A Ba Hợi

Thanh Thái Tổ Kế phi

A Ba Hợi (chữ Hán: 阿巴亥, tiếng Mãn Châu: , bính âm: Abahai; 159030 tháng 9 năm 1626), Ô Lạp Na Lạp thị, thường gọi là Thanh Thái Tổ Đại phi (清太祖大妃) hay Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu (孝烈武皇后), là Đại Phúc tấn thứ tư của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Đại hãn Hậu Kim, người đặt nền móng sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Bà là sinh mẫu của Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn dưới thời Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế.

Thanh Thái Tổ Đại phi
清太祖大妃
Thanh Thái Tổ Đại Phúc tấn
Đại Phúc tấn Hậu Kim
Tại vị? - ?
Tiền nhiệmHiếu Từ Cao Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Đoan Văn Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1590
Mất30 tháng 9 năm 1626
Phối ngẫuNỗ Nhĩ Cáp Xích
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Ô Lạp Na Lạp·A Ba Hợi
(乌拉那拉·阿巴亥)
Thụy hiệu
Hiếu Liệt Cung Mẫn Hiến Triết Nhân Hoà Tán Thiên Lệ Thánh Vũ Hoàng hậu
(孝烈恭敏獻哲仁和贊天儷聖武皇后)
Thân phụMãn Thái

Nỗ Nhĩ Cáp Xích chưa bao giờ đăng cơ Hoàng đế, chỉ được truy tôn bởi hậu duệ nhà Thanh[1]. Vì vậy sinh thời A Ba Hợi chưa từng làm Hoàng hậu, thụy hiệu của bà được truy phong bởi Đa Nhĩ Cổn sau khi đã qua đời. Cái chết của bà được ghi chính thức là lệnh tuẫn táng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhưng không ít tư liệu khẳng định là tâm kế của Hoàng Thái Cực.

Bà là người đầu tiên trong lịch sử nhà Thanh không phải Hoàng hậu khi còn sống, cũng không sinh ra Hoàng đế nhưng vẫn có thụy hiệu Hoàng hậu. Ngoài ra, bà cũng là trường hợp duy nhất được truy phong bởi Nhiếp chính vương chứ không phải Hoàng đế. Điều này cho thấy quyền lực tột đỉnh của Đa Nhĩ Cổn trong suốt thời kì nhiếp chính. Tuy nhiên sau khi Đa Nhĩ Cổn mất, bà bị Thuận Trị Đế phế thụy hiệu Hoàng hậu, trở thành một trong hai vị Hoàng hậu duy nhất bị truy phế của triều Thanh, bên cạnh người con dâu là Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Đa Nhĩ Cổn.

Thân thế

sửa

A Ba Hợi xuất thân Ô Lạp Na Lạp thị danh tiếng của Hải Tây Nữ Chân. Cha bà là Bối lặc Mãn Thái, thủ lĩnh của bộ quốc. Năm Vạn Lịch thứ 29 (1601), A Ba Hợi kết hôn với Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi vừa tròn 12 tuổi.[2] Bà trẻ tuổi, lại có nhan sắc nên trở thành sủng thiếp của ông.[3]

Sách Thanh sử cảo cùng Ái Tân Giác La gia phả đều nói là năm Vạn Lịch thứ 30 (1603), Diệp Hách Na Lạp Mạch Cổ Triết Triết - Đại Phúc tấn thứ ba của Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, A Ba Hợi được lập làm Đại Phúc tấn thay thế, còn được gọi là Đại phi (大妃).[4][5] Bà lần lượt sinh cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích ba người con trai: A Tế Cách, Đa Nhĩ CổnĐa Đạc.[3] Cả ba người con đều rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích thương yêu, khoảng năm 1620 đến 1625, ông đã giao Chính Hoàng kỳ cho A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn, một nửa Tương Hoàng kỳ cho Đa Đạc, cả hai kỳ vốn chịu sự quản lý trực tiếp của Đại Hãn.[3]

Năm Thiên Mệnh thứ 5 (1620), căn cứ Mãn văn lão đương (满文老档) ghi chép lại, Thứ phi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Đức Nhân Trạch tố cáo Đại phúc tấn cùng con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Bối lặc Đại Thiện có quan hệ ám muội, sau Đại phúc tấn bị phế truất và xử tử.[6] Trong sử, người đó là Phú Sát Cổn Đại, nhưng một số ý kiến cho rằng đó là A Ba Hợi[7]. Từ đây, các Phúc tấn dời từ Sarhū đến Liêu Đông, khi này vẫn xuất hiện ghi chép về Đại phúc tấn.[8] Nếu vị "Đại phúc tấn" ấy chính là Cổn Đại, thì có thể việc A Ba Hợi được phong Đại Phúc tấn là do Thanh sử cảo cùng Ái Tân Giác La gia phả ghi chép sai lầm.

Theo nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên, các nguyên nhân chính khiến các nhà sử học nhận định rằng vị "Đại phúc tấn" này là A Ba Hợi gồm:[9]

  • Tuổi tác: Thực tế vào thời điểm xảy ra án này, Kế phi Phú Sát Cổn Đại đã lớn tuổi, trong khi tuổi tác của A Ba Hợi và Đại Thiện lại xấp xỉ nhau. Theo tính toán một cách tương đối, đến năm Thiên Mệnh thứ 5 (1620), Phú Sát thị đã khoảng ngoài 50 tuổi, trong khi A Ba Hợi chỉ mới 31 tuổi, còn Đại Thiện thì cũng chỉ 38. Khả năng người có quan hệ ám muội với Đại Thiện là A Ba Hợi cao hơn hẳn.
  • Số lượng con cái: Theo những hồ sơ về việc xử phạt "Đại phúc tấn" có nêu rõ vị Đại phúc tấn này "có ba trai một gái".[10] Tuy nhiên, thông tin này không phù hợp với Phú Sát thị mà lại phù hợp với A Ba Hợi hơn. Theo ghi chép, sau khi tái giá thì Kế phi Cổn Đại sinh cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích hai trai một gái; người con út của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Phí Dương Quả không có ghi chép về mẹ đẻ, mặc dù có người nghi ngờ là Kế phi Phú Sát thị nhưng không có bằng chứng xác thực, hơn nữa dựa theo tuổi tác của Phú Sát thị thì khả năng này không lớn; vì vậy số lượng con "ba trai một gái" không phù hợp với Phú Sát thị. Ngược lại, A Ba Hợi cũng chỉ sinh được ba người con trai, không hề có ghi chép về con gái. Tuy nhiên theo ghi chép trong bộ hồ sơ "Tinh nguyên tập khánh" của nhà Thanh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đưa con gái thứ hai của Khác Hi Bối lặc Đồ LuânTruân Triết vào cung nuôi dưỡng, đến năm 1612 thì phong làm Hòa Thạc Công chúa. Việc nuôi dưỡng Công chúa có khả năng lớn là do A Ba Hợi đảm nhiệm, vì vậy số lượng con "ba trai một gái" lại vừa phù hợp.
  • Thông tin về con cái: Cũng theo hồ sơ xử phạt Đại phúc tấn, vì "con trai con gái còn nhỏ tuổi, bị bệnh cần có mẹ chăm sóc" là một trong những nguyên nhân khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích giảm nhẹ hình phạt. Nhưng người con nhỏ tuổi nhất của Phú Sát thị là Mãng Cổ Nhĩ Thái đã thành niên, không thể phù hợp với nhận xét "con còn nhỏ tuổi, cần mẹ chăm sóc" của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ngược lại, trong các người con của A Ba Hợi, A Tế Cách 15 tuổi, Đa Đạc 7 tuổi, Đa Nhĩ Cổn và con gái nuôi Truân Triết đều 9 tuổi, tất cả đều là tuổi còn nhỏ, phù hợp với nhận xét của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
  • Tình tiết trong vụ án: Theo hồ sơ vụ án, một trong các chi tiết là "Đại phi" đem 300 cuộn vải sa tanh giấu trong nhà của A Tế Cách. A Tế Cách là con trai ruột của A Ba Hợi, việc đam giấu vật riêng tư của mình trong nhà của con trai ruột là một hành động hợp tình hợp lý. Nhưng nếu đổi lại là Phú Sát thị, bà không đem giấu ở nhà con trai ruột Mãng Cổ Nhĩ Thái lại đem đến nhà của A Tế Cách là một hành động không thể lý giải được.

Vì vậy, các nhà sử học hiện nay kết luận người bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích trừng phạt lần này chính là A Ba Hợi. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau khi bị phạt, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại sủng ái A Ba Hợi như cũ.[11]

Cái chết

sửa

Năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626), Nỗ Nhĩ Cáp Xích lâm bệnh nặng khi đang ở bên ngoài, di ngôn muốn Đại phi tuẫn táng.[12] Sang ngày 12 tháng 8 (tức ngày 30 tháng 9 dương lịch), Tứ đại Bối lặc gồm Đại Thiện, A Mẫn, Mãng Cỗ Nhĩ TháiHoàng Thái Cực chủ trì, tuân theo di mệnh của cha bức Đại phi tuẫn táng.[13] Có ý kiến cho rằng cùng với Đại phi A Ba Hợi còn có Đức Nhân Trạch cũng bị ép tuẫn tang theo. Đại phi A Ba Hợi mất năm 37 tuổi. Khi ấy, con trai thứ hai của bà là Đa Nhĩ Cổn chỉ mới 15 tuổi.[14]

Cái chết của bà có nhiều lý giải khác nhau. Căn cứ Thanh thực lục triều Nỗ Nhĩ Cáp Xích, ngoài ghi chú việc A Ba Hợi bị ép tuẫn táng, còn có một chút lý giải bà mỹ mạo xinh đẹp, được Nỗ Nhĩ Cáp Xích yêu thích, song có tính ghen tuông mà bị ép tuẫn tang. Thời gian được xác định là giờ Thìn, khoảng sáng sớm từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Loại cách nói này có chút gượng ép, không loại trừ khả năng là bôi nhọ cùng hợp thức hóa việc tuẫn táng A Ba Hợi, do Thực lục các triều đều biên vào thời kỳ Hoàng đế kế tự (ở đây Thực lục triều Nỗ Nhĩ Cáp Xích được soạn dưới triều Hoàng Thái Cực). Còn căn cứ Xuân Pha đường nhật nguyệt lục (春坡堂日月录) của Triều Tiên, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lâm bệnh từng di chúc cho Đa Nhĩ Cổn kế vị, mệnh Đại Thiện phụ chính. Thế mà khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Đại Thiện liền ủng hộ Hoàng Thái Cực kế vị, do đó không thể không bức chết Đại phi A Ba Hợi để rộng đường.

Qua nhiều cách lý giải này, có thể thấy được đương thời không phủ định sức ảnh hưởng của A Ba Hợi, cùng việc Đa Nhĩ Cổn rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích yêu thích. Bằng cách cho A Ba Hợi tuẫn táng, rõ ràng Hoàng Thái Cực đã ngăn chặn khả năng kế vị của Đa Nhĩ Cổn, và điều này được cho là nguyên nhân khiến Đa Nhĩ Cổn về sau bất chấp tiếm quyền, độc bá triều cương.

Sau khi qua đời

sửa

Năm Sùng Đức thứ 8 (1643), con trai A Ba Hợi là Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn làm nhiếp chính cho Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế - con trai của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Càng về sau, Đa Nhĩ Cổn càng khuếch trương quyền lực, và vào năm Thuận Trị nguyên niên (1644) đã giúp nhà Thanh thu phục Bắc Kinh, được Thuận Trị Đế gia phong làm ["Hoàng thúc phụ Nhiếp chính vương"], quyền khuynh thiên hạ.

Bằng quyền lực của mình, vào tháng 8 năm Thuận Trị thứ 7 (1650), Đa Nhĩ Cổn truy tôn mẫu thân A Ba Hợi của mình thụy hiệuHiếu Liệt Cung Mẫn Hiến Triết Nhân Hoà Tán Thiên Lệ Thánh Vũ Hoàng hậu (孝烈恭敏獻哲仁和贊天儷聖武皇后), đưa vào phụng thờ trong Thái Miếu. Bà và Mạnh Cổ Triết Triết là hai vị Đại phúc tấn duy nhất của nhà Hậu Kim được phong thụy Hoàng hậu dưới thời nhà Thanh. Sang tháng 12 năm ấy, Đa Nhĩ Cổn đột ngột qua đời, được Thuận Trị Đế truy phong Nghĩa Hoàng đế (義皇帝), miếu hiệu Thành Tông (成宗), tang lễ được cử hành như của Hoàng đế[15]. Con dâu bà, Đích Phúc tấn của Đa Nhĩ Cổn là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị cũng được truy tôn Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu (敬孝義皇后). Đây là gia đình Thân vương nhà Thanh duy nhất được hưởng vinh dự truy tôn Đế - Hậu, tưởng chừng là niềm an ủi lớn nhất đối với A Ba Hợi.

Tuy nhiên sang năm thứ 8 (1651), Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng trình cho Thuận Trị Đế danh sách tội trạng của Đa Nhĩ Cổn[16], bao gồm: bí mật may Long bào (tuyệt đối chỉ dùng cho Hoàng đế); âm mưu cướp ngai vàng; tự phong Hoàng phụ; giết Hào Cách và cướp đoạt thê thiếp cho mình, v.v... Thuận Trị Đế tước mọi Đế hiệu của Đa Nhĩ Cổn, hủy mộ phần và cho đánh vào quan tài, ngoài ra còn tước bỏ và trục xuất bài vị của mẹ và vợ của Đa Nhĩ Cổn ra khỏi Thái Miếu, biếm làm Thứ nhân, đẳng đồng Phế hậu[17].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Một người con trai của ông là Đa Nhĩ Cổn về sau cũng được tôn hiệu là Thanh Thành Tôn do công lao nhiếp chính của mình, dù chưa bao giờ chính thức làm hoàng đế.
  2. ^ 《滿洲實錄·卷三》○辛丑年正月......○十一月內乌拉国布占泰送满泰之女【名阿巴亥】与太祖为妃太祖以礼迎之大宴成婚......
  3. ^ a b c Từ Quảng Nguyên (2005), tr. 4.
  4. ^ 《清史稿·列传一·后妃》继妃,富察氏......天命五年,妃得罪,死。子二......大妃,纳喇氏,乌喇贝勒满泰女。岁辛丑,归太祖,年十二。孝慈皇后崩,立为大妃。天命十一年七月,太祖有疾,浴於汤泉。八月,疾大渐,乘舟自太子河还,召大妃出迎,入浑河。庚戌,舟次叆鸡堡,上崩。辛亥,大妃殉焉,年三十七。同殉者,二庶妃。妃子三:阿济格、多尔衮、多铎。顺治初,多尔衮摄政,七年,上谥孝烈恭敏献哲仁和赞天俪圣武皇后,祔太庙。八年,多尔衮得罪,罢谥,出庙。
  5. ^ 《爱新觉罗宗谱·星源集庆》大妃乌喇纳喇氏.满泰贝勒之女.庚寅年生.辛丑年来归.癸卯年立为大妃.天命十一年丙寅八月十一日.太祖遗命以殉.十二日甍.年三十七岁.顺治七年八月.追谥孝烈武皇后.升附太庙......
  6. ^ 《满文老档·第十四册》天命五年正月至三月......汗宅内一近身闲散侍女名秦太,与一名纳扎女人口角......汗之小妻塔因查闻此,於三月二十五日,告之於汗。汗闻之,当众对质......塔因查又告汗曰:"不仅此事,更有要言相告。"询以何言,告曰:"大福晋曾二次备办饭食,送与大贝勒,大贝勒受而食之。又一次,送饭食与四贝勒,四贝勒受而未食。且大福晋一日二三次差人至大贝勒家,如此来往,谅有同谋也!福晋自身深夜出院亦已二三次之多"汗闻此言......业经询,四贝勒未食所送饭食属实,大贝勒二次受食所送饭食亦属实。又,所告诸事,俱属实情。对此汗曰:"我曾言待我死后,将我诸幼子及大福晋交由大阿哥抚养。以有此言,故大福晋倾心於大贝勒,平白无故,一日遣人来往二三次矣!"每当诸贝勒大臣於汗屋聚筵会议时,大福晋即以金珠妆身献媚於大贝勒。诸贝勒大臣已知觉,皆欲报汗责之,又因惧怕大贝勒、大福晋,而弗敢上达。汗闻此言,不欲加罪其子大贝勒,乃以大福晋窃藏绸缎、蟒缎、金银财物甚多为词,定其罪。命遣人至界藩山上居室查抄......又至大福晋母家查看,抄出......自此,废大福晋。整理该福晋之器皿时,又取出其私藏之衣物,多为大福晋所不应有之物。遂命叶赫之纳纳昆福晋、乌云珠阿巴盖福晋来见隐藏之物,告以大福晋所犯之罪......
  7. ^ Từ Văn Minh (2000). “天命五年后金国的大福晋” [Đại phúc tấn của Hậu Kim năm Thiên Mệnh thứ 5]. 甘肃民族研究. Kỳ 4.
  8. ^ 《满文老档·第十四册》第二十一册 天命六年四月至五月初五日,众福晋至,总兵官等诸大臣迎至城外教场,下马步行,导引众福晋之马入城。众军士沿街列队相迎。自城内至汗宅,地设白席,上敷红毡,众福晋履其上进见汗......众大臣引众福晋自萨尔浒至辽东城途中,天色已晚,行则不达,众臣遂议於十里河驻宿。正商议间,遇因他事外出之布三。布三谓众福晋曰......四月十六日,前汗之大福晋来辽东城时,皮箱内之假髮等细小什物丢失。今有沈阳城东伊巴雅屯民袁凤鸣来报,该物已被另一汉人拾得。汗曰:"我既养之,即属我民,故前来报耳。"遂赏以白银五两......
  9. ^ Từ Quảng Nguyên 2005, tr. 8.
  10. ^ Từ Quảng Nguyên 2005, tr. 6-7.
  11. ^ Từ Quảng Nguyên 2005, tr. 9.
  12. ^ Roth Li 2002, tr. 51.
  13. ^ 《满洲实录·卷八》○七月二十三日帝不豫......八月十一日庚戌未時崩......終為帝之明所制留之恐後為亂階預遺言於諸王曰俟吾終必令殉之諸王以帝遺言告后后初遲疑未決......於是后於十二日辛亥辰時自盡壽三十七乃與帝同殮巳時出宮安厝於瀋陽城內西北角又有二妃阿吉根代因扎亦殉之......
  14. ^ Từ Quảng Nguyên 2005, tr. 10.
  15. ^ Oxnam 1975, tr. 47–48.
  16. ^ Oxnam 1975, tr. 47.
  17. ^ Oxnam 1975, tr. 48.

Nguồn

sửa