Thạc Tắc

hoàng tử nhà Thanh

Thạc Tắc (tiếng Mãn: ᡧᠣᠰᡝ, Möllendorff: Šose, Abkai: Xose, chữ Hán: 碩塞, bính âm: Shuòsè; 17 tháng 1 năm 162912 tháng 1 năm 1655) là hoàng tử thứ năm của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Thạc Tắc
碩塞
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Thừa Trạch Thân vương
Tại vị1644 - 1655
Tiền nhiệmNgười đầu tiên
Kế nhiệmBác Quả Đạc
Thông tin chung
Sinh(1629-01-17)17 tháng 1, 1629
Mất12 tháng 1, 1655(1655-01-12) (25 tuổi)
Phối ngẫuxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Thạc Tắc
(愛新覺羅 碩塞)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Thừa Trạch Dụ Thân vương
(和硕承澤裕親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thái Tông Hoàng Thái Cực
Thân mẫuDiệp Hách Na Lạp thị

Cuộc đời sửa

Thạc Tắc sinh vào giờ Hợi, ngày 24 tháng 12 (âm lịch) năm Thiên Thông thứ 2 (1628), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ năm của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, mẹ ông là Trắc phi Diệp Hách Na Lạp thị (葉赫納喇氏).

Theo quân Thanh nhập quan sửa

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), tháng 10, ông được phong tước Thừa Trạch Quận vương (承澤郡王).[1] Ngày 7, Đa Đạc được phong Định Quốc Đại tướng quân, xuất quân Nam chinh. Thuận Trị Đế phái ông cùng xuất quân với Đa Đạc.

Lúc bấy giờ, Lý Tự Thành đang đóng quân ở Đồng Quan. Ông liền cùng Dự Thân vương Đa Đạc tiến công Thiểm Châu, đánh bại thuộc tướng của Lý Tự Thành là Trương Hữu Tăng (张有增), Lưu Phương Lượng (刘方亮), khiến cho Lý Tự Thành phải đích thân nghênh chiến nhưng cũng bị quân Thanh đánh bại. Quân Thanh tiến vào Đồng Quan, ông đích thân chém đầu Đại tướng Mã Thế Nghiêu (马世尧). Tàn quân dưới trướng Lý Tự Thành liền chạy đến Hồ Quảng. Lúc này, ông cùng Đa Đạc đã bình định được quân doanh của Lý Tự Thành ở Thiểm Tây. Sau đó ông liền đưa quân nam tiến, trấn an Hà Nam.[2]

Nam chính bắc chiến sửa

Năm thứ 2 (1645), tháng 4, vì liên tiếp lập công, ông được thưởng một bộ Đoàn long sa y. Ngày 16 tháng 5, ông lại theo Đa Đạc suất lĩnh quân Thanh tiến nhập Nam Kinh, diệt chính quyền Minh Hoằng Quang của Chu Do Tung. Từ khi bắt đầu chinh chiến, ông nhiều lần đánh bại quân nhà Minh, quân Lý Tự Thành, lần lượt bình định Giang Nam, Chiết Giang, chiêu hàng hơn 240 quan viên nhà Minh. Tháng 10, ông khải hoàn hồi kinh, được thưởng 200 lượng vàng và 2 vạn lượng bạc cùng các loại mã cụ.[3]

Năm thứ 3 (1646), tháng 5, hai anh em Đằng Cơ Tư (腾机思) và Đằng Cơ Kỳ (腾机特) khởi binh phản Thanh. Bọn người Ngô Ban Đại (吴班代), Đa Nhĩ Cơ Tư Cáp (多尔机思哈), Mãng Ngộ Tư (蟒悟思), Ngạch Nhĩ Mật (额尔密), Khắc Thạch Đạt (克石达) cũng dân quân làm phản, đầu quân cho Khách Nhĩ Khách Xa Thần Hãn bộ. Triều đình hạ lệnh tụ tập binh mã của Ngoại phiên Mông Cổ tại Khắc Lỗ Luân hà (克鲁伦河), phái Dự Thân vương Đa Đạc nhậm chức Dương Uy Đại tướng quân xuất binh đánh dẹp. Đồng thời ông cũng nhận mệnh đồng hành, nhận xử lý Tham tán quân vụ (叅贊軍務). Sau khi Đa Đạc đại phá quân của Thổ Tạ Đồ hãn, Tha La hãn cũng đến nghênh chiến, ông đích thân dẫn quân đánh bại đạo quân này.[4]

Năm thứ 5 (1648), tháng 7, ông phụng mệnh suất lĩnh quan quân đánh dẹp thổ khấu ở Thiên Tân. Tháng 11, ông lại phụng mệnh thống lĩnh quân đội đóng giữ Đại Đồng. Mùa Đông cùng năm, Đại Đồng Tổng binh Khương Tương (姜镶) chiếm Đại Đồng phản Thanh.[5]

Năm thứ 6 (1649), tháng 1, tặc đảng tại Sơn Tây tấn công Đại Châu, chiếm cứ ngoại thành Đại Châu, vây khốn quân Mông Cổ của nhà Thanh tại đây, tình huống vô cùng gay gắt. Ông đích thân xuất quân đi cứu viện, đại phá địch quân, chém chết tặc tướng Quách Phương Thiên (郭芳迁), cũng giải vây cho Đại Châu. Sau đó lại đánh bại hơn 7000 viện quân do Lưu Thiên dẫn đầu.[6] Vì nhiều lần lập chiến công mà ông được Đa Nhĩ Cổn tấn thăng Thân vương.[7] Nhưng 1 năm sau, vì liên lụy bởi sự việc của Hào Cách mà ông lại bị hàng xuống Quận vương.[8]

Năm thứ 8 (1651), tháng 2, vì có công trong suốt quá trình đưa Thanh binh nhập quan mà ông được Thuận Trị Đế phục phong Thừa Trạch Thân vương. Tháng 3 cùng năm, ông nhận lệnh quản lý sự vụ Binh bộ. Đến tháng 11 cùng năm, ông được phép vào cung thảo luận chính sự. Năm thứ 10 (1653), tháng 11, chưởng quản Tông Nhân phủ sự vụ. Năm thứ 11 (1654), ngày 5 tháng 12 (âm lịch), giờ Dần, ông qua đời, thọ 27 tuổi, được truy thụy Thừa Trạch Dụ Thân vương (承澤裕親王).

Gia quyến sửa

Thê thiếp sửa

  • Nguyên phối: Nạp Lạt thị (納喇氏), con gái của Khinh xa Đô úy Phí Dương Cổ (費揚古).
  • Kế thất: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏), con gái của Đạt Nhĩ Hán Ba Đồ Lỗ Thân vương Mãn Châu Tập Lễ (滿珠習禮) – anh trai Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.
  • Trắc Phúc tấn: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏), con gái của Khoa Nhĩ Thấm Thai cát Đạt Lại (達賚).
  • Thứ Phúc tấn:
    • Ngạc Nhĩ Trạch Tô thị (鄂爾襗蘇氏), con gái của Hoan Tề (歡齊).
    • Còn một vị nhưng không rõ danh tính.

Hậu duệ sửa

Con trai sửa

  1. Bác Quả Đạc (博果鐸; 16501723), mẹ là Đích Phúc tấn Nạp Lạt thị. Năm 1655 được thế tập tước vị Thừa Trạch Thân vương (承澤親王), nhưng được cải thành Trang Thân vương (莊親王). Sau khi qua đời được truy thụy Trang Tĩnh Thân vương (莊靖親王). Có một con thừa tự.
  2. Bác Ông Quả Nặc (博翁果諾; 16511712), mẹ là Đích Phúc tấn Nạp Lạt thị. Được phong làm Huệ Quận vương (惠郡王), nhưng sau bị đoạt tước. Có bảy con trai.
  3. Nhăng Ngạch Bố (鞥額布; 16521681), mẹ là Thứ Phúc tấn không rõ danh tính. Được phong làm Phụ quốc Tướng quân (輔國將軍). Sau khi qua đời được truy thụy Phụ quốc Ôn Hi Tướng quân (輔國溫僖將軍). Có sáu con trai.
  4. Tùy Cáp (隨哈; 16541657), mẹ là Thứ Phúc tấn Ngạc Nhĩ Trạch Tô thị. Chết yểu.

Con gái sửa

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 219, Liệt truyện lục”. 承泽裕亲王硕塞,太宗第五子。顺治元年,封。
  2. ^ 《八旗通志初集·宗室王公传五》:顺治元年十月,封多罗承泽郡王。随定国大将军豫亲王南征,破流贼,平陕西,安抚河南。
  3. ^ 《八旗通志初集·宗室王公传五》:二年,往江南征伪福王,破淮扬,直抵南京。四月,朝庭以王、贝勒等在军前勤劳日久,各加恩赐,王赐团龙纱衣一袭。五月,渡江下江宁,擒伪福王朱由崧。自出京前后战败水陆马步敌兵一百五十余阵,江南、浙江等处悉平。招抚文开官二百四十四员,马步兵三十一万七千七百名。十月,凯旋,赐王金二千两,银二万两,玲珑鞍马一匹,空马四匹。
  4. ^ 《八旗通志初集·宗室王公传五》:三年五月,以苏尼特部腾机思、腾机特、吴班代、多尔机思哈、蟒悟思、额尔密、克石达等各率所部叛奔咯尔咯,敕谕集外藩蒙古兵于克鲁伦河,以和硕德豫亲王多铎为扬威大将军往剿。命王同行,参赞军务。至,闻腾机思在滚噶台专访,即同德豫亲王疾追,凡两日三夜及之,大败其众,俘获腾机思部落汗兵弁及生畜无算。喀尔喀部土谢图汗兵,迎战于扎即喇布格地方,王亲率众列阵大破之。次日,硕罗汗迎战,复率众败之。
  5. ^ 《八旗通志初集·宗室王公传五》:五年七月,奉命统官军剿天津土寇,歼之。十一月,以喀尔喀部落二楚虎尔行猎向我边界,王奉命统兵驻防大同。是冬,大同总兵姜镶据城叛。
  6. ^ 《八旗通志初集·宗室王公传五》:六年正月,贼党刘迁攻代州,据其外关,章京爱松古、游击高国胜并蒙古兵三百俱被困。王率兵往援,竖梯攻城大破之,斩贼将郭芳迁,围解。又于德胜路遇贼援兵七千,距我兵三里许,结两营拒敌,王亲督战败之。
  7. ^ 《清史稿·卷二百十九·列传六》:嗣复从多铎征喀尔喀、英亲王阿济格戍大同。会姜瓖叛,硕塞移师解代州围,进亲王。
  8. ^ 《清史稿·卷二百十九·列传六》:七年,以和硕亲王下、多罗郡王上无止称亲王者,仍改郡王。