Kim Chi (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1945) là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh Việt Nam, từng là giảng viên tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chiến tranh Việt Nam, bà lúc đó 20 tuổi, từng là một trong những nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường Sơn (1964), trình diễn ở sân khấu chiến trường 10 năm.[1]

Nghệ sĩ ưu tú
Kim Chi
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Kim Chi
Ngày sinh
25 tháng 7, 1945 (78 tuổi)
Nơi sinh
Châu Thành, Kiên Giang
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Chồng
Con cái
Mai Phương
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1962 - 2000
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam

Tiểu sử sửa

Kim Chi tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Chi sinh ngày 25 tháng 7 năm 1945 tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Cha bà là một luật sư người Nghệ An vào Sài Gòn làm việc, mẹ là người Rạch Giá. Sau khi cha qua đời, bà cùng hai anh trai đã tập kết ra Bắc.[2] Đến năm 1959 thì bà bắt đầu theo học khóa đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, bà đã gặp gỡ và quen biết người chồng đầu tiên là Hồng Sến. Năm 1962, bà tốt nghiệp lớp diễn viên điện ảnh và được phân công về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam. Năm 1963, bà kết hôn với Hồng Sến, để được theo ông phục vụ đoàn văn công ở chiến trường miền Nam.[3]

Ngoài trình diễn ở sân khấu chiến trường 10 năm, làm MC cho nhiều đoàn Văn công Giải phóng, bà từng đóng hơn 20 phim, trong đó các vai bà Chín trong "Biển sáng", Sáu Hiền trong "Bài ca không quên", rồi "Biệt Động Sài Gòn" đóng vai vợ của tướng Nguyễn Ngọc Liên...[1] Bên cạnh nghề diễn viên, bà còn là một đạo diễn điện ảnh. Bà từng sang Bungari học lớp đạo diễn và tốt nghiệp vào năm 1968. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành giảng viên tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian dài giảng dạy và một thời gian chuyển công tác về Hà Nội, bà nghỉ hưu vào năm 2000.[4]

Tác phẩm sửa

Diễn viên sửa

Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1962 Một ngày đầu thu Huy Vân, NSND Hải Ninh [5]
Hai người lính Vũ Sơn, Trần Thiện Thanh
1981 Biển sáng Chín Băng Tâm Nguyễn Ngọc Hiến
Bài ca không quên Sáu Hiền NSND Nguyễn Văn Thông
1982 Vụ án hồ con rùa Tú Dung NSND Trần Phương
1985 Biệt động Sài Gòn Vợ tướng Liên Long Vân [6]
Lối rẽ trái trên đường mòn Thu NSND Huy Thành
Lửa cháy thành Đại La Vợ Ngô Quyền NSƯT Lê Mộng Hoàng

Đạo diễn sửa

Năm Tên phim Ghi chú Nguồn
1992 Chị em sinh đôi Phim video [7][8]

Quan điểm và hoạt động chính trị sửa

  • "Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sĩ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa."[9]

Tranh cãi sửa

Đầu năm 2013, Kim Chi được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư ghi rõ lý do từ chối: "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm." [9]

Gia đình sửa

Kim Chi và Hồng Sến kết hôn vào năm 1963. Đây cũng là cuộc hôn nhân đầu tiên của cả hai. Hai người có với nhau hai người con, con gái lớn là diễn viên Mai Phương, con trai nhỏ là đạo diễn Hồng Chi. Trong thời gian bà tu nghiệp đạo diễn ở Bulgaria, chồng bà đã ngoại tình với nữ diễn viên Thúy An, cũng là người vợ thứ hai của ông. Cuộc hôn nhân đầu tiên của hai người đổ vỡ, hai con bà đều sống với cha ở Sài Gòn.[10] Cuộc hôn nhân thứ hai của Kim Chi cũng đổ vỡ sau một thời gian ngắn vì "con riêng bị con chồng hà hiếp, đánh đập".[4] Từ năm 1996, bà sống chung với người chồng thứ ba là giáo sư Vũ Linh, từng giảng dạy môn Vật lý điện tử tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến tháng 5 năm 2020, khi đã 77 tuổi, bà lại kết hôn lần thứ tư cùng với PGS TS Mạc Văn Trang lúc ấy đã 82 tuổi.[11]

Qua cuộc nói chuyện với đài BBC, bà Chi kể, bà và PGS Mạc Văn Trang biết nhau chủ yếu là do đọc các bài viết của nhau trên Facebook. Cuối năm 2018, sau khi hai người cùng tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam vì sự kiện GS Chu Hảo bị kỷ luật, bà mong muốn có dịp được gặp ông Trang." Cuôi năm 2019, sau khi ra Hà Nội thăm cha đỡ đầu là tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bà và ông Trang cùng tham gia nhiều chuyến đi và có nhiều cơ hội để gần gũi nhau hơn.[11]

Chú thích sửa

  1. ^ a b Mặc Lâm (11 tháng 1 năm 2013). “Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ”. Đài Á Châu Tự Do. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Hồng Thanh Quang (12 tháng 7 năm 2010). “Nghệ sĩ Kim Chi: Nhan sắc trời cho đôi khi cũng là tai họa…”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Hà Khánh Linh (10 tháng 2 năm 2010). “Nghệ sĩ Kim Chi: Sống không phải để oán trách”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b Đỗ Tuấn (5 tháng 6 năm 2010). “Kim Chi - hồng nhan đa truân”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 64.
  6. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 65.
  7. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 270.
  8. ^ Hồ Sĩ Vịnh & Huỳnh Khái Vinh (1994), tr. 280.
  9. ^ a b 'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'. BBC News. 9 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ Mai Linh (9 tháng 11 năm 2020). “Cuộc sống nhiều thị phi, sóng gió của cô bán cháo vịt phim 'Biệt động Sài Gòn'. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ a b “Nghệ sỹ Kim Chi và TS Mạc Văn Trang: tình yêu đến từ sự đồng cảm”. BBC News Tiếng Việt. 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.

Thư mục sửa