Loperamide
Loperamide, được bán dưới tên thương hiệu Imodium, cùng với một số các tên khác, là một loại thuốc dùng để giảm tần suất tiêu chảy.[2] Chúng cũng thường được sử dụng với cùng mục đích cho các bệnh như viêm dạ dày ruột, bệnh viêm ruột, và hội chứng ruột ngắn.[2] Thuốc này không được khuyến cáo cho những người đi đại tiện ra máu.[2] Thuốc được dùng bằng cách uống.[2]
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Phát âm | /loʊˈpɛrəmaɪd/ |
Tên thương mại | Imodium, tên khác [1] |
Đồng nghĩa | R-18553 |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a682280 |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | qua đường miệng |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 0.3% |
Liên kết protein huyết tương | 97% |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan (lớn) |
Chu kỳ bán rã sinh học | 9–14 giờ [2] |
Bài tiết | Phân (30–40%), nước tiểu (1%) |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS |
|
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.053.088 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C29H33ClN2O2 |
Khối lượng phân tử | 477.037 g/mol (513.506 with HCl) |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(what is this?) (kiểm chứng) |
Các tác dụng phụ thường gặp có thể có như đau bụng, táo bón, buồn ngủ, nôn mửa và khô miệng.[2] Thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị độc đại tràng.[2] Mức độ an toàn của loperamide khi dùng trong thai kỳ là không rõ ràng, nhưng vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về tác hại.[3] Thuốc có vẻ an toàn nếu dùng trong thời kì cho con bú.[4] Đây là một opioid không được hấp thụ đáng kể từ ruột và không vượt qua hàng rào máu-não khi được sử dụng ở liều bình thường.[5] Chúng hoạt động bằng cách làm chậm các đợt co thắt của ruột.[2]
Loperamide lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1969 và được sử dụng y tế vào năm 1976.[6] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Loperamide có sẵn dưới dạng thuốc gốc khá rẻ.[2][8] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng US $ 0,004 đến 0,040 mỗi liều.[9] Vào tháng 8 năm 2016, chi phí bán lẻ của Mỹ là khoảng 0,31 đô la Mỹ cho mỗi liều.[10]
Chú thích
sửa- ^ Drugs.com International brands for loperamide Lưu trữ 2015-09-23 tại Wayback Machine Page accessed Sept 4, 2015
- ^ a b c d e f g h i “Loperamide Hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập 25 Tháng tám năm 2015.
- ^ “Prescribing medicines in pregnancy database”. Australian Government. ngày 3 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Loperamide use while Breastfeeding”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
- ^ “loperamide hydrochloride”. NCI Drug Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
- ^ Patrick, Graham L. (2013). An introduction to medicinal chemistry . Oxford: Oxford University Press. tr. 644. ISBN 9780199697397.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Hamilton, Richard J. (2013). Tarascon pocket pharmacopoeia (ấn bản thứ 14). [Sudbury, Mass.]: Jones & Bartlett Learning. tr. 217. ISBN 9781449673611. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Loperamide HCL”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
- ^ “NADAC (National Average Drug Acquisition Cost) Loperamide”. Centers for Medicare and Medicaid Services. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2016.
Loperamide 2mg Capsule... 0.33803 [USD]... 03/23/2016