Lăng mộ Humayun (Hindustan: Maqbara-i Humayun) là lăng mộ của hoàng đế Mogul Humayun nằm ở Đông Nizamuddin, New Delhi, Ấn Độ. Lăng mộ được ủy quyền bởi hoàng hậu Bega Begum vào năm 1569-70[1][2][3][4][5][6][7] và được thiết kế bởi Mirak Mirza Ghiyas và con trai ông, Sayyid Muhammad,[8] là những kiến trúc sư được hoàng hậu lựa chọn.[9][10] Đây là lăng mộ trong vườn đầu tiên ở tiểu lục địa Ấn Độ[11] nằm gần thành phố pháo đài Purana Qila, nơi mà lăng mộ được tìm thấy vào năm 1533. Đây là công trình đầu tiên sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn như vậy.[12][13] Lăng mộ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1993 và kể từ đó lăng mộ này trải qua quá trình trùng tu trên diện rộng đã hoàn thành.[14] Bên cạnh lăng mộ chính thì còn có một số di tích nhỏ nằm dọc theo con đường dẫn vào lăng mộ từ hướng tây bao gồm ngôi mộ thậm chí còn có niên đại trước cả lăng mộ chính khoảng 20 năm. Đó là quần thể lăng mộ của Isa Khan Niazi xây dựng năm 1547, một quý tộc người Pashtun dưới triều đại của vua Sher Shah Suri nhà Sur, người đã chiến đấu chống lại đế quốc Mogul.

Lăng mộ của Humayun
Lăng mộ Humayun trên bản đồ Delhi
Lăng mộ Humayun
Vị trí của Lăng mộ Humayun
Thông tin chung
DạngLăng mộ
Phong cáchMogul
Địa điểmĐường Mathura, Đông Nizamuddin, Delhi, Ấn Độ
Tọa độ28°35′35,8″B 77°15′2,5″Đ / 28,58333°B 77,25°Đ / 28.58333; 77.25000
Thiết kế
Kiến trúc sưMirak Mirza Ghiyath
Sayyed Muhammad
Tên chính thứcLăng mộ của Humayun, Delhi
Tiêu chuẩn(ii), (iv)
Tham khảo232bis
Công nhận1993 (Kỳ họp 17)
Mở rộng2016
Diện tích27,04 ha (0,1044 dặm vuông Anh)
Vùng đệm53,21 ha (0,2054 dặm vuông Anh)

Quần thể lăng mộ bao gồm lăng mộ chính của Hoàng đế Humayun, nơi lưu giữ mộ của hoàng hậu Bega Begum, Hamida Begum, và cả Dara Shikoh, cháu của hoàng đế và là con trai của Shah Jahan cùng nhiều hoàng đế Mogul sau này khác như Jahandar Shah, Farrukhsiyar, Rafi Ul-Darjat, Rafi Ud-Daulat, Muhammad Kam BakhshAlamgir II.[15][16] Công trình đại diện cho bước nhảy vọt của kiến trúc Mogul, cùng với vườn Charbagh điển hình của vườn Ba Tư chưa từng thấy trước đó ở Ấn Độ tạo thành quần thể kiến trúc bước ngoặt cho kiến trúc Mogul tiếp sau đó. Lăng mộ Humayun được cho là sự khởi đầu rõ nét hơn từ lăng mộ khiêm tốn của cha ông là hoàng đế Babur được chôn cất ở Bagh-e Babur tại Kabul, Afghanistan. Mặc dù hoàng đế Babur vẫn được coi là người đầu tiên bắt đầu truyền thống được chôn cất tại một khu vườn thiên đường.[17][18] Xa hơn nữa là Gur-e-Amir, lăng mộ tổ tiên của các hoàng đế Mogul và người chinh phục châu Á, hoàng đế TimurSamarkand, tạo tiền lệ cho kiến trúc Mogul của các lăng mộ hoàng gia, và đỉnh cao của kiến trúc này là Taj Mahal tại Agra.[19][20][21]

Địa điểm lựa chọn xây dựng lăng mộ là bên bờ sông Yamuna, do nằm gần Nizamuddin Dargah, lăng mộ của Nizamuddin Auliya là một vị thánh Sufi giáo nổi tiếng ở Delhi, người được những nhà cai trị Delhi tôn kính và sinh sống tại Chilla Nizamuddin Auliya ở phía đông bắc lăng mộ. Trong lịch sử của Mogul, hoàng đế cuối cùng của đế quốc là Bahadur Shah Zafar đã từng lánh nạn ở đây trong Cuộc nổi loạn Ấn Độ 1857, cùng với ba hoàng tử bị Đại úy Hodson bắt giữ trước khi bị đày tới Rangoon.[10][22] Dưới thời triều đại Mamluk, khu vực này nằm dưới pháo đài KiloKheri, kinh đô của Sultan Kequbad, con trai của Nasiruddin.

Quần thể lăng mộ Battashewala nằm trong vùng đệm di sản thế giới của lăng mộ Humayun. Hai khu vực ngăn cách bởi một con đường riêng biệt nhưng được bao bọc trong các bức tường.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Annemarie Schimmel; Burzine K. Waghmar (2004). The Empire of the Great Mughals: History, Art and Culture. Reaktion Books. tr. 149.
  2. ^ Kamiya, Takeo. “HUMAYUN'S TOMB in DELHI”. UNESCO. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017. In 1565 the previous queen of the Mughal Dynasty, Haji Begum, ordered the construction of the largest and the most splendid mausoleum in the empire for her late ill-fated husband, Humayun, near to the Yamuna River.
  3. ^ Burke, S. M. (1989). Akbar, the Greatest Mogul. Munshiram Manoharlal Publishers. tr. 191.
  4. ^ Eraly, Abraham (2007). The Mughal world: Life in India's Last Golden Age. Penguin Books. tr. 369. ISBN 9780143102625.
  5. ^ Smith, Vincent Arthur (1919). Akbar: The Great Mogul 1542-1605. Clarendon Press. tr. 125.
  6. ^ Henderson, Carol E. (2002). Culture and Customs of India. Greenwood Press. tr. 90. ISBN 9780313305139.
  7. ^ “Mausoleum that Humayun never built”. The Hindu. 28 tháng 4 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ “Humayun's Tomb”. ArchNet. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cherry
  10. ^ a b Humayun's Tomb Lưu trữ 2009-04-10 tại Wayback Machine Archaeological Survey of India.
  11. ^ Humayun's Tomb, Delhi World Heritage Committee, UNESCO.
  12. ^ Humayun's Tomb Govt. of India Portal.
  13. ^ Plaque at Humayun's Tomb Site.
  14. ^ “Facelift for Humayun”. The Indian Express. ngày 19 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2013.
  15. ^ Delhi - Humayun's Tomb and Adjacent Building Delhi Through Ages, by S. R. Bakshi. Published by Anmol Publications PVT. LTD., 1995. ISBN 81-7488-138-7. Page 29-35.
  16. ^ Mausoleum of Humayun, Delhi Lưu trữ 2011-05-14 tại Wayback Machine British Library.
  17. ^ A Tomb Brought to Life Lưu trữ 2006-02-26 tại Wayback Machine by Ratish Nanda Historic Gardens Review Number 13. London: The Historic Gardens Foundation, 2003.
  18. ^ Humayun's Tomb and gateway Lưu trữ 2011-05-14 tại Wayback Machine British Library.
  19. ^ Humayun's Tomb Lưu trữ 2010-04-17 tại Wayback Machine archnet.org.
  20. ^ Humayun's Tomb Frommer's India, by Pippa De Bruyn, Keith Bain, Niloufer Venkatraman, Shonar Joshi. Published by Frommer's, 2008. ISBN 0-470-16908-7. Page 316.
  21. ^ The Monuments at Delhi World Heritage Monuments and Related Edifices in India, by Ali Javid, Tabassum Javeed. Published by Algora Publishing, 2008. ISBN 0-87586-482-1. pp 105-106.
  22. ^ “THE EX-KING OF DELHI—QUESTION. (Hansard, ngày 11 tháng 12 năm 1857)”. hansard.millbanksystems.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2019.