Liên Hoa, Đông Hưng

xã thuộc Đông Hưng

Liên Hoa là một thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Liên Hoa
Xã Liên Hoa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnĐông Hưng
Thành lập1/3/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°32′07″B 106°17′03″Đ / 20,5354°B 106,2842°Đ / 20.5354; 106.2842
Liên Hoa trên bản đồ Việt Nam
Liên Hoa
Liên Hoa
Vị trí xã Liên Hoa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,48 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng5.988 người
Mật độ924 người/km²
Khác
Mã hành chính12763[2]

Địa lý

sửa

Xã Liên Hoa nằm ở phía tây nam huyện Đông Hưng, có vị trí địa lý:

Xã Liên Hoa có diện tích 6,48 km², dân số năm 2019 là 5.988 người, mật độ dân số đạt 924 người/km².[1]

Quốc lộ 39A chạy qua phía đông bắc của xã, phía nam có sông Trà Lý chạy qua là ranh giới với xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư.

Lịch sử

sửa

Địa bàn xã Liên Hoa hiện nay trước đây vốn là hai xã Hoa Nam và Hoa Lư thuộc huyện Đông Hưng.

Trước khi sáp nhập, xã Hoa Lư có diện tích 3,30 km², dân số là 3.000 người, mật độ dân số đạt 909 người/km², gồm 5 thôn: An Bài, Kim Bôi, Lễ Nghĩa, Nguyên Lâm, Tân Lập.

Xã Hoa Nam có diện tích 3,18 km², dân số là 2.988 người, mật độ dân số đạt 940 người/km², có 4 thôn: An Lễ, Vạn Thắng, Chiến Thắng, Thống Nhất.

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Hoa Nam và Hoa Lư thành xã Liên Hoa.

Kinh tế

sửa

Kinh tế của xã đa phần là nông nghiệp trồng lúa, một số hộ kinh doanh thương mại, tiểu thủ công nghiệp.

Xã Liên Hoa có chợ Khô tại thôn Nguyên Lâm là đầu mối buôn bán quan trọng của các xã lân cận trong vùng. Chợ họp vào các ngày 1, 3, 7, 11, 13, 17, 21, 23, 27 âm lịch trong tháng, có nhiều hộ kinh doanh tập trung với các mặt hàng như đồ gỗ mĩ nghệ, đồ gia dụng, điện tử, tạp hóa, dược phẩm, xăng dầu, đồ khô, hàng mã, viễn thông, giày dép, quần áo...

Di tích

sửa

Xã Liên Hoa có Khu di tích 1/5/1930 (thôn Nguyên Lâm) cùng nhiều chùa, đình làng là di tích lịch sử văn hóa: Chùa Vực (thôn Chiến Thắng) từng có gác chuông cao nhất vùng Tiên Hưng (ngày nay các xã lân cận vẫn quen gọi là Gác Chuông), chùa Si (thôn Thống Nhất) có cây si cổ thụ hàng trăm năm, chùa Phúc Lâm (Sư thầy Thích Đàm Tuyên - phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Đông Hưng trụ trì) và đình An Lễ (thôn An Lễ), Chùa và đình làng Lựa (thôn Lễ Nghĩa), chùa An Bài (thôn An Bài), chùa Nguyên Lâm (thôn Nguyên Lâm), đình Vạn Thắng (thôn Vạn Thắng)...

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Xem thêm

sửa