Kali sulfide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa họcK2S. Chất rắn không màu này hiếm khi gặp phải vì nó phản ứng dễ dàng với nước, phản ứng tạo thành kali bisulfide (KHS) và kali hydroxide (KOH). Thông thường, thuật ngữ kali sulfide dùng để chỉ hỗn hợp này, chứ không phải chất rắn khan.

Kali sulfide
Kali sulfide
Danh pháp IUPACPotassium sulfide
Tên khácDikali monosulfide,
Dikali sulfide,
Kali monosulfide
Nhận dạng
Số CAS1312-73-8
PubChem162263
Số RTECSTT6000000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [S-2].[K+].[K+]

Thuộc tính
Công thức phân tửK2S
Khối lượng mol110,2626 g/mol
Bề ngoàinguyên chất: không màu
có tạp chất: màu vàng nâu
MùiH2S
Khối lượng riêng1,74 g/cm³
Điểm nóng chảy 840 °C (1.110 K; 1.540 °F)
Điểm sôi 912 °C (1.185 K; 1.674 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nướcchuyển thành KHS, KOH
Độ hòa tan trong các dung môi kháctan trong ethanol, glycerol
không tan trong ether
MagSus−60,0·10−6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểantifluorite
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhNguy hiểm cho môi trường (N)
Chỉ dẫn RR17, R23, R25, R31, R34, R50
Chỉ dẫn SS24, S26
Các hợp chất liên quan
Cation khácNatri sulfide, Sắt(II) sulfide
Hợp chất liên quanKali bisulfide, Kali sunfit, Kali sunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cấu trúc

sửa

Chất này có "cấu trúc antifluorite", có nghĩa là ion nhỏ K+ chiếm vị trí cúa mặt tứ diện (F) giống như cấu trúc fluorit, và các trung tâm lớn hơn S2− ở trung tâm chiếm 8 vị trí phối hợp. Li2S, Na2S, và Rb2S cũng có cấu trúc kết tinh tương tự.[1]

Tổng hợp và các phản ứng

sửa

Chất này có thể điều chế bằng cách đun nóng K2SO4 với carbon (than cốc):

K2SO4 + 4C → K2S + 4CO

Trong phòng thí nghiệm K2S nguyên chất có thể điều chế bằng cách cho kali hóa hợp với lưu huỳnh trong môi trường amonia khan.[2]

Muối sulfide là muối rất cơ bản, do vậy K2S hoàn toàn thủy phân trong nước theo phản ứng sau đây:

K2S + H2OKOH + KHS

Đối với nhiều mục đích, phản ứng này không quan trọng vì hỗn hợp của HS và OH phản ứng như dung dịch S2−. Các muối sulfide của kim loại kiềm khác (trừ Na) cũng có tính chất tương tự.[1]

Ứng dụng trong pháo hoa

sửa

Kali sulfide được tạo ra khi đốt cháy thuốc súng và là chất trung gian quan trọng trong nhiều hiệu ứng của pháo hoa, chẳng hạn như senko hanabi và một số công thức tạo ánh sáng lấp lánh của pháo hoa.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.
  2. ^ Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 1. p. 360.
  3. ^ Shimizu, Takeo. "Fireworks: the Art, Science, and Technique." Pyrotechnica Publications: Austin, 1981. ISBN 0-929388-05-4.