Kim Lập là một thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.

Kim Lập
Xã Kim Lập
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhHòa Bình
HuyệnKim Bôi
Thành lập1/1/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°42′28″B 105°34′11″Đ / 20,70778°B 105,56972°Đ / 20.70778; 105.56972
Kim Lập trên bản đồ Việt Nam
Kim Lập
Kim Lập
Vị trí xã Kim Lập trên bản đồ Việt Nam
Diện tích47,63 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng8.550 người
Mật độ180 người/km²
Khác
Mã hành chính05035[2]

Địa lý

sửa

Xã Kim Lập nằm ở phía đông huyện Kim Bôi, có vị trí địa lý:

Xã Kim Lập có diện tích 47,63 km², dân số năm 2018 là 8.550 người, mật độ dân số đạt 180 người/km².[1]

Lịch sử

sửa

Trước năm 1945, địa bàn xã Kim Lập hiện nay thuộc hai xã Hạ Bì và Kim Bôi của tổng Kim Bôi, châu Lương Sơn[3]. Sau Cách mạng Tháng Tám, các xã Hạ Bì và Kim Bôi thuộc huyện Lương Sơn.

Ngày 22 tháng 1 năm 1957, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3 ban hành quyết định chia xã Hạ Bì thành 4 xã: Hạ Bì, Lập Chiệng, Thượng Bì, Trung Bì; chia xã Kim Bôi thành 5 xã: Hợp Kim, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Sơn, Kim Tiến.[4]

Ngày 17 tháng 4 năm 1959, huyện Kim Bôi được thành lập[5], các xã Hợp Kim, Kim Sơn và Lập Chiệng chuyển sang trực thuộc huyện Kim Bôi.

Đến năm 2018, xã Lập Chiệng có diện tích 15,14 km², dân số là 1.885 người, mật độ dân số đạt 125 người/km²; xã Kim Sơn có diện tích 24,52 km², dân số là 3.648 người, mật độ dân số đạt 149 người/km²; xã Hợp Kim có diện tích 7,97 km², dân số là 3.017 người, mật độ dân số đạt 379 người/km².

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Lập Chiệng, Kim Sơn và Hợp Kim thành xã Kim Lập.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Địa chí Hòa Bình. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2005. tr. 882.
  4. ^ Địa chí Hòa Bình. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2005. tr. 312-313.
  5. ^ Địa chí Hòa Bình. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2005. tr. 310.

Tham khảo

sửa