Lý Khánh Hồng (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1957) là một thẩm phánchính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (2015-2018), Chánh tòa Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao[1], Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Long.[2]

Lý Khánh Hồng
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 7 năm 2015 – năm 2018
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmPhạm Hồng Phong
Vị trí Việt Nam
Trưởng ban Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao
Nhiệm kỳtháng 1 năm 2013 – 20 tháng 2 năm 2014
Kế nhiệmTrần Văn Tuân
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long
Thông tin chung
Sinh30 tháng 9, 1957 (66 tuổi)
Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Xuất thân sửa

Ông sinh ngày 30 tháng 9 năm 1957, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông quê quán ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Giáo dục sửa

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, cử nhân Hành chính (đều hệ tại chức)[3]

Sự nghiệp sửa

Từ 1997 đến 2002, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X tỉnh Vĩnh Long, đồng thời lần lượt giữ các chức vụ Phó Giám đốc Sở tư pháp, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long.

Ông chuyển sang công tác tại ngành Tòa án từ tháng 1 năm 2006, giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bí thư ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan. Từ tháng 01/2013 đến ngày 20 tháng 2 năm 2014, ông Hồng là Trưởng Ban thư ký- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Bí thư chi bộ Ban thư ký.[3]

Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, ông là một trong ba người được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đề cử làm thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (hai người kia là Lê Văn MinhNguyễn Anh Tiến), nhưng bị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bác với lí do ông chưa phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được Quốc hội phê chuẩn.[3]

Tháng 7 năm 2015, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.[4]

Đầu năm 2018, ông nghỉ hưu theo chế độ.[5]

Tham khảo sửa

  1. ^ Trần Minh Giang (14 tháng 1 năm 2015). “Công bố và trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ TANDTC”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ a b c Thành Nam (21 tháng 2 năm 2014). “UB Tư pháp Quốc hội "bác" đề xuất của Chánh án TANDTC”. Báo Infonet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Quang Trung (14 tháng 8 năm 2015). “Trao quyết định bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp và ra mắt TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh”. Báo Công lý. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ Lê Hoàng. “Họp mặt, chúc Tết cán bộ hưu trí và cán bộ, công chức TANDTC, TANDCC phía Nam”. Báo Công lý. 2018-02-03. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.