Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Hậu Hán Thư (giản thể: 后汉书; phồn thể: 後漢書; bính âm: Hòuhàn shū) là một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5, sử dụng một số cuốn sách sử và văn bản trước đó làm nguồn thông tin. Nó bao quát giai đoạn lịch sử Đông Hán từ năm 25 đến năm 220.

Cuốn sách này là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử cùng với các cuốn Sử ký Tư Mã Thiên, Hán ThưTam Quốc Chí. Phạm Việp đã sử dụng một số cuốn lịch sử trước đó, gồm cả những tác phẩm của Tư Mã ThiênBan Cố, và nhiều cuốn sử khác (một số cuốn có tên trùng với tác phẩm này như cuốn Hán sử của nhiều tác giả viết trong thế kỷ thứ 2 hay cuốn Hậu Hán sử của Viên Hoành từ thế kỷ thứ 4) đa số những cuốn đó không còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay. 30 quyển cuối cùng của cuốn sách, được lấy từ cuốn Tiếp nối Hán Thư (Tục Hán thư), một tác phẩm do Tư Mã Bưu (司馬彪) thực hiện ở thế kỷ thứ 3, đã được Lưu Chiêu (劉昭) gộp thêm vào ở thế kỷ thứ 6 khi ông thực hiện phần chú giải.

Cuốn "Tây Vực trường sử" (Sử vùng Tây Vực) do Ban Dũng (班勇) thực hiện một thời gian ngắn sau năm 127, dựa trên một phần những ghi chép của cha ông là Ban Siêu, là nguồn tư liệu chính về văn hoá và kinh tế xã hội của Tây Vực trong quyển 88 của cuốn sách này. Điều này khẳng định thêm rằng, chính Phạm Diệp, người đã ghi chép ngắn gọn trong văn bản viết về những nguồn tài liệu của mình trong tập viết về Tây Vực với lời bình luận của ông ở cuối chương rằng ngày tháng trong đoạn về Tây Vực đó đã được sửa đổi, sử dụng ngày tháng khác biệt so với những cuốn sử trước đó, như thông tin của Ban Dũng.

Mục lục sửa

Bản kỷ sửa

Liệt truyện sửa

Chí sửa

  • Quyển 1 Luật lịch thượng
  • Quyển 2 Luật lịch trung
  • Quyển 3 Luật lịch hạ
  • Quyển 4 Lễ nghi thượng
  • Quyển 5 Lễ nghi trung
  • Quyển 6 Lễ nghi hạ
  • Quyển 7 Tế tự thượng
  • Quyển 8 Tế tự trung
  • Quyển 9 Tế tự hạ
  • Quyển 10 Thiên văn thượng
  • Quyển 11 Thiên văn trung
  • Quyển 12 Thiên văn hạ
  • Quyển 13 Ngũ hành 1
  • Quyển 14 Ngũ hành 2
  • Quyển 15 Ngũ hành 3
  • Quyển 16 Ngũ hành 4
  • Quyển 17 Ngũ hành 5
  • Quyển 18 Ngũ hành 6
  • Quyển 19 Quận quốc 1
  • Quyển 20 Quận quốc 2
  • Quyển 21 Quận quốc 3
  • Quyển 22 Quận quốc 4
  • Quyển 23 Quận quốc 5
  • Quyển 24 Bách quan 1
  • Quyển 25 Bách quan 2
  • Quyển 26 Bách quan 3
  • Quyển 27 Bách quan 4
  • Quyển 28 Bách quan 5
  • Quyển 29 Dư phục thượng
  • Quyển 30 Dư phục hạ

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Hill, John E. 2003. "Annotated Translation of the Chapter on the Western Regions according to the Hou Hanshu." 2nd Draft Edition. [1]
  • Yu, Taishan. 2004. A History of the Relationships between the Western and Eastern Han, Wei, Jin, Northern and Southern Dynasties and the Western Regions. Sino-Platonic Papers No. 131 March, 2004. Dept. of East Asian Languages and Civilizations, University of Pennsylvania.

Liên kết ngoài sửa

  • Silk Road Seattle (The Silk Road Seattle website contains many useful resources including a number of full-text historical works, maps, photos, etc.)