Hoa hậu Hoàn vũ 2007

Cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Hoàn Vũ lần thứ 56

Hoa hậu Hoàn vũ 2007 là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 56 được tổ chức vào ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Nhà hát Thính phòng Quốc gia, Thành phố Mexico, thủ đô Mexico. Cuộc thi diễn ra từ ngày 30 tháng 4 tới ngày 28 tháng 5 năm 2007. Cuộc thi có tổng cộng 77 thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Cuối buổi đêm chung kết, Hoa hậu Hoàn vũ 2006 Zuleyka Rivera đến từ Puerto Rico đã trao lại vương miện cho Riyo Mori đến từ Nhật Bản. Đây là chiến thắng thứ hai của quốc gia này trong lịch sử cuộc thi.

Hoa hậu Hoàn vũ 2007
Ngày28 tháng 5 năm 2007
Dẫn chương trình
Biểu diễn
  • RBD
Địa điểmNhà hát Thính phòng Quốc gia, Thành phố Mexico, Mexico
Truyền hìnhQuốc tế:
Địa phương:
Tham gia80
Số xếp hạng15
Lần đầu tham gia
Bỏ cuộc
Trở lại
Người chiến thắngRiyo Mori
 Nhật Bản
Hoa hậu thân thiệnTrương Ninh Ninh
 Trung Quốc
Hoa hậu ảnhAnna Licaros
 Philippines
← 2006
2008 →

Kết quả

sửa
 
Nhà hát Thính phòng Quốc gia ở Thành phố México, địa điểm chính thức diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2007.
 
Các quốc gia và lãnh thổ tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2007 và kết quả.

Thứ hạng

sửa
Kết quả Thí sinh
Hoa hậu Hoàn vũ 2007
Á hậu 1
Á hậu 2
Á hậu 3
Á hậu 4
Top 10
Top 15

Bảng điểm chính thức

sửa
Quốc gia/Lãnh thổ Áo tắm Dạ hội
  Nhật Bản 9.599 (1) 8.943 (4)
  Brazil 9.560 (2) 9.599 (1)
  Venezuela 8.971 (7) 9.510 (2)
  Hàn Quốc 9.458 (3) 9.183 (3)
  Hoa Kỳ 8.995 (6) 8.754 (5)
  Tanzania 9.223 (4) 8.488 (6)
  Angola 9.150 (5) 8.363 (7)
  Mexico 8.527 (9) 7.850 (8)
  Ấn Độ 8.548 (8) 7.825 (9)
  Nicaragua 8.171 (10) 7.674 (10)
  Slovenia 8.163 (11)
  Cộng hòa Séc 8.113 (12)
  Đan Mạch 7.969 (13)
  Thái Lan 7.940 (14)
  Ukraine 7.900 (15)
     Hoa hậu
     Á hậu 1
     Á hậu 2
     Á hậu 3
     Á hậu 4
     Top 10
     Top 15
(#)  Xếp hạng ở mỗi vòng thi

Các giải thưởng đặc biệt

sửa
Giải thưởng Thí sinh
Hoa hậu Thân thiện
Hoa hậu Ảnh

Trình diễn áo tắm đẹp nhất

sửa
Kết quả Thí sinh
Chiến thắng
Á hậu 1
Á hậu 2
Á hậu 3
Á hậu 4
Top 10

Trang phục dạ hội đẹp nhất

sửa
Kết quả Thí sinh
Chiến thắng
Á hậu 1
Á hậu 2
Á hậu 3
Á hậu 4
Top 10

Thứ tự công bố

sửa

Nhạc nền

sửa
  • Giới thiệu, trình diễn trang phục dân tộc: "Say It Right" của Nelly Furtado
  • Phần thi áo tắm: "Wanna Play", "Cariño Mio", và "Money Money" của RBD (Trình diễn trực tiếp)
  • Phần thi trang phục dạ hội: "(When You Gonna) Give It Up to Me" của Sean Paul, Keyshia Cole

Giám khảo

sửa

Sơ khảo

sửa

Có tất cả 07 giám khảo trong vòng sơ khảo:

  • Adel Chabbi – Họa sĩ người Pháp
  • Luis de Llano Macedo – Nhà sản xuất điện ảnh người Mexico.
  • Fred Howard – Người mẫu Mỹ
  • Dimitris Margetas – Doanh nhân người Bỉ
  • Justine PasekHoa hậu Hoàn vũ 2002 đến từ Panama
  • Leigh Rossini – Nhà báo Mỹ
  • Thuy Tran – Nhà thiết kế thời trang người Mỹ gốc Việt.

Chung kết

sửa

Những giám khảo sau đã đánh giá các thí sinh trong đêm chung kết. Christiane Martel đã được mời làm giám khảo một ngày trước khi đêm chung kết diễn ra:[1]

Thí sinh

sửa

Cuộc thi có tổng cộng 80 thí sinh tham gia:

Quốc gia/Lãnh thổ Thí sinh
  Albania Sadina Alla
  Angola Micaela Reis
  Antigua & Barbuda Stephanie Winter
  Argentina Daniela Stucan
  Aruba Carolina Raven
  Úc Kimberley Busteed
  Bahamas Trinere Lynes
  Barbados Jewel Garner
  Bỉ Annelien Coorevits
  Belize Maria Jeffery
  Bolivia Jessica Jordan
  Brasil Natália Guimarães
  Bulgaria Gergana Kochanova
  Canada Inga Skaya
  Trung Quốc Trương Ninh Ninh
  Colombia Eileen Roca
  Costa Rica Veronica González
  Croatia Jelena Maros
  Curaçao Naemi Monte
  Síp Polyvia Achilleos
  Cộng hòa Séc Lucie Hadasová
  Đan Mạch Žaklina Šojić
  Cộng hòa Dominican Massiel Taveras
  Ecuador Lugina Cabezas
  Ai Cập Ehsan Hatem El-Kirdany
  El Salvador Lissette Rodríguez
  Estonia Viktoria Azovskaja
  Phần Lan Noora Hautakangas
  Pháp Rachel Legrain-Trapani
  Georgia Ana Giorgelashvili
  Đức Angelina Glass
  Hy Lạp Doukissa Nomikou
  Guatemala Alida Boer
  Guyana Meleesea Payne
  Honduras Wendy Salgado
  Hungary Ildikó Bóna
  Ấn Độ Puja Gupta
  Indonesia Agni Pratistha
  Israel Sharon Kenett
  Ý Valentina Massi
  Jamaica Zahra Redwood
  Nhật Bản Riyo Mori
  Kazakhstan Gaukhar Rakhmetaliyeva
  Hàn Quốc Honey Lee
  Liban Nadine Njeim
  Malaysia Adelaine Chin
  Mauritius Sandra Faro
  México Rosa María Ojeda
  Montenegro Snežana Bušković
  New Zealand Laural Barrett
  Nicaragua Xiomara Blandino
  Nigeria Ebinabo Potts-Johnson
  Na Uy Kirby Ann Basken
  Panama Sorangel Matos
  Paraguay María José Maldonado
  Peru Jimena Elías
  Philippines Anna Theresa Licaros
  Ba Lan Dorota Gawron
  Puerto Rico Uma Blasini
  Nga Tatiana Kotova
  Serbia Teodora Marčić
  Singapore Jessica Tan
  Slovakia Lucia Senášiová
  Slovenia Tjaša Kokalj
  Nam Phi Megan Coleman
  Tây Ban Nha Natalia Zabala
  St. Lucia Yoanna Henry
  Thụy Sĩ Christa Rigozzi
  Tanzania Flaviana Matata
  Thái Lan Farung Yuthithum
  Turks & Caicos Saneita Been
  Ukraina Lyudmila Bikmullina
  Uruguay Giannina Silva
  Hoa Kỳ Rachel Smith
  Quần đảo Virgin (Mỹ) Renata Christian
  Venezuela Ly Jonaitis
  Zambia Rosemary Chileshe

Thông tin về các cuộc thi quốc gia

sửa

Tham gia lần đầu

sửa

Trở lại

sửa

Lần cuối tham gia vào năm 2002:

Lần cuối tham gia vào năm 2005:

Thay thế

sửa
  •   Mauritius – Melody Selvon chỉ mới 16 tuổi[3]. Quy định của cuộc thi là tất cả các thí sinh tham gia dự thi Hoa hậu Hoàn vũ phải trên 18 tuổi và Selvon đã được thay thế bởi Á hậu 1 Sandra Faro.

Bỏ cuộc

sửa

Không tham gia

sửa
  •   Sri Lanka – Aruni Rajapaksha ban đầu đại diện cho Sri Lanka trong cuộc thi[5] nhưng cô đã không tham gia. Cô ấy đã tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2008 một năm sau đó.

Thông tin cuộc thi

sửa

Chương trình

sửa
  • Trước buổi chung kết được phát sóng truyền hình trực tiếp, tất cả thí sinh đã thi đấu tham gia hai phần thi Áo tắm và Trang phục Dạ hội ở vòng sơ khảo. Ngoài ra các thí sinh cũng tham gia vào các cuộc phỏng vấn với ban giám khảo.
  • Trong buổi chung kết, 15 thí sinh xuất sắc nhất (dựa trên kết quả vòng sơ khảo và phỏng vấn) đã tham gia phần thi Áo tắm và Top 10 thí sinh đi tiếp tham gia phần thi Trang phục Dạ hội. Năm thí sinh cuối cùng tham gia vào phần thi ứng xử, trước khi công bố các vị trí Á hậu và ngôi vị Hoa hậu.
  • Đây là năm đầu tiên kể từ năm 2002 mà điểm trung bình của các giám khảo được hiện trên truyền hình trực tiếp.
  • Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001 mà câu hỏi đặt ra cho Top 5 đến từ các giám khảo. Các cuộc thi trước đây những câu hỏi ứng xử được hỏi bởi đương kim Hoa hậu Hoàn vũ hiện tại và các thí sinh ở Top 5 đặt ra cho nhau.

Ghi nhận lịch sử

sửa
  • Lần đầu tiên từ năm 1988 có tới 4 đại diện của châu Á lọt vào top 15 là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn QuốcThái Lan.
  • Nhật Bản đoạt vương miện Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ hai sau Akiko Kojima vào năm 1959.
  • Puerto Rico đoạt Á hậu 1 vào năm 2005 và đăng quang năm 2006. Nhật Bản đoạt Á hậu 1 vào năm 2006 rồi đăng quang năm 2007.
  • Brazil, Đan Mạch, Ấn Độ, Nhật Bản, México, Thái Lan, UkrainaHoa Kỳ cũng lọt vào Top bán kết tại Hoa hậu Hoàn vũ 2006.
  • SloveniaTanzania lần đầu tiên lọt vào bán kết của cuộc thi. Đây là lần đầu tiên Tanzania tham dự còn Slovenia lần đầu tham dự năm 2001.
  • AngolaNicaragua giành thành tích cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay với những vị trí xếp thứ 7 và thứ 10. Thí sinh Micaela Reis của Angola sau đó tham dự Hoa hậu Thế giới 2007 và đoạt Á hậu 1.
  • Nicaragua lọt vào Top 10 sau một thời gian dài không đạt thành tích (lần cuối cùng nước này lọt vào bán kết là năm 1977). Hàn Quốc đoạt Á hậu 3 khi mà lần cuối cùng nước này lọt vào bán kết là năm 1988.
  • Cộng hòa Séc lọt vào bán kết lần thứ 3 trong lịch sử.
  • Philippines liên tục đoạt 3 danh hiệu Hoa hậu Ảnh từ năm 2005 đến nay.

Vấn đề phần thi Trang phục dân tộc

sửa
  •   Mexico – Vào tháng 4 năm 2007, vấn đề xung quanh bộ trang phục dân tộc của Rosa được dư luận chú ý. Bộ trang phục truyền thống cô mặc bị đánh giá là phản cảm vì nó miêu tả một số cảnh trong Chiến tranh Cristero, một cuộc khởi nghĩa của những người Thiên chúa giáo Mexico chống lại truyền thống thế tục hồi những năm 1920 khiến hàng ngàn người chết[6]. Trên chiếc váy truyền thống Mexico còn có cả những hình ảnh hàng người bị treo cổ, ngoài ra còn có dải thắt lưng đạn súng và chiếc vòng đeo hình thập tự[7]. Người thiết kế của chiếc váy cho biết nó thể hiện truyền thống và lịch sử của đất nước Mexico.
  • Bộ trang phục truyền thống trên đã bị nhiều người phản đối kịch liệt do nó thể hiện những cảnh khá bạo lực và gợi nhắc lại một thời kỳ đau thương của Mexico. Jorge Camil, phóng viên báo La Jornada thậm chí còn ví Hoa hậu Mexico mặc chiếc váy này cũng như "Hoa hậu Mỹ mặc váy có in hình Ku Klux Klan" vậy[8]. Cuối cùng chiếc váy này đã bị loại bỏ[6] và trong phần thi trang phục dân tộc, Rosa đã mặc một chiếc váy khác in hình các loại nông phẩm và hoa trái của Mexico.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Vanessa Minnillo and Mario Lopez to Host Miss Universe(R) 2007, Live From the National Auditorium in Mexico City on NBC, Monday, May 28, 9–11 p.m. ET” (Thông cáo báo chí). Miss Universe Organization. ngày 17 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2007.
  2. ^ “Latina Fashion Designer, Icel De Jesus Will Participate as International Judge at the Miss Universe Honduras 2007 Pageant” (Thông cáo báo chí). Carimaxx Productions. ngày 21 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007.
  3. ^ “Recent Grande Prairie, Alta high school graduate now Miss Mauritius”. The Canadian Press. ngày 22 tháng 8 năm 2006.
  4. ^ “No TT beauty for Miss Universe”. Trinidad & Tobago's News Day. ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ “Aruni, Lanka's new queen”. The Sunday Times. ngày 15 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  6. ^ a b “Miss Mexico 'war gown' toned down”. BBC News. ngày 19 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2007.
  7. ^ “Miss Mexico's pageant dress kick-starts outrage”. El Paso Times. ngày 21 tháng 4 năm 2007. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  8. ^ “BBC NEWS”. Truy cập 25 tháng 9 năm 2015.