Khác Huệ Hoàng quý phi

phi tần của Khang Hi Đế

Khác Huệ Hoàng quý phi (chữ Hán: 愨惠皇貴妃; 1668 - 1743), Đông Giai thị, là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế và là em gái của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu.

Khác Huệ Hoàng quý phi
愨惠皇貴妃
Khang Hi Đế Hoàng quý phi
Tranh vẽ được cho là Khác Huệ Hoàng quý phi
Thông tin chung
Sinh1668
Mất1743
An táng11 tháng 12 năm 1743
Phi viên tẩm của Cảnh lăng (景陵), Thanh Đông lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Thụy hiệu
Khác Huệ Hoàng quý phi
(愨惠皇貴妃)
Tước hiệu[Quý phi; 貴妃]
[Hoàng khảo Hoàng quý phi;
皇考皇貴妃]
[Thọ Kỳ Hoàng quý phi;
壽琪皇貴妃]
Thân phụĐông Quốc Duy

Tiểu sử

sửa
 
Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị

Thân thế

sửa

Khác Huệ Hoàng quý phi không rõ tên và ngày sinh, chỉ biết sinh vào tháng 8 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 7 (1668). Bà xuất thân danh gia, là Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Đông Giai thị, mẫu tộc của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu - mẹ đẻ của Khang Hi Đế. Cũng như chị mình là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, bà cũng là một người em họ của Khang Hi Đế, là con gái của Lĩnh thị vệ Nội đại thần, Thừa Ân công Đông Quốc Duy (佟國維).

Không rõ thời điểm Đông thị nhập cung. Nếu bà cùng chị mình vào cung trong đợt đại phong năm ấy, như vậy là khoảng năm Khang Hi thứ 16 (1677), lúc ấy Đông thị chỉ mới 9 tuổi, là điều không hợp lý. Bên cạnh đó, có ghi chép năm Khang Hi thứ 36 (1697) xuất hiện đãi ngộ của Đông thị, vào lúc này bà 29 tuổi.

Như vậy bà phải nhập cung khoảng thời gian năm Khang Hi thứ 21 (1682), khi bà được 14 tuổi - độ tuổi tối thiểu của một phi tần, cho đến năm Khang Hi thứ 35 (1696), để khớp ghi chép về đãi ngộ của bà. Thuận tiện nhắc tới ghi chép này, Đông thị cùng Tuyên phi khi ấy dù chỉ là [Thứ phi; 庶妃] không rõ danh vị, song đã có đãi ngộ hàng Phi[1].

Năm Khang Hi thứ 39 (1700), sách phong Thứ phi Đông thị làm Quý phi. Tháng 12 năm đó, lấy Đại học sĩ Y Tang A (伊桑阿) cầm Tiết, bưng sách văn, tuyên sách tấn phong Quý phi[2]. Sách văn viết:

Khi đó, ba vị Chính cung - Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu cùng chị gái bà là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu đều đã băng thệ, cả Ôn Hi Quý phi cũng đã hoăng thệ nên Đông Giai thị khi ấy có phân vị cao nhất trong Hậu cung, chỉ dưới Nhân Hiến Hoàng thái hậu.

Dựa vào câu ["Suất tần tường nhi phu nội trị"; 率嫔嫱而敷内治] trong sách văn, trong đó [Suất] nghĩa là thống lĩnh, [Tần tường] là chỉ chung nội đình chủ vị, thì Đông thị đương thời ở vị trí Quý phi dường như có quyền quản lý lục cung, hoặc chí ít là biểu suất đứng đầu chúng tần phi ở nội đình. Tuy điều này không rõ ràng như Kế Hoàng hậu Na Lạp thị thời Càn Long, nhưng có phần rõ ràng hơn nếu so với Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu trước đó.

Góa phụ

sửa

Năm Ung Chính thứ 2 (1724), Thanh Thế Tông Ung Chính Đế nhớ đến chị gái Quý phi Đông thị là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị từng nuôi dưỡng ông lúc nhỏ, mà Quý phi lại là em gái của Hoàng hậu. Do đó, Hoàng đế ra chỉ tôn phong bà làm Hoàng khảo Hoàng quý phi (皇考皇貴妃), cùng lúc ấy tấn tôn Hòa phi Qua Nhĩ Giai thị lên làm Quý phi[3].

Lúc này, Hoàng quý phi Đông thị tuổi đã cao, lại đứng đầu chúng Thái phi của Tiên Đế. Khi Khang Hi Đế còn sống, Hoàng quý phi Đông thị từng cùng Hoàng khảo Quý phi Qua Nhĩ Giai thị chăm sóc Hoàng tứ tử Hoằng Lịch. Do vậy sau khi Hoằng Lịch lên ngôi, vào năm Càn Long nguyên niên (1736), tháng 9 (âm lịch), Hoàng đế đã ra chỉ dụ tấn tôn Hoàng khảo Hoàng quý phi Đông Giai thị cùng Quý phi Qua Nhĩ Giai thị, Thuận Ý Mật phiThuần Dụ Cần phi, đương xưng [Tứ Thái phi; 四太妃], trong đó Đông Giai thị là người đứng đầu[4]. Tháng 11 cùng năm, chính thức tuyên phong Tứ Thái phi, Hoàng khảo Hoàng quý phi Đông thị được tôn phong làm Thọ Kỳ Hoàng quý phi (壽琪皇貴妃), lễ làm ở Ninh Thọ cung, do Càn Long Đế đích thân ngự Thái Hòa điện duyệt sách bảo[5]. Đương thời bà hay được gọi là [Thái hoàng thái phi; 太皇太妃].

Năm Càn Long thứ 8 (1743), ngày 1 tháng 4 (âm lịch), Thái hoàng thái phi Đông Giai thị qua đời, hưởng thọ 73 tuổi[6]. Càn Long Đế rất thương tiếc, đích thân đến dự tang lễ, lại lệnh 10 ngày để tang. Vào tháng 5, truy thụy hiệu cho Thọ Kỳ Hoàng quý thái phi là Khác Huệ Hoàng quý phi (愨惠皇貴妃). Ngày 11 tháng 12 (âm lịch) cùng năm đó, đưa hạ táng bà vào Hoàng quý phi viên tẩm của Cảnh lăng, tức [Song phi viên tẩm; 双妃园寝].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《為皇太后皇子公主等預備豬鵝雞等數目清單》妃六人,豬肉各十二,各八斤,鵝各一隻,雞各二隻;嬪四人,豬肉各八,各六斤、鵝各半隻、雞各一隻半;貴人四人,豬肉各六,各五斤八兩、鵝半隻、雞各一隻;常在六人,豬肉各五,各四斤、雞各一隻。四公主豬肉五,四斤;嬤嬤二人,豬肉各一斤八兩;六公主豬肉五,四斤;嬤嬤二人,豬肉各一斤八兩;老宮女二人,豬肉各一斤四兩
  2. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1731, Quyển 202: 乙亥. 遣大学士伊桑阿, 持节册封佟氏为贵妃. 册文曰: 朕惟化理始自壸仪、端重温恭之选。德教彰于妇顺、实资赞翼之功。爰锡丝纶,用昭典制。尔佟氏诞育名门,夙标令问。柔嘉中节。敬慎含章,娴诗礼之风、克播清芬于彤管。协珩璜之度、宜加宠锡,兹仰承皇太后慈谕。以册宝封尔为贵妃。尔其益懋恪勤、率嫔嫱而敷内治。长怀谦谨、顾典册以答新恩。钦哉。
  3. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1741, Quyển 21: 雍正二年。甲辰。六月。谕总理事务王大臣等。朕奉皇太皇懿旨。孝懿皇后曾抚育尔躬。贵妃系孝懿皇后亲妹。应将贵妃封为皇贵妃。又和妃奉事先帝。最为谨慎。应将和妃封为贵妃。朕惟皇太后圣心至仁至厚。此旨实为允当。尔等会同礼部查例具奏。……。庚辰。以尊封圣祖仁皇帝皇贵妃、贵妃、密妃、定妃、通嫔,遣官祭告太庙、奉先殿……
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, Quyển 2: 雍正十三年九月 ○又谕、朕自幼龄。仰蒙皇祖、慈爱笃挚。抚育宫中。太妃皇贵妃、贵妃、仰体皇祖圣心。提携看视。备极周至。朕心感念不忘。太妃密妃、诞育庄亲王。太妃勤妃、诞育果亲王。二王为皇考宣力多年。公忠体国。今又辅朕办理政务。禆益良多。此四太妃、应各加封号。以展朕敬礼之意。著该部定详具奏。
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799: 乾隆元年十一月:○壬辰。加尊圣祖仁皇帝四太妃、为寿祺皇贵妃温惠贵妃、顺懿密妃、纯裕勤妃、上御太和殿阅册宝。诣宁寿宫行礼。
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799: 諭王大臣等,太皇太妃溘然薨逝,太妃將朕自幼撫養,前亦曾顧复皇考。今因薨逝,朕心不勝悲傷。但太妃系皇貴妃,國家典禮,不便加上諡號。朕躬意欲持服,以稍展哀敬之心,其應行與否,著現在此處之王大臣等即行議奏

Tài liệu

sửa
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985). Thanh thực lục. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101056266.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731). Mã Tề; Chu Thức (biên tập). Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741). Ngạc Nhĩ Thái; Trương Đình Ngọc (biên tập). Thế Tông Hiến Hoàng đế Thực lục.[liên kết hỏng]
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1799). Khánh Quế; Đổng Cáo (biên tập). Cao Tông Thuần Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.