Minh Mục Tông

hoàng đế thứ 13 của nhà Minh

Minh Mục Tông (chữ Hán: 明穆宗, 4 tháng 3, 1537 - 5 tháng 7, 1572), là Hoàng đế thứ 13 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1567 đến năm 1572, tổng cộng 6 năm. Trong suốt thời gian trị vì, ông chỉ dùng niên hiệu Long Khánh (隆慶), nên thường được gọi là Long Khánh Đế (隆慶帝)

Minh Mục Tông
明穆宗
Hoàng đế Trung Hoa
Chân dung Đại Minh Mục Tông Trang Hoàng đế
Hoàng đế Đại Minh
Trị vì4 tháng 2 năm 15675 tháng 7 năm 1572
(5 năm, 152 ngày)
Tiền nhiệmMinh Thế Tông
Kế nhiệmMinh Thần Tông
Thông tin chung
Sinh(1537-03-04)4 tháng 3, 1537
Mất5 tháng 7 năm 1572(1572-07-05) (35 tuổi) [1]
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángChiêu lăng (昭陵), Thập Tam Lăng
Phối ngẫuHiếu Ý Trang Hoàng hậu
Hiếu An Hoàng hậu
Hiếu Định Hoàng hậu
Tên đầy đủ
Chu Tái Kỵ (朱載坖)
Niên hiệu
Long Khánh (隆慶)
Thụy hiệu
Khế Thiên Long Đạo Uyên Ý Khoan Nhân Hiển Văn Quang Vũ Thuần Đức Hoằng Hiếu Trang hoàng đế
(契天隆道淵懿寬仁顯文光武純德弘孝莊皇帝)
Miếu hiệu
Mục Tông (穆宗)
Triều đạiNhà Minh
Thân phụMinh Thế Tông
Thân mẫuHiếu Khác hoàng hậu

Tuy chỉ trị vì trong 6 năm, nhưng Long Khánh Đế được xem là một trong những Hoàng đế thông thoáng nhất triều Minh. Thời kỳ của ông tiếp tục thiết lập trật tự xã hội ổn định, kinh tế phát triển hưng khởi, tiếp nối thành tựu từ thời Gia Tĩnh trung hưng, vì thế sử sách xưng gọi Long Khánh tân chính (隆慶新政).

Tiểu sử

sửa
 
Minh Mục Tông Long Khánh Hoàng đế Chu Tái Hậu

Mục Tông Hoàng đế tên thật là Chu Tái Kỵ (朱載坖)[2], sinh vào ngày 4 tháng 3, năm 1537 tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Ông là con trai thứ ba của Minh Thế Tông, mẹ là Khang phi Đỗ thị.

Năm 1539, khi vừa lên 2 tuổi, ông được phong làm Dụ vương (裕王). Đến năm 1549, anh trai ông là Trang Kính Thái tử Chu Tái Duệ qua đời, xét theo thứ tự thì Dụ vương Chu Tái Kỵ sẽ được lập làm Hoàng thái tử nhưng Minh Thế Tông tin vào lời đồn "hai con rồng thì không thể ở cùng nhau" cộng với thấy Tái Duệ ở ngôi Thái tử không được lâu nên trì hoãn không chịu lập Thái tử. Tuy vậy ông vẫn ngầm được thừa nhận là người sẽ kế vị.

Năm 1567, Minh Thế Tông mất, Dụ vương Chu Tái Kỵ lên ngôi, lấy niên hiệu Long Khánh (隆慶), mở đầu cuộc Long Khánh tân chính (隆慶新政).

Long Khánh tân chính

sửa

Đế quốc Trung Hoa được Minh Mục Tông thừa hưởng đầy những xáo trộn gây ra bởi sự quản lý tồi và nạn tham nhũng. Để chấn chỉnh sự hỗn loạn do cha mình gây ra trong suốt một thời gian dài, Mục Tông đã thực hiện việc cải cách triều chính bằng cách sử dụng một loạt các quan lại có tài như Từ Giai, Cao Củng, Trần Dĩ Cần, Trương Cư Chính.

Ông cũng cho thả Hải Thụy và 32 quan lại bị khép tội triều trước, đồng thời bỏ tù Đạo sĩ Vương Kim, một sủng thần của cha mình. Bên cạnh đó, ông chủ trương nối lại quan hệ ngoại giao với các quốc gia châu Âu, châu Phi, giảng hòa với Mông Cổ. Long Khánh cũng đã đưa quân đẩy lùi quân Mông Cổ của Altan Khan, người đã cho quân xâm nhập Vạn Lý Trường Thành và đến tận Bắc Kinh. Một hiệp ước hòa bình để trao đổi ngựa lấy tơ đã được ký kết với quân Mông Cổ ngay sau đó.

Nhằm tăng cường an ninh biên giới trên đất liền và trên biển, ông đã bổ nhiệm những tướng lĩnh có tài như Du Đại Du, Thích Kế Quang trấn thủ vùng cảng biển Triết Giang và Phúc Kiến, ngăn chặn nạn cướp biển từ Nhật Bản (Oa khấu), vốn hoành hành một thời gian dài từ thời Minh Thế Tông.

Triều đại của Mục Tông, không giống với bất kỳ Hoàng đế nhà Minh nào trước đây, đã thấy sự phụ thuộc nặng nề vào các hoạn quan triều đình. Bất chấp sự khởi đầu đầy hy vọng ban đầu, Long Khánh đã dần chểnh mảng chính sự và bắt đầu theo đuổi sự hưởng thụ cá nhân. Hoàng đế cũng đưa ra một số quyết định mâu thuẫn như việc dùng lại các phương sĩ Đạo giáo mà chính ông ta đã cấm chỉ khi mới lên ngôi.

Qua đời

sửa

Năm 1572, ngày 5 tháng 7, Minh Mục Tông do dâm dục quá mức mà lâm bệnh qua đời, hưởng dương 35 tuổi. Trước khi qua đời, Mục Tông đã di mệnh lại cho các đại thần Cao Củng, Cao Nghi, Trương Cư Chính phò tá cho đứa con trai mới 10 tuổi của mình là Chu Dực Quân (朱翊鈞) lên kế vị, tức Minh Thần Tông, niên hiệu là Vạn Lịch.

Thần Tông tôn vua cha miếu hiệuMục Tông (穆宗), thụy hiệuKhế Thiên Long Đạo Uyên Ý Khoan Nhân Hiển Văn Quang Vũ Thuần Đức Hoằng Hiếu Trang Hoàng đế (契天隆道淵懿寬仁顯文光武純德弘孝莊皇帝), gọi tắt là Mục Tông Trang Hoàng đế (穆宗莊皇帝). Mục Tông được chôn cất tại Chiêu lăng (昭陵).

Gia quyến

sửa

Hậu phi

sửa
  1. Hiếu Ý Trang Hoàng hậu Lý thị (孝懿皇后李氏, ? - 1558), người Xương Bình, cha là Lý Minh (李铭). Chính thất vương phi khi chưa đăng cơ, qua đời trước khi Mục Tông lên ngôi. Sinh ra Hiến Hoài Thái tử, Tĩnh Điệu vương Chu Dực LinhBồng Lai công chúa.
     
    Hiếu An Hoàng hậu Trần thị
  2. Hiếu An Hoàng hậu Trần thị (孝安皇后陈氏, ? - 1596), người Thông Châu, cha là Cẩm y vệ Cố An bá Trần Cảnh Hành (固安伯陳景行). Thời Minh Thần Tông, được tôn làm Nhân Thánh Hoàng thái hậu (仁圣皇太后). Không có con.
     
    Hiếu Định Hoàng hậu Lý thị
  3. Hiếu Định Hoàng hậu Lý thị (孝定皇后, 1540 - 1612), người Thông Châu, cha là Vũ Thanh bá Lý Vỹ Phong (武清伯李伟封). Bà vào cung được phong Quý phi, sinh ra Minh Thần Tông, tôn phong làm Từ Thánh Hoàng thái hậu (慈圣皇太后).
  4. Tần Thục phi (秦淑妃), cha là Tần Phụng (秦奉), sinh hạ Tê Hà Công chúa chết yểu, sau khi qua đời được ban thuỵ là Đoan Tĩnh Thục phi (端静淑妃)
  5. Lưu Trang phi (劉莊妃, ? - 1582), cha là Cẩm y vệ Chính thiên hộ Lưu Hiền (刘贤), thuỵ là Cung Huệ Trang phi (恭惠莊妃)
  6. Lý Đức phi (李德妃, ? - 1632), thọ hơn 80 tuổi, cha là Cẩm y vệ Chính thiên hộ Lý Nại (李柰)
  7. Vương Vinh phi (王榮妃, ? - 1580), cha là Cẩm y vệ Chính thiên hộ Vương Trạch (王泽), thuỵ là Trang Hy Vinh phi (庄僖榮妃)
  8. Nguỵ Anh phi (魏英妃)
  9. Lý Cung phi (李恭妃)
  10. Đổng Đoan phi (董端妃)
  11. Trang Kính phi (莊敬妃)
  12. Hứa Anh phi (許英妃)
  13. Tiền An phi (錢安妃)
  14. Tề Kính phi (齊敬妃)
  15. Ngô Cung phi (吳恭妃)
  16. Giang Hiền phi (江賢妃)
  17. Diệp Kỳ phi (葉奇妃)
  18. Vu Ý phi (于懿妃)
  19. Hàn Dung phi (韓容妃)
  20. Dương An phi (楊安妃)
  21. Triệu Hoà phi (趙和妃)
  22. Mã Huệ phi (馬惠妃)

Hậu duệ

sửa

Hoàng tử

sửa
TT Họ tên Tước vị Sinh Mất Mẹ Ghi chú
1 Chu Dực Dặc
朱翊釴
Hiến Hoài Thái tử
宪怀太子
15 tháng 10, 1555 11 tháng 5, 1559 Hiếu Ý Trang Hoàng hậu Chết yểu
2 Chu Dực Linh
朱翊鈴
Tĩnh Điệu vương
靖悼王
trước 1558 trước 1558 Hiếu Ý Trang Hoàng hậu Chết khi chưa đầy 1 tuổi
Ban đầu truy là Lam Điền vương (蓝田王)
3 Chu Dực Quân
朱翊鈞
Thần Tông Hiển Hoàng đế
神宗顯皇帝
4 tháng 9, 1563 18 tháng 8, 1620 Hiếu Định Hoàng hậu Đăng cơ năm 1572
4 Chu Dực Lưu
朱翊镠
Lộ Giản vương
潞简王
1568 1614 Hiếu Định Hoàng hậu Năm 4 tuổi tấn phong Lộ vương (潞王)
Chết cùng lúc với Hiếu Định Hoàng hậu

Hoàng nữ

sửa
TT Tước vị Họ tên Sinh Mất Năm kết hôn Phu quân Mẹ Ghi chú
1 Bồng Lai Công chúa
蓬莱公主
1557 1557 Hiếu Ý Trang Hoàng hậu Chết non
2 Thái Hòa Công chúa
太和公主
không rõ 1560 Hiếu Định Hoàng hậu Chết yểu
3 Thọ Dương Công chúa
寿阳公主
Chu Nghiêu Nga
朱堯娥
1565 1590 1581 Hầu Củng Thần (侯拱辰) Hiếu Định Hoàng hậu Không con
4 Vĩnh Ninh Công chúa
永宁公主
Chu Nghiêu Anh
朱堯媖
11 tháng 3, 1567 22 tháng 7, 1594 1582 Lương Bang Thụy (梁邦瑞) Hiếu Định Hoàng hậu
5 Thụy An Công chúa
瑞安公主
Chu Nghiêu Viên
朱堯媛
1573 1629 1585 Vạn Vĩ (萬煒) Hiếu Định Hoàng hậu Con trai là Vạn Trường Tộ (萬長祚)
6 Diên Khánh Công chúa
延庆公主
Chu Nghiêu Cơ
朱堯姬
không rõ 1600 1587 Vương Bỉnh (王昺) không rõ
7 Tê Hà Công chúa
棲霞公主
Chu Nghiêu Lâu
朱堯㜢
1571 1572 Tần Thục phi Chết non

Chú thích

sửa
  1. ^ Ghi chú chung: Ngày tháng ở đây được lấy theo lịch Julius. Nó không phải là lịch Gregory đón trước.
  2. ^ 《明世宗實錄》卷二百:上命皇第三子名載坖,第四子名載圳。上親告太廟。