Không bào là một bào quan gắn với màng sinh chất, có mặt ở mọi tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh, động vật[1] và tế bào vi khuẩn.[2] Không bào là những khoang đóng kín thiết yếu bên trong chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch, mặc dù một số trường hợp nhất định chúng có thể chứa sỏi đã bị bao lấy. Không bào hình thành bằng sự dung hợp của nhiều túi có màng bao và kích thước thường lớn hơn những túi này.[3] Bào quan này không có hình dạng và kích thước cơ bản; cấu trúc của nó biến đổi tuân theo nhu cầu của tế bào.

Không bào (vacuole) ở tế bào thực vật.
Không bào (vacuole) ở tế bào động vật.
Sinh học tế bào
Tế bào động vật

Chức năng và tầm quan trọng của không bào tùy thuộc vào loại tế bào mà chúng có mặt, mà sự biểu hiện rõ nét hơn ở tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh hơn là ở tế bào động vật và vi khuẩn. Nói chung, chức năng của không bào bao gồm:

  • Cô lập vật liệu lạ có thể ảnh hưởng hoặc gây hại tới tế bào chủ
  • Chứa các sản phẩm thải loại
  • Tạo áp suất thẩm thấu làm động lực hút nước, đưa nước vào lưu trữ ở tế bào thực vật
  • Duy trì áp lực thủy tĩnh nội bào hoặc áp lực trương (turgor) bên trong tế bào
  • Chứa các phân tử nhỏ
  • Xuất thải những chất không cần thiết ra khỏi tế bào
  • Cho phép thực vật duy trì các cấu trúc như hoa bởi áp lực trương của không bào
  • Bằng cách tăng kích thước qua áp lực trương nở, cho phép thực vật nảy mầm và các cơ quan của nó (như lá) sinh trưởng rất nhanh và sử dụng chủ yếu là nước.[4]
  • Ở hạt giống, các protein dự trữ cần thiết cho sinh trưởng được giữ trong các 'thể protein', mà chính là các không bào bị biến đổi.[5]

Không bào cũng đóng vai trò quan trong thể tự thực (autophagy), duy trì mức cân bằng giữa phát sinh sinh vật và thoái hóa (hoặc luân chuyển), của nhiều cơ chất và cấu trúc tế bào trong một số sinh vật. Chúng cũng hỗ trợ sự tiêu (lysis) và tái sử dụng các protein bị lỗi gập mà dùng để xây dựng lên tế bào. Thomas Boller [6] và những người khác đề xuất rằng không bào tham gia vào tiêu hủy các vi khuẩn xâm nhập và Robert B Mellor đề xuất một số cơ quan có vai trò là 'nhà chứa' cho vi khuẩn cộng sinh. Ở sinh vật nguyên sinh,[7] có thêm một chức năng đó là lưu giữ thức ăn mà đã được hấp thụ bởi sinh vật và hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tiến trình đào thải cho tế bào.[8]

Không bào có thể đã trải qua một vài lần tiến hóa độc lập, thậm chí bên trong thực vật xanh viridiplantae.[9]

Các loại không bào

sửa

Không bào tiêu hóa

sửa

Dùng để tiết dịch enzyme tiêu hóa thức ăn cho cơ thể tế bào, có mặt trong 1 số động vật nguyên sinh như trùng giày,...

Không bào co bóp

sửa

Không bào trung tâm

sửa

Là không bào lớn nằm ở giữa tế bào giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào, thường được tìm thấy ở tế bào thực vật

Tham khảo

sửa
  1. ^ Venes, Donald (2001). Taber's Cyclopedic Medical Dictionary (Twentieth Edition), (F.A. Davis Company, Philadelphia), p. 2287 ISBN 0-9762548-3-2.
  2. ^ Heide N. Schulz-Vogt (2006). Vacuoles. Microbiology Monographs. 1. doi:10.1007/3-540-33774-1_10. ISBN 3-540-26205-9.
  3. ^ Brooker, Robert J, et al. (2007). Biology (First Edition), (McGraw-Hill, New York), p. 79 ISBN 0-07-326807-0.
  4. ^ http://pcp.oxfordjournals.org/content/50/1/151.full.pdf
  5. ^ Matile, Phillipe (1993) Chapter 18: Vacuoles, discovery of lysosomal origin in Discoveries in Plant Biology: v. 1 (World Scientific Publishing Co Pte Ltd)
  6. ^ Thomas Boller. Plantbiology.unibas.ch. Truy cập 2011-09-02.
  7. ^ Ví dụ, không bào thực phẩm trong Plasmodium]].
  8. ^ Jezbera Jan; Karel Hornak; Karel Simek (2005). “Food selection by bacterivorous protists: insight from the analysis of the food vacuole by means of fluorescence in situ hybridization”. FEMS Microbiology Ecology. 52 (3): 351–363. doi:10.1016/j.femsec.2004.12.001. PMID 16329920.
  9. ^ Becker B (2007). “Function and evolution of the vacuolar compartment in green algae and land plants (Viridiplantae)” (PDF). International Review of Cytology. 264: 1–24. doi:10.1016/S0074-7696(07)64001-7. PMID 17964920. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.