Kubuntu là một sản phẩm phái sinh chính thức của hệ điều hành Ubuntu, sử dụng môi trường giao diện đồ họa KDE thay vì GNOME. Đây là một bộ phận của dự án Ubuntu và sử dụng cùng hệ thống bên dưới. Người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa màn hình chính KDE (kubuntu-desktop) vừa chạy màn hình chính Gnome (ubuntu-desktop) trên cùng một máy. Các gói phần mềm trong Kubuntu dùng chung kho phần mềm với Ubuntu.[1] Hệ điều hành này cũng được phát hành thường xuyên y hệt như như Ubuntu.[2]

Kubuntu
Kubuntu logo
Kubuntu 22.04 "Jammy Jellyfish" (vi)
Nhà phát triểnCông ty Canonicalđóng góp của cộng đồng
Họ hệ điều hànhTương tự Unix (biến thể của Ubuntu)
Tình trạng
hoạt động
Đang hoạt động
Kiểu mã nguồnPhần mềm tự do và mã nguồn mở
Phát hành
lần đầu
8 tháng 4 năm 2005
Phiên bản
mới nhất
22.10 (Kinetic Kudu) / 20 tháng 10 năm 2022; 18 tháng trước (2022-10-20)
Có hiệu lực
trong
Đa ngôn ngữ (hơn 55)
Phương thức
cập nhật
PackageKit và/hoặc APT
Hệ thống
quản lý gói
PackageKit và/hoặc APT và/hoặc dpkg (Debian GNU/Linux Package Manager)
Nền tảngIA-32, x86-64, lpia, SPARC, PowerPC, ARM, IA-64
Loại nhânĐơn khối nhân Linux
Không gian
người dùng
GNU
Giao diện
mặc định
KDE
Giấy phépNhiều loại, chủ yếu là GNU GPLGFDL
Website
chính thức
www.kubuntu.org

Tên gọi sửa

"Kubuntu", phát âm /kuːˈbuːntuː/, có nghĩa là "hướng tới nhân loại" trong tiếng Bemba, được sinh ra từ chữ ubuntu ("nhân loại"). Chữ K ở đầu đại diện cho giao diện/ứng dụng KDE mà Kubuntu dựa vào đó để vận hành. Một cách tình cờ, Kubuntu cũng có nghĩa là "miễn phí" trong tiếng Kirundi.[3]

Khác biệt với Ubuntu sửa

Bản cài đặt bình thường của Ubuntu sử dụng môi trường GNOME, các ứng dụng và gói GTK+/GNOME (ví dụ như phần mềm Evolution), và các công cụ quản trị nền GTK+/GNOME (như Synaptic Package Manager). Ngược lại, bản cài đặt bình thường của Kubuntu sử dụng môi trường KDE, các ứng dụng và gói KDE/Qt (như Kontact), và công cụ quản trị KDE/Qt (như KPackageKit). Tuy vậy, người dùng Kubuntu có thể cài đặt và sử dụng bất kỳ gói nền GNOME/GTK nào có trong kho phần mềm Ubuntu, và người dùng Ubuntu/GNOME, tương tự như vậy, có thể cài đặt bất kỳ gói nền KDE/Qt nào. Người dùng có thể cài đặt Ubuntu rồi sau đó thêm KDE vào, hoặc cài đặt toàn bộ gói môi trường Kubuntu 'metapackage' lên trên Ubuntu. (Tuy nhiên, vẫn có một số bất lợi khi cài và sử dụng chung môi trường GNOME lẫn KDE, như tăng lượng sử dụng đĩa và bộ nhớ khi chạy cả GTK/GNOME và Qt/KDE.)

Môi trường Kubuntu hoàn toàn có thể tùy chỉnh được. Ban đầu, nó được thiết kế để thuận tiện cho những người dùng chuyển từ các hệ điều hành khác (như Microsoft Windows) với việc thể hiện cách trình bày giao diện tương tự, đến nay KDE 4 Plasma Desktop đã đưa vào cơ chế gói xoay quanh các widget để cho phép người dùng đưa vào tính năng tương tự như mọi hệ điều hành khác và cũng tạo ra những tính năng mới mới khác chưa từng có ở đâu. Hiệu ứng 3 chiều cũng có trong bản cài đặt KDE4 chuẩn.

Hình ảnh sửa

Phát hành sửa

Kubuntu có cùng hệ thống đặt tên/đánh phiên bản với Ubuntu, mỗi lần phát hành đều có tên mã, và số phiên bản dựa vào năm và tháng phát hành. Canonical là hãng cung cấp sự hỗ trợ và các bản cập nhật bảo mật cho hầu hết các phiên bản Kubuntu trong vòng 18 tháng sau khi phát hành.[4] Có cả Desktop CD và CD thay thế (cài đặt) dành cho nền x86 lẫn AMD64. Có thể đặt hàng CD Kubuntu qua dịch vụ Shipit Lưu trữ 2007-09-26 tại Wayback Machine. Kubuntu có thể cài đặt bằng phiên bản KDE 5.x.

Màu sắc Ý nghĩa
Đỏ Không còn được hỗ trợ
Xanh lá Vẫn còn được hỗ trợ
Xanh dương Tương lai
Phiên bản Ngày phát hành Tên mã Hỗ trợ đến Ghi chú
5.04 2005-04-08[5] Hoary Hedgehog 2006-10-31 Bản phát hành đầu tiên sử dụng KDE 3.4 và tuyển tập một số chương trình KDE hữu ích nhất. Một vài chương trình không nằm trong KDE chính thức, như Amarok, Kaffeine, Gwenview, và K3b. Dùng thêm update-manager/upgrade-notifier; tương thích Kickstart.
5.10 2005-10-13[6][7] Breezy Badger 2007-04-13 KDE 3.4.3 và công cụ cấu hình Guidance. Cũng kèm theo Adept Package Manager, chương trình đầu tiên tận dụng debtag để dễ tìm kiếm hơn (thay thế cho trình quản lý gói Kynaptic trong bản trước); System Settings, trung tâm tương tự kcontrol được sắp xếp lại và KDE Bluetooth; Quy trình khởi động đồ họa với thanh tiến triển (USplash); Hỗ trợ Bộ cài đặt OEM; Dò Launchpad; GCC 4.0.
6.06 LTS Lưu trữ 2008-12-24 tại Wayback Machine 2006-06-01[8][9] Dapper Drake 2009-06 Bản phát hành Hỗ trợ dài hạn (LTS); Live CD và Installer cùng trên 1 đĩa; bộ cài đặt Ubiquity; Adept Notifier và Simplified Installer; X Display Configuration từ Guidance; Hỗ trợ ngôn ngữ châu Á tốt hơn; phần mềm kết nối mạng Avahi
6.10 2006-10-26[10][11] Edgy Eft 2008-04 KDE 3.5.5. Bản này có thêm ứng dụng quản lý hình ảnh Digikam và tính năng dễ truy cập - dành cho người khuyết tật. System Settings cũng được thiết kế lại, và các trình quản lý nguồn điện, hỗ trợ nút tắt laptop và mạng cũng được cải tiến. Kèm thêm cả tính năng báo cáo lỗi tự động và Upstart.[12]
7.04 Lưu trữ 2008-10-04 tại Wayback Machine 2007-04-19[13] Feisty Fawn 2008-10 KDE 3.5.6; Hỗ trợ chuyển đổi; KVM; Cài đặt bộ chuyển mã/điều khiển hạn chế dễ dàng; System Settings được cấu trúc lại vào thể loại General and Advanced; Quản lý máy in Hewlett-Packard cải tiến; kèm KNetworkManager; [[hỗ trợ WPA; Hệ thống trợ giúp theo chủ đề; Cập nhật bộ cài đặt OEM; Chính thức không hỗ trợ PowerPC nữa.
7.10 Lưu trữ 2008-12-29 tại Wayback Machine 2007-10-18[14][15] Gutsy Gibbon 2009-04-18 Hình nền mới. Phát hành mặc định StrigiDolphin. Bộ chuyển Qt cho bộ cài đặt đồ họa GDebi dành cho các tập tin gói. Lần đầu tiên đưa vào Trình quản lý Bộ điều khiển Hạn chế.[16] Gói kubuntu-restricted-extras mới đã có mặt để tải về từ kho phần mềm.
8.04  Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine 2008-04-24[17] Hardy Heron 2009-10[18] Nó có hai phiên bản: KDE 3.5 và KDE 4.0 (chỉ với hỗ trợ từ cộng đồng). Phiên bản này dự định cung cấp các tính năng lấy một phần từ Ubuntu trên GNOME.[19] Những thứ này gồm có bộ chuyển system-config-printer sang Qt để cho phép tự dò máy in, cài đặt bộ giải mã video dễ dàng trong Kaffeine, một công cụ thiết lập Compiz đơn giản và đưa vào Bulletproof X trong KDM,[20][21] và tự động bắt lấy và thải hồi con trỏ chuột khi chạy trên máy ảo VMware.
8.10 Lưu trữ 2015-07-03 tại Wayback Machine 2008-10-30 Intrepid Ibex[22] 2010-04-30[23] Sử dụng mặc định môi trường KDE 4.1.2, Linux 2.6.27, Xserver 1.5, Adept Manager 3, KNetworkManager 0.7, Mặc định dùng hiệu ứng màn hình KWin, các tính hợp công cụ Kubuntu khác.
9.04 2009-04-23 Jaunty Jackalope 2010-10 Mặc định môi trường KDE 4.2.2, Kernel 2.6.28, Xserver 1.6, Adept được thay bằng KPackageKit,[24] hiện thực hệ thống tập tin ext4, thời gian khởi động nhanh hơn.[25], Thêm hỗ trợ hình ảnh PowerPC từ cộng đồng[26]
9.10 2009-10-29 Karmic Koala 2011-04 Mặc định môi trường KDE 4.3.2, GRUB 2, hệ thống khởi đầu chuyển sang Upstart, Kernel 2.6.31
10.04 LTS Lưu trữ 2010-04-13 tại Wayback Machine 2010-04-29 Lucid Lynx 2013-04 Bản phát hành Hỗ trợ dài lâu (LTS). Các cập nhật bảo mật sẽ được hỗ trợ trong ba năm dành cho máy để bàn và năm năm dành cho máy chủ. Mặc định dùng môi trường KDE 4.4.2, Kernel 2.6.32, KPackageKit 0.5.4, tích hợp Firefox KDE, mặc định gói cấu hình bàn chạm
10.10 2010-10-10 Maverick Meerkat 2012-04 KDE Software Compilation 4.5
11.04 2011-04-28 Natty Narwhal 2012-10
11.10 2011-10-12 Oneiric Ocelot 2013-05
12.04 LTS 2012-04-25 Precise Pangolin 2017-04
12.10 2012-10-18 Quantal Quetzal 2014-04
13.04 2013-04-25 Raring Ringtail 2014-01
13.10 2013-10-17 Saucy Salamander 2014-06
14.04 LTS 2014-04-17 Trusty Tahr 2019-04
14.10 2014-10-22 Utopic Unicorn 2015-06 KDE SC 4.14
15.04 2015-04-22 Vivid Vervet 2015-12 KDE Plasma 5.2.2
15.10 2015-10-22 Wily Werewolf 2016-06
16.04 LTS 2016-04-21 Xenial Xerus 2019-04
16.10 2016-10-13 Yakkety Yak 2017-06
17.04 2017-04-13 Zesty Zapus 2018-01
17.10 2017-10-19 Artful Aardvark 2018-07
18.04 LTS 2018-04-26 Bionic Beaver 2021-04
18.10 2018-10-18 Cosmic Cuttlefish 2019-07
19.04 2019-04-18 Disco Dingo 2020-01
19.10 2019-10-17 Eoan Ermine 2020-07
20.04 LTS Lưu trữ 2021-05-17 tại Wayback Machine 2020-04-23 Focal Fossa 2023-04
20.10 2020-10-22 Groovy Gorilla 2021-07
21.04 2021-04-22 Hirsute Hippo 2022-01
21.10 2021-10-15 Impish Indri 2022-07
22.04 LTS 2022-04-21 Jammy Jellyfish 2025-04
22.10 2022-10-20 Kinetic Kudu 2023-07

Yêu cầu cấu hình sửa

Phiên bản máy tính của để bàn mà Kubuntu hiện đang hỗ trợ là các kiến trúc Intel x86AMD64. Một số bản phát hành còn hỗ trợ thêm kiến trúc SPARC.[27], PowerPC,[28][29] IA-64 (Itanium), và PlayStation 3 (mặc dù do việc cập nhật chính thức phần dẻo từ Sony vào tháng 4 năm 2010, người dùng PS3 không còn chạy hệ điều hành khác trên máy của họ được nữa - tính năng này trước đây vẫn được OtherOS hỗ trợ). Vì Kubuntu thực chất là Ubuntu sử dụng môi trường để bàn KDE, bất kỳ phiên bản nào có trong Ubuntu đều có trong Kubuntu.

Yêu cầu cấu hình hệ thống tối thiểu để cài đặt trên máy để bàn là bộ xử lý x86 300 MHz, 64 MB RAM, 4 GB ổ cứng còn trống,[30] và cạc video có hỗ trợ VGA ở độ phân giải 640x480. Cấu hình đề nghị dành cho cài đặt trên máy tính để bàn là bộ xử lý x86 700 MHz, 384 MB RAM, 8 GB ổ cứng còn trống,[30] và cạc video hỗ trợ VGA với độ phân giải 1024×768. Bản cài đặt máy chủ đòi hỏi bộ xử lý x86 300 MHz, 64 MB RAM,[31] và một cạc video hỗ trợ VGA ở độ phân giải 640×480.

Để bàn & laptop[32] Máy chủ[32]
Tối thiểu Đề nghị
Bộ xử lý 300 MHz (x86) 700 MHz (x86) 300 MHz (x86)
Bộ nhớ 64 MB 384 MB 64 MB[31]
Dung lượng ổ cứng 4 GB[30] 8 GB[30] 500 MB[31]
Cạc đồ họa VGA @ 640x480 VGA @ 1024x768 VGA @ 640x480

*Ghi chú: Nếu muốn sử dụng "hiệu ứng hình ảnh", cần phải hỗ trợ GPU.

Đón nhận sửa

Nghị viện Pháp đã thông báo vào năm 2006 rằng họ sẽ chuyển hơn 1.000 máy trạm sang Kubuntu trước tháng 6 năm 2007.[33][34]

Kubuntu hiện đã được dùng trong tất cả 1100 trường công tại Quần đảo Canary.[35][36]

Cụm kết xuất của Weta Digital gồm 35.000 máy là những máy tính chạy Kubuntu.[37]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Kubuntu FAQ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ “Kubuntu Wiki”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ “Kubuntu FAQ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “Ubuntu Releases FAQ”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  5. ^ “5.04 Release Notes”. ngày 8 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2007.
  6. ^ “Ubuntu 5.10 announcement”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2006.
  7. ^ “Ubuntu 5.10 release notes”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  8. ^ “Ubuntu 6.06 LTS announcement”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  9. ^ “Ubuntu 6.06 LTS release notes”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  10. ^ “Ubuntu 6.10 announcement”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2006.
  11. ^ “Ubuntu 6.10 release notes”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2006.
  12. ^ “Kubuntu 6.10 release announcement”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2007.
  13. ^ “Ubuntu 7.04 announcement”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2007.
  14. ^ “GutsyReleaseSchedule - Ubuntu Wiki”. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007.
  15. ^ “Introducing the Gutsy Gibbon”. ngày 12 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2007.
  16. ^ “Kubuntu 7.10 Release Notes”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2007.
  17. ^ “HardyReleaseSchedule”. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007.
  18. ^ Vì việc chuyển từ KDE 3 sang KDE 4 Kubuntu Hardy không phải là hỗ trợ dài lâu (LTS), không giống như Ubuntu Hardy: [1] Lưu trữ 2012-02-29 tại Wayback Machine.
  19. ^ “Kubuntu Hardy Catchup - Ubuntu Wiki”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  20. ^ “Back from Release Event, Printer Magic, Compiz Settings”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  21. ^ “UDS”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  22. ^ “Next Ubuntu release to be called Intrepid Ibex, due in October”. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  23. ^ "Ubuntu 8.10 reaches end-of-life on ngày 30 tháng 4 năm 2010". Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  24. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  25. ^ “JauntyJackalope/Alpha5/Kubuntu Introduction”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  26. ^ “Kubuntu 9.04 Out in the Wild”. Truy cập 31 tháng 10 năm 2015.
  27. ^ “Kubuntu 8.04 Releases”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  28. ^ “Technical Board Decision - February 2007”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  29. ^ “Kubuntu 8.04 Releases”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  30. ^ a b c d “Ubuntu Desktop Edition”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  31. ^ a b c “Preparing to Install”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.[liên kết hỏng]
  32. ^ a b “Ubuntu System Requirements”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  33. ^ "The French Parliament switches to Kubuntu". Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  34. ^ "French parliament dumping Windows for Linux"
  35. ^ "Kubuntu in the Canary Islands"
  36. ^ "Kubuntu Takes Over the Canary Islands". Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  37. ^ "Cool Kubuntu Users"

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Linux distributions