Kênh Dị Nghị
Kênh Dị Nghị là phương tiện truyền tin cho các Nhân viên Ngoại giao và các công dân Mỹ khác làm việc tại Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế,[a] có mục đích mời phê bình có tính xây dựng chính sách chính phủ.
Thành lập năm 1971, Kênh Dị Nghị được dùng 123 lần trong bốn thập niên đầu tiên, hiện nay bốn đến năm điện báo dị nghị được gởi mỗi năm. Các chính sách ngoại bị chỉ trích khác nhau rất nhiều. Điện báo Blood năm 1971 lấy tên tác giả Archer Blood trách móc chính sách Mỹ tán thành nhà độc tài Pakistan Yahya Khan đã chủ trương cuộc diệt chủng ở Đông Pakistan. Các điện báo khác chỉ trích Hoa Kỳ tán thành các lãnh đạo chuyên chế, phản đối không can thiệp vào các khủng hoảng và sát chủng hoặc phê bình sự can dự vào các xung đột quân sự; ví dụ, một điện báo dị nghị năm 1992 phản đối sự án binh bất động trong cuộc diệt chủng Bosnia được lấy công là dẫn đến Hòa Ước Dayton. Điện báo có số chữ ký lớn nhất tới nay là của năm 2017 khiển trách Chính Lệnh 13769 của Donald Trump cấm công dân của bảy nước đa số Hồi Giáo vào nước, di dân: tầm một ngàn nhà ngoại giao ký tên vào điện báo.
Các điện báo dị nghị đều đến tay các nhân viên Bộ Ngoại giao cao cấp và được hồi âm từ Cục Quy Hoạch Chính Sách của bộ. Theo quy định thì các nhà ngoại giao trình điện báo dị nghị được bảo vệ khỏi trả đũa, tuy nhiên vài người do dự sử dụng Kênh Dị Nghị vì lo sợ sẽ cản trở việc thăng quan tiến chức.
Lịch sử và sử dụng
sửaKênh Dị Nghị thành lập năm 1971,[2] căn nguyên là các mối lo ngại quan điểm dị nghị cùng phê bình có tính xây dựng hoặc bị kiểm duyệt hoặc bị phớt lờ trong Chiến tranh Việt Nam,[1] là ý tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao William P. Rogers.[3] Tháng 2 năm 1971, quyền dị nghị của nhân viên ngoại chính thức được ấn định trong Sổ Tay Ngoại giao.[4]
Kênh Dị Nghị dành cho "cân nhắc xem xét các ý kiến khác biệt, dị nghị về các vấn đề ngoại giao quan trọng, không thể thông tri một cách đầy đủ và nhanh chóng bằng các kênh hay thủ tục thông thường."[5] Chỉ các ý kiến về vấn đề chính sách mới được đăng lên, còn nếu về "vấn đề quản lý, hành chính hay nhân sự không quan hệ đáng kể với vấn đề ngoại giao quan trọng thì không thể dùng Kênh Dị Nghị."[5] Các điện báo được trình lên nhân viên cao cấp của Cục Quy Hoạch Chính Sách trong Bộ Ngoại giao, phải được xác nhận trong hai ngày và có hồi âm trong 30-60 ngày.[5]
Các nhà ngoại giao đánh dị nghị trên quy tắc được bảo vệ khỏi bị trả đũa;[2][3] Sổ Tay Ngoại giao có ghi rằng "tự do không bị trả thù đối với người dùng Kênh Dị Nghị được thi hành triệt để."[5] Tuy nhiên, nhiều người không sử dụng vì lo sợ trả đũa.[6]
Từ năm 1971 đến 2011 có 123 điện báo dị nghị,[6] số lượng nhiều nhất là vào năm 1971 khi 28 điện báo được nộp "trong thời chính quyền Carter mà theo mọi người việc sử dụng kênh dị nghị được khuyến khích—hoặc ít nhất không bêu xấu."[6] Sau khi Ronald Reagan đắc cử tổng thống, số điện báo giảm mạnh xuống 15 năm 1981 và chỉ năm năm 1982, do quan điểm tại "các đại sứ quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới... rằng Reagan cùng Bộ Ngoại giao không cởi mở với các ý kiến không tương đồng với đánh giá của đại sứ," và sự nghiệp của nhà ngoại giao có thể bị tổn hại;[7] ví dụ vài ngoại giao nghĩ sử dụng Kênh Dị Nghị giảm khả năng được bổ nhiệm làm đại sứ.[8] Trong niên đại 2010 tầm bốn đến năm điện báo dị nghị được gởi mỗi năm.[9]
Các điện báo dị nghị có tiếng bao gồm:
- Tháng 3 năm 1971 Archer Blood là tổng lĩnh sự ở Dhaka có 28 nhà ngoại giao Mỹ khác tán thành đánh điện báo Blood nổi tiếng, khiển trách chính sách Hoa Kỳ ủng hộ nhà độc tài Pakistan Yahya Khan, bấy giờ chỉ đạo cuộc diệt chủng ở Đông Pakistan (sau này Bangladesh).[6][10]
- Năm 1972 có đánh điện báo chỉ trích mạnh Chiến Dịch Linebacker, cho rằng đây là "vi phạm tinh thần và thậm chí văn tự của chính sách chúng ta đó là rút khỏi xung đột Ấn-Trung."[11]
- Cũng trong năm 1971 có điện báo chỉ trích "chính sách không can thiệp vào Burundi trong cuộc thảm sát hàng loạt dân bộ tộc Hutu" và cho rằng đang có cuộc sát chủng trong nước.[11]
- Trong điện báo tháng 7 năm 1972, nhà ngoại giao Alexander Peaslee viết ông sẽ nghỉ hưu từ Ngành Đối Ngoại vì kinh tởm với vụ Thảm Sát Mỹ Lai và các bạo hành khác ở Việt Nam,[11] rằng "một trong các lý do nghỉ hưu ở tuổi 50 sau 29 năm phục vụ chính phủ là tôi không muốn dính líu với các hành vi của nhánh hành chính không thực hiện các bước hiệu quả chống tàn bạo quá giống với đám Quốc Xã."[12]
- Năm 1978 có điện báo chỉ trích Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền Somoza độc tài ở Nicaragua.[11]
- Năm 1982 có điện báo thúc chính phủ Mỹ không công nhận vô điều kiện chính quyền của Tướng Quân Efraín Ríos Montt đã đoạt quyền ở Guatemala trong cuộc đảo chính.[11]
- Năm 1992 vài Nhân viên Ngoại giao dùng kênh để phản đối Hoa Kỳ không hành động trong cuộc thảm sát Bosnia,[2][3] được lấy công là dẫn đến Hòa Ước Dayton.[3]
- Năm 1994, bốn nhà ngoại giao chuyên nghiệp ở Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Dublin đánh bản điện báo phản đối Đại sứ ở Ireland Jean Kennedy Smith cấp thị thực Mỹ cho lãnh đạo đảng Sinn Féin Gerry Adams. Sau hai trong bốn người bị đánh giá làm tổn hại sự nghiệp từ Smith và "bị loại trừ khỏi các nhiệm vụ Đại sứ Quán quan hệ với công việc họ,"[13] dẫn đến Đốc Sát Trưởng Bộ Ngoại giao mở cuộc điều tra một năm và đưa ra bản báo cáo "phê phán gay gắt"[14] phát hiện "bằng chứng không thể phớt lờ" rằng Smith đã trả thù hai nhà ngoại giao.[13]
- Đầu năm 2003 Ann Wright là đại biện ở Mông Cổ dùng kênh để phản đối cuộc xâm lược Iraq năm 2003 gần kề,[2][15] John Brady Kiesling là nhà ngoại giao Mỹ khác cũng đồng ý.[16][17] Năm 2004, nhà ngoại giao Keith W. Mines ở Budapest đánh điện báo cho rằng Liên Hợp Quốc nên được phụ trách thời kỳ qua đò chính trị ở Iraq.[18]
- Tháng 6 năm 2016 51 nhân viên Ngoại giao dùng kênh để phản đối Hoa Kỳ không can dự vào Syria, con số kỷ lục bấy giờ.[17][19] Bản điện báo—tờ The New York Times có được bản thảo—yêu cầu các cuộc công kích quân sự có hạn chống chính quyền Assad.[19]
- Tháng 1 năm 2017 tầm 1,000 nhân viên Ngoại giao ký tên điện báo trách móc Chính Lệnh 13769 của Donald Trump, cấm công dân bảy nước đa số Hồi Giáo vào nước, di dân, đến bây giờ là số chữ kỹ lớn nhất cho một điện báo.[17][20]
- Tháng 7 năm 2017 nhân viên Bộ Ngoại giao đánh điện báo dị nghị tố Bộ trưởng Ngoại giao Rex W. Tillerson vi phạm luật liên bang (cụ thể là Luật Ngăn Chặn Lính Trẻ Con) khi không chỉ định Miến Điện, Iraq và A Phú Hãn là các nước chiêu mộ, dùng hoặc tài trợ lính trẻ em trong Báo Cáo Buôn Người hàng năm. Các nước chỉ định đều bị cấm nhận "giúp đỡ an ninh và cấp phép buôn bán thiết bị quân sự" nhất định từ Hoa Kỳ, trừ phi có thư miễn trừ tổng thống cấp theo quyền lợi quốc gia.[21] Các nhân viên ký bản điện báo ghi rằng quyết định không thêm ba nước trên vào danh sách lính trẻ em có hại cho uy tín của Bộ Ngoại giao, gởi thông điệp là "nỗ lực tối thiểu thôi cũng đủ rồi" và báo hiệu Hoa Kỳ "không quan tâm đến việc bắt các nước phải chịu trách nhiệm" vì tội lỗi.[21] Tháng 11 năm 2017 điện báo trở thành công khai sau khi Reuter có được một bản.[21]
Công bố công khai các điện báo dị nghị
sửaCác điện báo dị nghị dành cho nội bộ và không công bố ngay, dù có rò rỉ.[2] Vài bản dị nghị đánh dấu là nhạy cảm nhưng không phân loại.[19] Wayne Merry là cựu nhà ngoại giao Hoa Kỳ đánh điện báo dị nghị năm 1994 trong khi đặt ở Nga, năm 1999 làm yêu cầu Luật Tự Do Thông tin lấy bản sao của tờ điện báo; năm 2003 Bộ Ngoại giao từ chối, viện lý do là (1) "công bố và cho lưu hành công chúng các thơ tín Kênh Dị Nghị, kể cả trong trường hợp của ông là cho người soạn thảo thông điệp, sẽ cản trở nhân viên của Bộ sẵn sàng lên Kênh Dị Nghị để biểu đạt ý kiến một cách tự do" và (2) "thơ tín Kênh Dị Nghị có tính thương nghị, tiền định và là thông tin liên lạc nội bộ cơ quan."[22]
Viện Tài liệu Lưu Trữ Quốc An ở Đại học George Washington đã dùng Luật Tự Do Thông tin để lấy điện báo dị nghị, ban đầu từ thập niên 70 và 80 đều bị từ chối, Bộ Ngoại giao viện dẫn Miễn Trừ 5 của đạo luật cho phép cơ quan khước từ đối với các tài liệu "tiền định". Tuy nhiên Luật Cải Thiện Luật Tự Do Thông tin năm 2016 cấm dùng miễn trừ với tài liệu cũ hơn 25 năm, sau Viện Lưu Trữ tái yêu cầu các bản điện báo và Bộ Ngoại giao bắt đầu giao nộp lại. Năm 2018 Viện Lưu Trữ công bố các điện báo dị nghị đã nhận cùng phản hồi của Cục Quy Hoạch Chính Sách, bao gồm Anthony Lake, Warren Christopher và Paul Wolfowitz.[11]
Giải thưởng Phê Bình Có Tính Xây dựng
sửaCác nhân viên ngoại giao dùng Kênh Dị Nghị một cách xây dựng có thể nhận được Giải thưởng Phê Bình Có Tính Xây dựng của Hiệp Hội Ngoại giao Hoa Kỳ (tuy không phải là một điều kiện).[23]
Các cơ chế tương tự
sửaCơ quan Phát triển Quốc tế cũng có kênh tương tự là Kênh Trực Tiếp thành lập năm 2011, khác với Kênh Dị Nghị là các nhân viên nước ngoài và nhà thầu đều được sử dụng.[24][25]
Cục Tình Báo Trung ương có "các đội đỏ" gồm tình báo viên và phân tích viên "phụ trách tranh luận chống lại sự thường thức phổ thông của ngành tình báo và phát hiện lỗ hổng trong lý luận và phân tích."[3] Neal Katyal viết Kênh Dị Nghị của Bộ Ngoại giao có nhiều điểm tương đồng và cho rằng chính phủ liên bang cần nhiều chế hành nội bộ cơ quan hơn để chế độ hóa hành vi dị nghị.[3]
Chú thích
sửa- ^ Trước khi Cơ quan Tin Tức Hoa Kỳ và Cơ quan Giải Giới và Khống Chế Quân Bị bị bãi bỏ, nhân viên của hai cơ quan cũng được dùng Kênh Dị Nghị.[1]
Tham khảo
sửa- ^ a b Christopher, Warren (ngày 8 tháng 8 năm 1995). “Secretary of State Christopher's Message on the Dissent Channel”. US Department of State Archive, Information Released ngày 20 tháng 1 năm 2001 through ngày 20 tháng 1 năm 2009. United States Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2017. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Warren” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ a b c d e Paul D. Wolfowitz, A Diplomat's Proper Channel of Dissent, The New York Times (ngày 31 tháng 1 năm 2017).
- ^ a b c d e f Neal K. Katyal, Washington Needs More Dissent Channels, The New York Times (ngày 1 tháng 7 năm 2016).
- ^ Jones, David T (2000). “Advise and Dissent: The Diplomat as Protester” (PDF). Foreign Service Journal: 36–40.
- ^ a b c d “2 FAM 070 General Administration – Dissent Channel”. Foreign Affairs Manual. United States Department of State. ngày 28 tháng 9 năm 2011.
- ^ a b c d Kishan S. Rana, The Contemporary Embassy: Paths to Diplomatic Excellence (Palgrave Macmillan, 2003), pp. 66–67.
- ^ Morris Morley & Chris McGillion, Reagan and Pinochet (Cambridge University Press), p. 27 (citing Kai Bird, "Ronald Reagan's Foreign Service," APF Reporter 7, no. 3 (1984)).
- ^ Jeffrey Gettleman (ngày 31 tháng 1 năm 2017). “State Dept. Dissent Cable on Trump's Ban Draws 1,000 Signatures”. The New York Times.
- ^ Gary J. Bass, Dissent at the U.S. State Department: Why Trump Should Welcome It, Foreign Affairs (ngày 2 tháng 2 năm 2017).
- ^ Ellen Barry, To U.S. in '70s, a Dissenting Diplomat. To Bangladesh, 'a True Friend.'", The New York Times (ngày 27 tháng 6 năm 2016).
- ^ a b c d e f Nate Jones; Tom Blanton; Emma Sarfity biên tập (ngày 15 tháng 3 năm 2018). “Department of State's Dissent Channel Revealed”. National Security Archive, George Washington University. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
- ^ U.S. Government Responsibility for My Lai, from Alexander L. Peaslee, Halifax, ngày 17 tháng 7 năm 1972, Limited Official Use (published by National Security Archive, George Washington University).
- ^ a b Stephen Engleberg, U.S. Says Envoy to Ireland Wrongly Punished 2 Colleagues, The New York Times (ngày 8 tháng 3 năm 1996).
- ^ Richard Gilbert, Dissent in Dublin – For 2 FSOs, Cable Drew Retribution And Frustration Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine, Foreign Service Journal, (July 1996).
- ^ Ann Wright, "America and the World" in America & The World: The Double Bind (eds. Majid Tehranian & Kevin P. Clements: Transaction Publishers, 2005), pp. 93–94.
- ^ John Brady Kiesling, Diplomacy Lessons: Realism for an Unloved Superpower (Potomac Books, 2006), appendix B.
- ^ a b c “Former U.S. Diplomat Weighs In On State Department Dissent Cable”. All Things Considered. NPR. ngày 1 tháng 2 năm 2017.
- ^ Peter Slevin, Diplomats Honored for Dissent: Envoys Challenged Bush Foreign Policy, The Washington Post (ngày 28 tháng 6 năm 2004), A19.
- ^ a b c Max Fisher, The State Department's Dissent Memo on Syria: An Explanation, The New York Times (ngày 22 tháng 6 năm 2016).
- ^ Felicia Schwartz (ngày 1 tháng 2 năm 2017). “State Department Dissent, Believed Largest Ever, Formally Lodged”. Wall Street Journal.
- ^ a b c Emily Baumgaertner, Tillerson Accused of Violating Federal Law on Child Soldiers, New York Times (ngày 21 tháng 11 năm 2017).
- ^ Steven Rosefielde, Russia in the 21st Century: The Prodigal Superpower (Cambridge University Press, 2005), pp. 212–13.
- ^ “Constructive Dissent Awards”. www.afsa.org (bằng tiếng Anh). American Foreign Service Association. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Dissent Channel”. www.afsa.org (bằng tiếng Anh). American Foreign Service Association. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ Zamora, Francisco (2012). “Dissent: USAID's New Direct Channel”. Foreign Service Journal. 89 (1): 50.
Liên kết ngoài
sửa- Chỉ dẫn sử dụng Kênh Dị Nghị của Hiệp Hội Ngoại giao Hoa Kỳ
- 2 FAM 070 – phần của Sổ Tay Ngoại giao về việc sử dụng và quản lý Kênh Dị Nghị