Khánh Phú, Yên Khánh

xã thuộc Yên Khánh

Khánh Phú là một xã thuộc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Khánh Phú
Xã Khánh Phú
Nhà máy đạm Ninh Bình ở khu công nghiệp Khánh Phú
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
HuyệnYên Khánh
Trụ sở UBNDThôn Phú Tân
Địa lý
Tọa độ: 20°14′23″B 106°1′30″Đ / 20,23972°B 106,025°Đ / 20.23972; 106.02500
Khánh Phú trên bản đồ Việt Nam
Khánh Phú
Khánh Phú
Vị trí xã Khánh Phú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,92 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng6.658 người[1]
Mật độ1.125 người/km²
Khác
Mã hành chính14566[2]
Mã bưu chính434710

Địa lý sửa

Xã Khánh Phú nằm ở phía bắc huyện Yên Khánh, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 5 km, có vị trí địa lý:

Xã Khánh Phú có diện tích 5,92 km², dân số năm 2019 là 6.658 người[1], mật độ dân số đạt 1.125 người/km².

Hành chính sửa

Xã Khánh Phú được chia thành 8 thôn: Phú An, Phú Long, Phú Tân, Phú Hải, Phú Hào, Phú Cường, Phú Bình, Phú Sơn.

Lịch sử sửa

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định 125-CP[3] về việc sáp nhập xã Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh mới giải thể vào huyện Yên Mô thành lập huyện Tam Điệp.

Ngày 4 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 59-CP[4] về việc chuyển xã Khánh Phú thuộc huyện Tam Điệp về huyện Yên Khánh mới tái lập quản lý.

Kinh tế sửa

Xã Khánh Phú nằm trên quốc lộ 10 và bên sông Đáy, có cảng Ninh Phúc là cảng đầu mối của khu vực và khu công nghiệp Khánh Phú. Xã có nền kinh tế phát triển nhất huyện Yên Khánh, ngang tầm với thị trấn Yên Ninh.[cần dẫn nguồn]

Khu công nghiệp Khánh Phú [5] (thuộc xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình và xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh). Tổng diện tích đất phát triển 334 ha (giai đoạn I: 171,16ha, giai đoạn II: 168ha), trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha. Dự kiến các loại hình sản xuất chủ yếu: Đạm 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300.000/năm; Bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; Đóng, sửa chữa tàu thuyền.

Chợ Vệ - Thôn Phú Tân - Xã Khánh Phú là một trong 8 chợ ở Yên Khánh trong danh sách các chợ loại 1, 2, 3 ở Ninh Bình. Chợ Vệ là chợ loại 2, sau chợ Rồng là chợ lớn nhất ở Ninh Bình.

Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phú đã được công nhận Anh hùng lao động[6]Ninh Bình.

Văn hóa sửa

 
Chùa Phúc Long ở xã Khánh Phú

Xã Khánh Phú có quần thể di tích Đền Thượng - Chùa Phúc Long được công nhận là di tích quốc gia.

Bản Tự phả chùa cổ Đông Hải, do Minh Tuệ thiền sư trụ trì chùa chép năm Canh Tý (1840), cũng theo Ngọc phả thời Lê do Quản giám bách thần Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc (1557) ghi rằng: Chùa này có từ thời Đinh - Tiền Lê, gần biển nên gọi là chùa Đông Hải. Thời trẻ Đào Cam Mộc từng tu học, giỏi võ, thông văn được sư tổ cho đi tìm minh quân, sau đó ông vào Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê, nhà Lý. Tháng 6-1010, Lý Thái Tổ phong Đào Cam Mộc chức Thiên Đô tiên phong tướng quân chỉ huy cuộc dời đô, tại đây triều đình làm Lễ tế cáo trời đất, xuất quân nên từ đó đổi tên là chùa Thiên Đô.

Lễ hội làng Yên Vệ hàng năm là một lễ hội nổi tiếng ở Ninh Bình. Lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng tại Đền Thượng suy tôn Tam thánh tổ gồm các thiền sư Minh Không, Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Sau phần lễ có thi đấu vật.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 125-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 4 năm 1977.
  4. ^ “Nghị định số 59-CP về việc sáp nhập thôn Đông Thôn, xã Yên Lâm vào xã Yên Thái, thành lập huyện Yên Khánh, đổi tên huyện Tam Điệp thành huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 4 tháng 7 năm 1994.
  5. ^ “Các khu công nghiệp ở Ninh Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ Anh hùng lao động[liên kết hỏng]

Tham khảo sửa