử (1644). Tuyệt tự.
    • Đích Phu nhân: Trát Lỗ Đặc thị, con gái Thường Khởi Bố (常起布).
  2. Thứ tử: Phó Lặc Hách (傅勒赫, 1629 - 1660), mẹ là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Sơ phong Trấn quốc công. Sau bị đoạt tước, tước đi tông tịch. Năm 1661 được phán vô tội, khôi phục tông tịch. Năm Khang Hi nguyên niên (1662), truy phong Phụng ân Trấn quốc công.
    • Thê thiếp:
      • Đích Phu nhân: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, thuộc Khoa Nhĩ Thấm bộ, con gái Trác Lý Khắc Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện (吴克善), chị gái của Bác Nhĩ Tề Cát Đặc phế hậu.
      • Kế Phu nhân: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, con gái Thai cát Bật Hán Tang Cát Nhĩ (弼汉桑噶尔塞)
    • Hậu duệ:
      1. Trường tử: Lỗ Khắc Độ (鲁克度, 1645 - 1647), mẹ là Nguyên phối Phu nhân Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Mất sớm.
      2. Thứ tử: Cấu Tư (构孳, 1648 - 1666), mẹ là Kế Phu nhân Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Năm 1661 được phong Phụng ân Phụ quốc công. Có 1 con trai mất sớm.
      3. Tam tử: Xước Khắc Thác (绰克讬, 1651 - 1711), mẹ là Kế Phu nhân Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Được phong Phụ quốc công (1665), Thịnh Kinh Tướng quân (1683). Năm 1698 bị cách tước Phụ quốc công.
  3. Tam tử: Bá Nhĩ Tốn (伯尔逊, 1631 - 1675), mẹ là thiếp không rõ tính danh. Sau vì A Tế Cách và em trai Lâu Thân bị hoạch đại tội mà cùng bị tước đi tông tịch. Năm 1778 được Càn Long đặc chỉ phục nhập Tông thất.
    • Đích thê: Nữu Hỗ Lộc thị, con gái Nhị đẳng Thị vệ Tề Thái (齐泰)
    • Hậu duệ
      1. Trường tử: Khôi Cách (魁格, 1652 - 1653), mẹ là Nữu Hỗ Lộc thị. Chết yểu.
      2. Thứ tử: Quan Đồ (關圖, 1653 - 1686), mẹ là Nữu Hỗ Lộc thị. Vô tự
      3. Tam tử: Quốc Nhĩ Bác (國爾博, 1656 - 1659), mẹ là Điền thị. Chết yểu.
      4. Tứ tử: A Nhĩ Tấn (阿爾晉, 1661 - 1663), mẹ là Điền thị. Chết yểu.
      5. Ngũ tử: La Khắc Đa Hoan (罗克多欢, 1661 - 1725), mẹ là Nữu Hỗ Lộc thị. Có 4 con trai.
      6. Lục tử: A Nhĩ Đan (阿爾丹, 1663 - 1664), mẹ là Lý thị. Chết yểu.
      7. Thất tử: Đồ Cát (圖吉, 1663 - 1721), mẹ là Điền thị. Có 2 con trai.
      8. Bát tử: Đặc Thanh Ngạch (特清額, 1667 - 1669), mẹ là Nữu Hỗ Lộc thị. Chết yểu.
      9. Cửu tử: Tác Đức (索德, 1667 - 1671), mẹ là Vương thị. Mất sớm.
      10. Thập tử: Đồ Lan Thái (圖蘭泰, 1669 - 1747), mẹ là Kim thị. Có 4 con trai.
  4. Tứ tử: Môn Trụ (無嗣, 1663 - 1635), mẹ là thiếp không rõ tính danh. Chết yểu.
  5. Ngũ tử: Lâu Thân (樓親, 1634 - 1661), mẹ là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. Được phong Hòa Thạc Thân vương. Sau bị cách tước vì có âm mưu làm loạn. Năm 1661 bị ban cho tự vẫn. Tuyệt tự.
  6. Lục tử: Mặc Nhĩ Tốn (墨爾遜, 1635 - ?), mẹ là Bác Nhĩ tế Các Đặc thị. Vô tự.
    • Đích thê: Qua Nhĩ Giai thị, con gái Đô thống Hòa Nhạc Đồ (和岳图).
  7. Thất tử: Tác Nhĩ Khoa (索爾科, 1640 - 1642), mẹ là Lý thị. Chết yểu.
  8. Bát tử: Đông Tắc (佟塞, 1641 - 1701), mẹ là thiếp không rõ tính danh. Sau vì A Tế Cách và anh trai Lâu Thân bị hoạch đại tội mà cùng bị tước đi tông tịch. Năm 1778 được Càn Long đặc chỉ phục nhập Tông thất.
    • Đích thê: Ngạc Trác thị, con gái của Ngạc Hải (鄂海).
    • Hậu duệ:
      1. Trường tử: Vân Tú (雲秀, 1667 - 1737), mẹ là Ngạc Trát thị. Có 2 con trai.
      2. Thứ tử: Vân Trang (雲莊, 1669 - 1713), mẹ là Ngạc Trát thị. Có 2 con trai.
      3. Tam tử: Thường Minh Châu (常明珠, 1682 - 1684), mẹ là Vương thị. Chết yểu.
  9. Cửu tử: Hô Lễ (瑚禮, 1641 - ?), mẹ là thiếp không rõ tính danh. Vô tự.
  10. Thập tử: Ngạc Bái (鄂拜, 1643 - 1689), mẹ là thiếp không rõ tính danh.
    • Đích thê: Quách Lạc La thị, con gái Tán Kỵ lang A Hải (散骑郎阿)
    • Hậu duệ:
      1. Trường tử: Vân Đại (云岱, 1660 - 1728), mẹ là Quách Lạc La thị. Có 7 con trai.
      2. Thứ tử: Thuận Đại (顺岱, 1662 - 1736), mẹ là Quách Lạc La thị. Vô tự.
      3. Tam tử: Khoa Bái (科拜, 1665 - 1736), mẹ là Quách Lạc La thị. Có 3 con trai
      4. Tứ tử: Dũng Ái (勇蔼, 1667 - 1749), mẹ là Quách Lạc La thị. Có 1 con trai.
      5. Ngũ tử: Thiệu Thái (绍泰, 1672 - 1728), mẹ là Quách Lạc La thị. Có 5 con trai.
      6. Lục tử: Thao Hải (韬海, 1675 - 1680), mẹ là Quách Lạc La thị. Chết yểu.
      7. Thất tử: Phật Thái (佛泰, 1678 - 1684), mẹ là Lý thị. Chết yểu.
      8. Bát tử: Thao Thái (韬泰, 1678 - 1744), mẹ là Quách Lạc La thị. Có 1 con trai thừa tự.
      9. Cửu tử: Thư Nhĩ Hồng Ngạch (舒尔洪额, 1680 - 1687), mẹ là Trương Giai thị. Chết yểu.
      10. Thập tử: Long Đại (隆岱, 1680 - 1688), mẹ là Kiều thị. Chết yểu.
      11. Thập Nhất tử: Quan Thuận (观顺, 1685 - 1764), mẹ là Trương thị. Có 4 con trai
  11. Thập nhất tử: Ban Tiến Thái (班進泰, 1644 - 1706), mẹ là thiếp không rõ tính danh.
    • Đích thê: Nạp Lạt thị, con gái Thị vệ Ban Lĩnh Thư Thục (班领舒淑).
    • Dắng thiếp: Tào thị, con gái Tào Đạt (曹达).
    • Hậu duệ:
      1. Trường tử: Mục Sở (穆楚, 1670 - 1725), mẹ là Tào thị. Vô tự.
      2. Thứ tử: Ngạch Nhĩ Canh Ngạch (额尔庚额, 1677 - 1746), mẹ là Tào thị. Có 1 con trai.
      3. Tam tử: Ngạch Nhĩ Định Ngạch (额尔庚额, 1678 - 1726), mẹ là Nạp Lạt thị. Vô tự.

Con gái sửa

  • Trưởng nữ: Quận chúa, gả cho Át Tất Long. Mất sau khi thành hôn.
  • Tứ nữ: Quận chúa, gả cho Ông Ngưu Đặc bộ Trát Tát Khắc Đỗ Lăng Quận vương Bác Đa Hòa (博多和), có cháu nội là Quận vương Thương Tân (仓津). Thương Tân trước cưới Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa, sau cưới Quận chúa - con gái thứ sáu của Dụ Hiến Thân vương Phúc Toàn.
  • Ngũ nữ: gả cho Nạp Lan Minh Châu và sinh được ba con trai, người con trai cả là Nạp Lan Tính Đức nhà thơ nổi tiếng vào đầu triều đại nhà Thanh. Cháu đời thứ 4 là Hô Bát (瑚玐) nhậm chức Lý Sự quan. Con trai Hô Bát là Đôn Mẫn chính là bạn của Tào Tuyết Cần.

Đánh giá sửa

Đánh giá chung sửa

A Tế Cách có thể nói là giết địch anh dũng, chiến tích hiển hách, vì Đại Thanh thời kỳ đầu bình định giang sơn lập nhiều chiến công hiển hách. Lúc Đa Nhĩ Cổn bệnh nặng rồi mất, A Tế Cách muốn mưu đồ thừa tập Nhiếp Chính vương, sự tình bị bại lộ mà dẫn đến u cấm. Người nhà và thuộc hạ của A Tế Cách đều chịu liên luỵ bị hạch tội, không ít người bị xử tử, xét nhà, hoặc là bị trách phạt, cách chức, cũng bởi vậy mà nổi dậy một cuộc tai ương lao ngục. A Tế Cách cuối cùng bị Thuận Trị ban chết. Đây cũng là vì A Tế Cách suy nghĩ quá đơn giản, tính tình bạo ngược, đối đãi với mọi người cuồng vọng mà ra. Đây là nguyên do mà người đời sau nhận xét A Tế Cách là "Phiếu hãn thiểu mưu".[37]

Đánh giá qua các thời kỳ sửa


Mộ địa sửa

Ban đầu, "Bát vương phần", lăng mộ của ông nằm ở khu Triều Dương, bên ngoài Kiến Quốc Môn, chiếm diện tích ước chừng 67 ngàn mét vuông. Năm 1925, kiến trúc bị phá huỷ, đem bán, sau cũng chặt hết cây cối để đem bán. Mộ địa nhiều lần bị trộm. Năm 1949, mộ địa hoàn toàn bị huỷ để xây dựng xưởng cất rượu, chỉ lưu lại địa danh.[37]

Một số lời đồn sửa

Bị Đế chán ghét sửa

Hoàng Thái Cực đối với Lưỡng Bạch Kỳ (Chính Bạch Kỳ và Tương bạch Kỳ) cùng 3 anh em Đa Nhĩ Cổn dùng chính sách lôi kéo là chính, trấn áp là phụ. Bởi vì Lưỡng Bạch Kỳ thực lực hùng hậu, kỳ chủ lại trẻ tuổi, một khi lôi kéo được sẽ dễ sai khiến. A Tế Cách là người lớn nhất trong 3 anh em, lại sớm trải quan chiến trận, làm người vũ dũng nhưng cũng thô kệch, không chịu ước thúc. Bởi vậy, Hoàng Thái Cực đầu tiên đem A Tế Cách ra khai đao.

Năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626), tháng 12, Mông Cổ Trát Lỗ Đặc bộ Thai cát Ân Cách Tham bỏ trốn, chuẩn bị đầu nhập với dưới kỳ A Tế Cách, dựa theo quy củ thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đặc biệt là đối với Mông Cổ quý tộc như Ân Cách Tham, theo lý nên nhận được đãi ngộ tốt ở mức nhất định. Về phần sau khi chạy trốn, lựa chọn Kỳ nào đều dựa vào ý định cá nhân. Nhưng Hoàng Thái Cực chủ tâm muốn đả kích A Tế Cách, cũng liền tự nhiên bất chấp rất nhiều. Khi đó, quan hệ của Hoàng Thái Cực và Đức Cách Loại đang trong thời kỳ cực kỳ tốt, Hoàng Thái Cực liền làm chủ đem Ân Đức Tham về dưới quyền Đức Cách Loại. Ân Đức Tham vẫn muốn đầu quân về dưới trướng A Tế Cách, Đức Cách Loại cực kỳ phẫn nộ, cho người đem Ân Đức Tham đoạt trở về. Người được Đức Cách Loại phái đi bị A Tế Cách lỗ mãng làm bị thương. Hoàng Thái Cực liền nhân cơ hội này hỏi tội A Tế Cách, phạt A Tế Cách 1000 lượng bạc trắng và bảy con ngựa.

Năm Thiên Thông thứ 2 (1628), A Tế Cách tán thành Đa Đạc con gái của A Bố Thái, còn làm chủ hôn lễ, chọc giận Hoàng Thái Cực. A Bố Thái là em trai của Đại phi A Ba Hợi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, cũng chính là cậu của 3 anh em A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn, Đa Đạc, rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích tín nhiệm, trong những năm Thiên Mệnh là 1 trong 8 vị "Đô Đường" trứ danh. Nhưng quan hệ giữ A Bố Thái và Hoàng Thái Cực cực kỳ hỏng bét, chủ yếu là do tranh chấp trong chính trị. Vì vậy sau khi Hoàng Thái Cực tức vị, A Bố Thái chưa từng được sống dễ chịu. Hơn nữa, Hoàng Thái Cực còn không cho phép các quý tộc có bất cứ mối quan hệ thông gia nào với gia tộc A Bố Thái. A Tế Cách không thèm để ý những điều này, kiên trì ủng hộ Đa Đạc cưới con gái của cữu cữu A Bố Thái. Hoàng Thái Cực bởi vậy nổi trận lôi đình, đặc biệt hạ lệnh trách phạt A Tế Cách, đoạt đi tư cách Kỳ chủ Tương Bạch Kỳ, lấy Đa Nhĩ Cổn thay thế.

Phản đối dời đô sửa

Căn cứ theo lời nói của quan viên Triều Tiên đi theo quân Thanh nhập quan, A Tế Cách tại trước khi nhập quan đã phản đối việc dời đô, nói với Đa Nhĩ Cổn:

Đa Nhĩ Cổn tức thì phản đối, nói:

A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn cũng vì vậy mà nảy sinh hiềm khích[42].

Cầu phong Thúc vương sửa

Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), tháng 3, nhân vật quyền thế thứ 2 trong triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ là Đa Đạc mất. Ở Đại Đồng, A Tế Cách tự nhận công lao to lớn, nghe được tin liền phái Ngô Bái (吴拜 đến nói với Đa Nhĩ Cổn[31]:

Đa Nhĩ Cổn trách A Tế Cách quá cuồng vọng, sai Ngô Bái trả lời[43]:

A Tế Cách lại thỉnh cầu kiến tạo phủ đệ, chư vương liền thỉnh cầu tước đi tước vị của ông, Đa Nhĩ Cổn cũng không đồng ý, cấm A Tế Cách tham dự vào sự việc Lục bộ và giao tiếp Hán quan.

Trong văn hoá đại chúng sửa

Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
1987 Mãn Thanh tập tam hoàng triều (满清十三皇朝) Lưu Tố Phương A Tế Cách
1992 Nhất đại Hoàng hậu Đại Ngọc Nhi (一代皇后大玉儿 Chu Lương Vĩ A Tế Cách
2012 Mỹ nhân vô lệ (美人无泪) Triệu Sở Luân A Tế Cách
2015 Đại Ngọc Nhi truyền kỳ (大玉儿传奇) Lý Bính Lôi A Tế Cách

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Nghĩa là "nhỏ"

Tham khảo sửa

  1. ^ Ngọc điệp, tr. 5562, Quyển 11, Bính 3
  2. ^ Thái Quan Lạc (2008), tr. 33 - 37, Tập 2
  3. ^ Thừa Chính viện (1997). Thừa Chính viện nhật ký. Hàn Quốc: Ủy ban Biên soạn Quốc sử. Ghi chép ngày 26 tháng 4 năm Triều Tiên Nhân Tổ thứ 15.
  4. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 阿济格,太祖第十二子。初授台吉。
  5. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 天命十年, 从贝勒莽古尔泰伐察哈尔, 至农安塔.
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1987), tr. 7 - 13, Tập 1
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 十一年, 偕台吉硕托伐喀尔喀巴林部, 复从贝勒代善伐紥鲁特, 皆有功, 授贝勒
  8. ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 天聪元年, 偕贝勒阿敏伐北韩, 克五城. 从上伐明, 偕莽古尔泰卫塔山粮运. 会师锦州, 薄宁远, 明兵千余人为车营, 掘壕, 前列火器, 阿济格击歼之. 总兵满桂出城阵, 上欲进击, 诸贝勒以距城近, 谏不可, 独阿济格请从. 上督阿济格驰击明骑兵至城下, 诸贝勒皆惭, 奋不及胄, 亦进击其步军, 明兵死者大半.
  9. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 二年, 以擅主弟多铎婚, 削爵, 寻复之.
  10. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 三年, 偕济尔哈朗略明锦州, 宁远, 焚其积聚, 俘三千. 复从上伐明, 克龙井关, 下汉儿庄城, 克洪山口. 进次遵化, 击斩明总兵赵率教. 薄明都, 袁崇焕, 祖大寿以兵二万赴援, 屯广渠门外, 师逐之, 迫壕, 阿济格马创, 乃还. 寻偕阿巴泰等略通州, 至张家湾. 寻从上阅蓟州, 遇明山海关援兵, 阿济格偕代善突入敌阵, 大破之.
  11. ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 四年, 复从伐明, 趋广宁, 会师大凌河. 夜围锦州, 明兵袭阿济格营, 雾不见人, 阿济格严阵待. 青气降, 雾豁若门辟, 急纵击, 获明裨将一, 甲械及马二百余. 上酌金卮亲劳之, 授围城方略. 寻闻明增兵, 上命扬古利率八旗巴牙喇兵之半以益军. 大寿弟大弼逐我军中侦骑近上前, 上擐甲与战, 阿济格驰至, 明兵步骑遝出, 奋击却之, 斩明裨将一. 上以所统兵付阿济格, 明监军道张春援至, 又战於大凌河, 截杀过半, 逐北四十里.
  12. ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 六年, 从伐察哈尔, 林丹汗遁. 上移师伐明, 令阿济格统左翼及蒙古兵略大同, 宣府, 尽得张家口所贮犒边财物. 七年, 城通远堡, 迎降将孔有德, 拒明及北韩兵. 诏问攻明及北韩, 察哈尔三者何先, 阿济格言当攻明. 偕阿巴泰略山海关, 诏责其不深入, 阿济格言;"臣欲息马候粮, 诸贝勒不从." 上曰: "汝果坚不还, 诸贝勒将弃汝行乎?"
  13. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 八年, 从伐明, 克保全, 拔灵丘.
  14. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 崇德元年, 进武英郡王. 偕饶余贝勒阿巴泰及扬古利伐明, 自雕鹗堡入长安岭, 薄延庆. 越保定至安州, 克昌平, 定兴, 安肃, 宝坻, 东安, 雄, 顺义, 容城, 文安诸县, 五十六战皆捷, 俘人畜十余万. 又遣固山额真谭泰等设伏, 斩遵化三屯营守将, 获马百四十余. 得优旨, 赐鞍马一. 师还, 上迎劳地载门外十里, 见阿济格劳瘠, 为泪下, 亲酌金卮劳之. 上伐北韩, 命守牛庄.
  15. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 二年, 硕托攻皮岛未下, 阿济格督所部水陆并进, 克之. 上遣使褒劳.
  16. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 四年, 从伐明, 阿济格扬言欲以红衣炮攻台, 守者惧, 四里屯, 张刚屯, 宝林寺, 旺民屯, 於家屯, 成化峪, 道尔彰诸台俱下. 寻还守塔山, 连山, 俘人马千计. 复偕阿巴泰略锦州, 宁远.
  17. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 六年, 偕济尔哈朗围锦州. 守郛蒙古台吉吴巴什等议举城降, 祖大寿觉之, 击蒙古兵, 阿济格夜登陴助战, 明兵败, 徙蒙古降者於义州. 屡击败明兵, 赐银四千.
  18. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 洪承畴率诸将王朴, 吴三桂等援锦州, 号十三万. 上亲视师, 营松山. 明兵奔塔山, 阿济格追击之, 获笔架山积粟, 又偕多尔衮克敌台四, 擒明将王希贤等, 朴, 三桂仅以身免. 明兵犹守锦州, 松山, 杏山, 高桥诸地, 上还盛京, 命阿济格偕杜度, 多铎等围之. 承畴夜出松山袭我军, 阿济格等督众环射之, 明兵败还, 城闭不得入, 其众二千皆降.
  19. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 七年, 围杏山, 遣军略宁远. 三桂以四千人驻塔山, 高桥, 不战而退, 纵兵四击, 又迭败之.
  20. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 八年, 复偕济尔哈朗攻宁远, 军城北, 布云梯发炮, 城圮, 克之; 抵前屯卫, 攻城西, 斩馘四千余, 明总兵黄色弃城遁, 复克之.
  21. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 顺治元年, 从入关破李自成, 进英亲王, 赐鞍马二.
  22. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1672), Quyển 10: 丁卯. 上御皇极门加封和硕郑亲王济尔哈朗为信义辅政叔王赐册宝黄金千两白金万两彩缎千疋复和硕肃亲王豪格爵. 赐册宝. 鞍马二. 空马八.
  23. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 命为靖远大将军, 自边外入陕西, 断自成归路, 八战皆胜, 克城四, 降城三十八. 时自成为多铎所败, 弃西安走商州. 诏多铎趋淮, 扬, 而命阿济格率师讨自成. 自成南走, 众尚二十万, 规取南京. 阿济格以师从之, 及於邓州, 复南至承天, 德安, 武昌, 富池口, 桑家口, 九江, 屡破敌, 自成走死, 斩其将刘宗敏, 俘宋献策. 宗敏, 自成骁将; 献策, 自成所倚任, 号军师者也.
  24. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1928, Quyển 217, Liệt truyện 4: 明将左良玉子梦庚方驻军九江, 师至, 执总督袁继咸等, 率马步兵十万, 舟数万, 诣军门降. 是役凡十三战, 下郡县: 河南十二, 湖广三十九, 江西, 江南皆六.
  25. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 捷闻, 上使赴军慰劳, 诏曰: "王及行间将士驰驱跋涉, 悬崖峻岭, 深江大河, 万有余里, 劳苦功高. 寇氛既靖, 宜即班师. 其招抚余兵, 或留或散, 王与诸大臣商榷行之."
  26. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 诏未至, 阿济格率师还京师. 睿亲王多尔衮责阿济格不候诏班师, 又自成未死时, 先以死闻, 遣人数其罪; 又在午门张盖坐, 召而斥之. 覆议方出师时, 胁宣府巡抚李鉴释逮问赤城道朱寿 錅 及擅取鄂尔多斯, 土默特马, 降郡王. 寻复之.
  27. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1672), Quyển 20: 丁未. 先是和硕英亲王阿济格出征时. 胁令巡抚李鉴, 释免逮问赤城道朱寿 錅. 又擅至鄂尔多斯土默特地方取马. 至是法司议罪. 阿济格, 应削王爵. 夺所属仆众. 量给人役, 以供使令. 又从前曾遣薰阿赖赍谕, 令固山额真谭泰, 会同护军统领鳌拜巴图鲁, 学士额色黑, 将英王称上为孺子之语, 集众传示. 而谭泰徇王情面, 并不集众传示. 又擅至鄂尔多斯土默特地方, 索取马匹. 应将谭泰革职. 藉其家. 鳌拜听信谭泰, 不行集众, 传示谕辞. 应革职. 罚银一百两. 额色黑, 因系内院官随征, 原令不时启发王意. 乃竟信谭泰, 不遵谕行. 应革职. 鞭一百. 谳具, 启知摄政王, 辅政王. 王谕, 英亲王降为郡王. 罚银五千两. 固山额真谭泰, 削公爵. 降为昂邦章京. 解固山额真任. 令赎身. 鳌拜, 罚银一百两. 此番功绩, 不准议叙. 额色黑, 鞭一百. 折赎.
  28. ^ Hummel Arthur W (1943), tr. 260, Quyển 1
  29. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 五年, 剿天津, 曹县土寇. 十一月, 率师驻大同, 姜镶叛, 督兵讨之. 旋命为平西大将军, 率固山额真巴颜等讨镶.
  30. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 六年, 镶将刘迁犯代州, 遣博洛赴援, 围乃解.
  31. ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 多尔衮至大同视师, 时阿济格两福晋病卒, 命归视, 阿济格曰: "摄政王躬摄大政, 为国不遑, 吾敢以妻死废国事?" 阿济格自以功多, 告多尔衮曰: "辅政德豫亲王徵流寇至庆都, 潜身僻地, 破潼关, 西安不歼其众, 追腾机思不取, 功绩未着, 不当优异其子. 郑亲王乃叔父之子, 不当称 『 叔王 』. 予乃太祖之子, 皇帝之叔, 宜称 『 叔王 』." 多尔衮斥其妄, 令勿预部务及交接汉官.
  32. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 寻复偕巩阿岱攻大同, 会降将杨振威斩镶降, 隳其城睥睨五尺, 乃还.
  33. ^ “Giới thiệu vắn tắt A Tế Cách: Cuộc đời người con trai thứ 12 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích”. 8 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  34. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 7778 - 7781, Chú thích tập 10, Quyển 224
  35. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 八年正月, 多尔衮薨於喀喇城, 阿济格赴丧次, 诸王夜临, 独不至, 召其子郡王劳亲以兵胁多尔衮所属使附己. 丧还, 上出迎, 阿济格不去佩刀. 劳亲兵至, 阿济格张纛与合军. 多尔衮左右讦阿济格欲为乱, 郑亲王济尔哈朗等遣人於路监之. 还京师, 议削爵, 幽禁. 逾月, 覆议系别室, 籍其家, 诸子皆黜为庶人. 十月, 监守者告阿济格将於系所举火, 赐死.
  36. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 217, Liệt truyện 4: 阿济格子十一, 有爵者三: 和度, 傅勒赫, 劳亲. 和度, 封贝子, 先卒. 劳亲与阿济格同赐死. 傅勒赫, 初封镇国公. 坐夺爵, 削宗籍. 十八年, 谕傅勒赫无罪, 复宗籍. 康熙元年, 追封镇国公. 子构孳, 绰克都, 并封辅国公. 绰克都, 事圣祖. 从董额讨王辅臣, 守汉中, 攻秦州, 师无功. 授盛京将军, 又以不称职, 夺爵. 上录阿济格功, 以其子普照仍袭辅国公, 坐事夺爵, 以其弟经照仍袭辅国公. 雍正间, 普照亦以军功复爵, 卒. 世宗谕曰: "普照军前效力, 且其兄女为年羹尧妻, 故特予封爵. 今羹尧负恩诛死, 此爵不必承袭." 居数年, 经照亦坐事, 夺爵. 普照, 经照皆能诗. 乾隆四十三年, 命阿济格之裔皆复宗籍. 经照子孙递降, 以奉恩将军世袭.
  37. ^ a b “Phiếu hãn thiểu mưu Anh Thân vương: Bát vương phần ở Bắc Kinh - Lịch sử và Hiện thực”. 7 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  38. ^ Viên Điền Nhất Quy (2008). Thát Đát phiêu lưu ký. Bình phàm xã. ISBN 9784256805398.
  39. ^ “Thanh cung huyền cơ lục” (PDF). tr. 51. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  40. ^ Đàm Thiên (1997), tr. 226
  41. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799), Quyển 1408, ghi chép ngày 14 tháng 1 năm Càn Long thứ 3
  42. ^ “Nhân Tổ thực lục”. Triều Tiên vương triều thực lục. Quyển 45: 二十二年八月二十三日条:上曰:"八王则不欲留北京云,然耶?"(李)䅘曰:"八王言于九王曰:‘初得辽东,不行杀戮,故清人多为辽民所杀,今宜乘此兵威,大肆屠戮,留置诸王,以镇燕都,而大兵则或还守沈阳,或退保山海,可无后患。’九王以为:"先皇帝尝言,若得北京,当即徙都,以图进取。况今人心未定,不可弃而东还。’两王论议不合,因有嫌隙云。"
  43. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1672), Quyển 44: 壬寅. 和硕英亲王阿济格遣吴拜罗玺启摄政王曰. 辅政德豫亲王, 征流寇至庆都而潜身于僻地破潼关西安而不尽歼其众. 追腾机思而不取其国. 有何功绩. 乃将其二子优异于众. 郑亲王, 乃叔父之子予乃太祖之子皇上之叔. 何不以予为叔王, 而以郑亲王为叔王. 摄政王使吴拜等答曰, 德豫亲王薨逝未久, 何忍遽出此言. 初令尔统大兵往陕西, 征讨流寇. 后令德豫亲王往征江南. 德豫亲王破流寇, 克西安, 平定江南, 河南, 浙江, 追腾机思俘获甚多败喀尔喀二汗兵且叔王原为亲王. 尔原为郡王. 其一子吾养为子. 一子承袭王爵. 何为优异耶. 郑亲王虽叔父子原系亲王尔安得妄思越分, 自请为叔王. 大不合理. 英王不悛, 更请营建府第. 于是摄政王令诸王贝勒大臣数其罪曰初令尔往征喀尔喀温布额尔得尼, 乃故往大同, 又擅加大同宣府文武官, 各一级. 私除各处职官. 违令攻浑源州. 又与郡王瓦克达交好数赠财物. 诸王大臣, 议削阿济格王爵, 彻其所属人员. 瓦克达, 坐以应得之罪. 并追所赠财物. 摄政王以英王恃亲冒请, 非他人摘发, 免其罪. 令以后勿预部务, 及交接汉官. 并宥瓦克达罪.

Thư mục sửa