Lý Ấm Tổ

Tổng đốc Trực Lệ, Hà Nam, Sơn Đông

Lý Ấm Tổ (tiếng Trung: 李荫祖; 1629 – 1664) tự Thằng Vũ (绳武), người gốc Triều Tiên thuộc Hán quân Chính Hoàng kỳ, là một danh thần đầu thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Lý Ấm Tổ
李荫祖
Tổng đốc
Tên chữThằng Vũ
Tổng đốc Hồ Quảng
Nhiệm kỳ
1657 – 1660
Bổ nhiệm bởiThuận Trị
PhẩmTòng nhất phẩm
Tiền nhiệmHồ Toàn Tài
Kế nhiệmTrương Trường Canh
Tổng đốc Trực Lệ
Nhiệm kỳ
1654 – 1657
PhẩmTòng nhất phẩm
Tiền nhiệmMã Quang Huy
Kế nhiệmTrương Huyền Tích
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1626
Nơi sinh
Liêu Ninh
Quê quán
Thiết Lĩnh
Mất
Ngày mất
1664 (34–35 tuổi)
Nơi mất
Bắc Kinh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Lý Tư Trung
Hậu duệ
Lý Cái (李钙)[1]
Chức quanTổng đốc, Thượng thư
Dân tộcngười Mãn
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchChính Hoàng kỳ (Mãn)
Thời kỳ Nhà Thanh

Thân thế sửa

Lý Ấm Tổ sinh năm 1629 tại Thiết Lĩnh thuộc Liêu Ninh, là con trai của danh tướng Lý Tư Trung.[2] Lý Tư Trung vốn là con trai của Lý Như Siên (李如梴), Đồng tri Thái Nguyên dưới triều nhà Minh, lại là cháu trong họ của danh tướng thời Minh là Lý Thành Lương. Năm 1618, sau khi Phủ Thuận bị quân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh hạ thì Lý Tư Trung quy thuận Hậu Kim.[3]

Trong quá trình chinh phạt quân Minh, Lý Tư Trung liên tiếp lập chiến công khi theo Dự Thân vương Đa Đạc đánh dẹp Lý Tự Thành, chiếm Thiểm Tây, phá Đồng Quan, liên tiếp đánh hạ nhiều nơi như Giang Nam, Dương Châu. Sau khi Thuận Trị lên ngôi, Lý Tư Trung được phong làm Mai lặc Ngạch chân,[a] trú thủ Tây An.[4] Không lâu sau, ông được thăng làm Đề đốc Thiểm Tây, được phong hàm Nhất đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên kiêm Tha Sa Lạt Cáp Phiên (tức Nhất đẳng Nam kiêm Nhất vân kỵ úy).[b][c][5]

Cuộc đời sửa

Năm Thuận Trị thứ 5 (1648), Lý Ấm Tổ nhờ thân phận ấm sinh mà nhậm chức Viên ngoại lang của Hộ bộ.[d] Ba năm sau thì ông thăng chức Lang trung, đến năm 1652 thì được phong làm Tả thiêm Đô ngự sử của Đô sát viện. Năm thứ 11 (1654), Trực Lệ gặp thiên tai, Thuận Trị lệnh cho hàng loạt quan viên tiến hành chẩn tai tại 8 phủ của Trực Lệ, trong đó Lý Ấm Tổ và Thượng thư Ba Cáp Nạp phụ trách khu vực Bảo Định.[6] Không lâu sau, Lý Ấm Tổ được thăng từ Hữu thị lang lên Thượng thư của Binh bộ, kiêm nhiệm thêm Hữu Phó đô ngự sử của Đô sát viện và Tổng đốc Trực Lệ, Hà Nam, Sơn Đông.[7] Đến cuối năm 1656, ông được điều làm Tổng đốc Hồ Quảng,[8] ban hàm Thái tử Thái bảo,[9] tiếp tục kiêm nhiệm Binh bộ Thượng thư và Hữu Phó đô ngự sử. Năm 1658, các huyện Hán Dương, Thiên Môn, Tiềm Giang, Miện Dương gặp phải nạn lụt, Lý Ấm Tổ một lần nữa được chọn làm người chẩn tai.

Năm Thuận Trị thứ 17 (1660), vì bệnh mà Lý Ấm Tổ xin từ chức để về kinh thành để điều trị, Thuận Trị đồng ý.[9] Chỉ 4 năm sau, ông qua đời khi mới 35 tuổi.

Gia quyến sửa

  • Chính thất:
    • Giác La thị, con gái của Nhị đẳng Khinh xa Đô úy Đạt Cáp Tháp (達哈塔), cháu nội của Nhị đẳng Tử, Nội đại thần Tắc Lặc (塞勒) – cháu nội của Vũ Công Quận vương Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ.[10]
    • Chúc thị (祝氏), con gái của Chúc Thế Dận.
  • Hậu duệ:

Chú thích sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Mai lặc Ngạch chân (Meiren-i Ejen) là một chức quan thời Thanh sơ, được thiết lập trong biên chế của Bát kỳ, đứng đầu một "mai lặc", quản lý 10 "ngưu lục". Năm 1634, Mai lặc Ngạch chân được đổi tên thành Mai lạc Chuơng kinh, đến năm 1660 được phiên sang tiếng Hán tương đương là Phó Đô thống.
  2. ^ A Tư Cáp Ni Cáp Phiên (阿思哈尼哈番, tiếng Mãn: ᠠᠰᡥᠠᠨ ‍ᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: ashan-i hafan), nguyên nghĩa là "Phó quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Nam tước.
  3. ^ Tha Sa Lạt Cáp Phiên (拖沙喇哈番, tiếng Mãn: ᡨᡠᠸᠠᡧᠠᡵᠠ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: tuwašara hafan). Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Vân kỵ úy
  4. ^ Ấm sinh là một loại thân phận xuất hiện vào thời phong kiến, nói đến con cháu nhờ vào công huân của đời trước mà được vào Quốc tử giám học tập hoặc có tư cách nhậm chức quan.

Tham khảo sửa

Nguồn sửa

  • Ban biên soạn tư liệu địa phuơng, huyện Thuận Bình, tỉnh Hà Bắc (1999). 顺平县志 [Ghi chép về huyện Thuận Bình] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101023220.
  • Cao Văn Đức, 高文德 (1990). 中国民族史人物辞典 [Từ điển Nhân vật lịch sử Dân tộc Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc. ISBN 9787500406495.
  • Duơng Chiêu Toàn, 杨昭全 (2001). 中国-朝鲜-韩国关系史 [Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên - Hàn Quốc] (bằng tiếng Trung). 2. Thiên Tân: Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân. ISBN 9787201038605.
  • Đại học Nhân dân Trung Quốc biên tập (1984). 清代农民战争史资料选编. 第一册. 下 [Tư liệu chọn lọc về lịch sử chiến tranh nông dân thời nhà Thanh: Phần 1, tập 2] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Nhân dân Trung Quốc. ISBN 9787300010267. OCLC 885443012.
  • Đạm Bạc, 淡泊 (2006). 中华万姓谱 [Gia phả vạn tộc họ Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản đuơng án Trung Quốc. ISBN 9787801666819.
  • Lý Học Cần, 李学勤 (1995). 傳世藏書: 史记 [Truyện thế tàng thư: Sử ký] (bằng tiếng Trung). Trung tâm xuất bản Tin tức quốc tế Hải Nam. ISBN 9787806091777.
  • Ngô Trung Khuông, 吳忠匡 (1991). 满汉名臣传 [Truyện về danh thần Mãn Hán] (bằng tiếng Trung). Hắc Long Giang: Nhà xuất bản Nhân dân Hắc Long Giang. ISBN 9787207013880.
  • Sở nghiên cứu lịch sử Cận đại, viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, 中国社会科学院近代史研究所政治史研究室 (1 tháng 1 năm 2011). 清代满汉关系研究 [Nghiên cứu quan hệ Mãn Hán thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội. ISBN 9787509725917.
  • Vuơng Sướng, 王畅 (1996). 曹雪芹祖籍考论 [Nghiên cứu bàn luận về nguyên quán Tào Tuyết Cần] (bằng tiếng Trung). Hà Bắc: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Bắc. ISBN 9787543426320.