Năng lượng ở Kenya đề cập đến việc sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu năng lượng và điện tại Kenya. Năng lượng điện được kết nối (điện lưới) hiệu quả tại Kenya là 2.299 MW vào tháng 3 năm 2015. Nguồn cung cấp điện chủ yếu là từ thủy điện và nhiên liệu hóa thạch (nhiệt điện).

Đường truyền điện ở Kenya.

Cho đến gần đây nước này thiếu đáng kể dự trữ trong nước về nhiên liệu hóa thạch. Nước nay trải đã qua nhiều năm phải nhập một lượng đáng kể dầu thô,khí đốt. Điều này có thể thay đổi với những phát hiện về mỏ dầu trên Kenya mà từ đó chỉ cần dựa vào dầu nhập khẩu để đáp ứng 42% nhu cầu năng lượng còn lại của nước này vào năm 2010. Tính đến cuối tháng 6 năm 2016, 55% dân số của Kenya đã được kết nối mạng lưới điện quốc gia, đó là một trong những nước có tỉ lệ tiếp cận điện cao nhất ở châu Phi Hạ Sahara. Tuy vậy, tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Kenya vẫn còn thấp.

Điện năng

sửa
 
Công nhân tại nhà máy địa nhiệt Olkaria.

Nguồn cung điện

sửa

Công suất

Nguồn cung (tháng 3 năm 2015) Công suất (MW)   Tỉ trọng (%)
Thủy điện
820,6 37,69%
Nhiên liệu hóa thạch (xăng, diesel và điện khẩn cấp) 717 32,93%
Địa nhiệt 588 27,01%
Đồng phát bã mía 26 1,19%
Gió 25,5 1,17%
Tổng 2,177.1 100%

Sản lượng[1]

Nguồn (2014)   Sản lượng (GWh) Đóng góp (%)
Thủy điện
3.310 36%
Dầu 1.714 19%
Địa nhiệt 4.479 44%
Nhiên liệu sinh học 136 1%
Gió 38 <1%
Năng lượng mặt trời 1 <1%
Tổng 9,258 100%

Năng lượng tái tạo

sửa

Kenya hiện là nước sản xuất năng lượng địa nhiệt lớn nhất ở châu Phi.[2] Đây là một trong hai nước ở châu Phi sản xuất năng lượng địa, nhiệt còn lại Ethiopia. Năm 2010, địa nhiệt chiếm gần 20% tổng sản lượng điện của Kenya. Theo Công ty Phát triển Địa nhiệt Kenya, Kenya có tiềm năng sản xuất 10.000 MW điện năng từ địa nhiệt.[3] Năng lượng tái tạo hiện chiếm 60%,[4] hầu hết là từ thủy điện.

Thủy điện

sửa

Thủy điện tại Kenya hiện nay chiếm khoảng 49% tổng công suất lắp đặt, đạt khoảng 761 MW. Tuy nhiên Chính phủ Kenya đang nỗ lực đẩy mạnh việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác. Đến năm 2030, thủy điện dự kiến chỉ chiếm 5% trong tổng công suất 1.039 MW.

Phân phối

sửa

Tại Kenya, chính phủ có kế hoạch chấm dứt sự độc quyền[5] phân phối điện nhưng cho đến khi đó, việc phân phối điện chỉ được duy trì bởi một công ty:

  • Điện lực Kenya
Tuy nhiên, việc sản xuất điện được thực hiện bởi:
  • Công ty chính (Khoảng 90% công suất):
    • Công ty sản xuất điện Kenya (KenGen)
  • Các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) (Khoảng 10% công suất):[6]
    • Westmont
    • Iberafrica
    • OrPower4 (Kenya) chi nhánh của công nghệ Ormat
    • Tsavo Công ty điện lực Tsavo (TPC)
    • Aggreko
    • Địa nhiệt quốc tế châu Phi(AGIL)[7]

Tiêu thụ

sửa

Nhà tiêu thụ điện lớn nhất của Kenya là Công ty đường ống dẫn Kenya tiếp theo là xi măng Karen.[8]

Xăng dầu

sửa

Nhập khẩu

sửa

Kenya có một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Đông Phi, nhà máy lọc dầu Mombasa với 90.000-thùng mỗi ngày (thùng/ngày). Các nhà máy lọc dầu thường hoạt động dưới công suất và xử lý dầu thô Murban nặng từ Abu Dhabi và dầu thô nặng khác từ Trung Đông. Vào năm 2011, theo cục thống kê Kenya (KNBS), Kenya nhập khẩu 33.000 (thùng/ngày) dầu thô hoàn toàn từ UAE. Theo KNBS, Kenya nhập khẩu 51.000 (thùng/ngày) sản phẩm dầu tinh chế vào năm 2011. Kenya có một hệ thống đường ống dẫn sản phẩm xăng dầu từ Mombasa đến vùng nội địa.[9] Cảng Mombasa là một điểm quan trọng được các công ty năng lượng quốc gia lớn sử dụng như Hass Petroleum và Dalbit Petroleum.[10][11] Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu và/hoặc tinh chế trong nước được bán tại các thành phố lớn của Kenya và phần còn lại được đưa đến các nước láng giềng qua xe tải. Trong năm 2013, Kenya tiêu thụ khoảng 83,600 thùng/ngày các sản phẩm từ dầu mỏ.[12]

Dự trữ

sửa

Vào giữa năm 2012 dầu được phát hiện ở Kenya. Điều này xảy ra sau một thời gian dài các hoạt động thăm dò đáng thất vọng tại Kenya. Các kho dự trữ trở nên khả thi về mặt thương mại sau khi được xác nhận có trữ lượng khoảng 300 triệu thùng.

Tính đến tháng 1 năm 2014, Tullow cho biết Northern Basin của Kenya có thể có vượt quá 1 tỷ thùng dầu. Dầu của Kenya có thể lên 10 tỷ thùng.[13]

Sản xuất

sửa

Nếu đường ống Kenya-Uganda kết nối, nó có thể bơm 500,000 thùng dầu mỗi ngày.

Thách thức

sửa

Nhu cầu củi gỗ trong nước là 3,5 triệu tấn mỗi năm trong khi chỉ cung cấp được 1.5 triệu tấn một năm. Thâm hụt lớn về cung cấp củi gỗ đã dẫn đến nạn phá rừng tăng cao, gây hại đến những thực vật bản địa, kết quả gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như sa mạc hóa, suy thoái đất, hạn hán và nạn đói.[14]

Tương lai

sửa

Nguồn điện trong tương lai

sửa
Công suất
Năm Nhu cầu Công suất
2013 1.191 MW 1,600 MW
2015 2.500 MW 3.000 MW
2030 15.000 MW 19.200 MW
Khả năng dự kiến –  năm 2031
Nguồn Công suất (MW)   Tỉ trọng (%)
Địa nhiệt 5.530 26%
Hạt nhân 4.000 19%
Than 2.720 13%
GT-NG 2.340 11%
MSD 1.955 9%
Nhập khẩu 2.000 9%
Gió 2.036 9%
Thủy điện 1.039 5%
Tổng 21.620 100%

Nhóm năng lượng Đông Phi (Eastern Africa Power Pool) (EAPP)

sửa

7 quốc gia hợp tác với nhau vì họ đã thấy lợi ích chung khi có một khu vực năng lượng mạnh là:[15]

Tuy nhiên đã bao gồm nhiều quốc gia như:[16]

Mục tiêu của Nhóm năng lượng Đông Phi (EAPP) là tăng công suất và giảm chi phí của cung cấp điện ở Kenya và cung cấp doanh thu Ethiopia thông qua việc xuất khẩu điện từ Ethiopia đến Kenya.

Trong giai đoạn đầu, lưới điện Kenya được nối với lưới điện Ethiopia.

Kenya cũng có kế hoạch kết nối điện với Nam Phi trong 2015 qua Tanzania, đó cũng là một phần của (SAPP).[17]

Năng lượng địa nhiệt

sửa

Các nhà máy điện địa nhiệt có một vị trí nổi bật trong kế hoạch phát triển tổng thể của Kenya. Bao gồm Vision 2030, NCCAP và '5000+ MW trong 40 tháng'. Năng lượng địa nhiệt có tiềm năng cung cấp điện đáng tin cậy,có sức cạnh tranh, với lượng khí thải carbon nhỏ và làm giảm biến đổi khí hậu và để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng khỏi phụ thuộc vào thủy điện, hiện đang cung cấp phần lớn điện cho Kenya. Kenya đã đề ra mục tiêu tham vọng cho năng lượng địa nhiệt. Nhằm mở rộng công suất sản xuất điện địa nhiệt lên 5,000 MW trong năm 2030. Đến tháng 10 năm 2014, Kenya có công suất điện địa nhiệt khoảng 340 MW. Mặc dù có tham vọng lớn nhưng đạt được những tham vọng là một thách thức lớn.[18] Công ty sản xuất điện Kenya (KenGen) và Công ty phát triển địa nhiệt đã nâng cao sản lượng điện địa nhiệt của nước này từ 593MW lên 1 GW vào năm 2018[19] và 5 GW vào lưới điện năm 2030.[20]

Năng lượng hạt nhân

sửa

Trong 2017, Ủy ban điện hóa hóa hạt nhân Kenya (Kneb) ước tính rằng một nhà điện hạt nhân có thể hoạt động vào năm 2027 và chi phí 500-600 tỷ Ksh (5-6 tỷ USD).[21]

Vào tháng 9, năm 2010 Bộ năng lượng và dầu khí PS Patrick Nyoike[22] công bố rằng Kenya có mục đích xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân 1,000 MW trong khoảng từ năm 2017-2022.[23] Đối với Kenya để đạt mức thu nhập trung bình, Nyoike xem năng lượng hạt nhân như là cách tốt nhất để sản xuất điện an toàn, sạch và đáng tin cậy (liên tục cung cấp điện). Các dự chi phí dự kiến sử dụng công nghệ Hàn Quốc là 3,5 tỷ USD.[24]

Lượng khí thải Carbon

sửa

Kenya phát thải 03 % CO₂ của thế giới, khoảng 12.62 triệu tấn CO₂.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kenya Electricity Lưu trữ 2018-08-11 tại Wayback Machine IEA 2014
  2. ^ Maina Waruru (ngày 23 tháng 6 năm 2016). “More African Countries Embrace Geothermal Power, Receive $37M in Funding”. Renewable Energy World. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “Kenya – U.S. Energy Information Administration (EIA)”. Eia.gov. ngày 30 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  5. ^ “House seeks to end Kenya Power's monopoly”. Business Daily (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “US-based firm joins steam power production in Kenya – Corporate News”. businessdailyafrica.com.
  8. ^ Kajilwa, Graham (ngày 18 tháng 12 năm 2017). “Why Bamburi cement put off mega plans for alternative solar energy”. The Standard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ “Kenya Pipeline signs financing for Sh35bn Mombasa-Nairobi line - Capital Business”. Capital Business (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ “Hass Petroleum (K) Ltd”. www.hasspetroleum.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ “Dalbit Petroleum Kenya | About Us”. www.dalbitpetroleum.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2017.
  12. ^ “International Energy Statistics, February 2015 - knoema.com”. Knoema (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2017.
  13. ^ 19 tháng 8 năm 2013/kenya-from-nowhere-plans-east-africa-s-first-oil-exports-energy.html Kenya From Nowhere Plans East Africa’s First Oil Exports: Energy. Bloomberg L.P..
  14. ^ “Energy Saving Stoves – The Significance for Kenya”. Gtzpsda.co.ke. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  15. ^ “Projects: The Eastern Electricity Highway Project under the First Phase of the Eastern Africa Power Integration Program”. World Bank.
  16. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  17. ^ “Kenya to link to SA power grid by 2015 – Business”. theeastafrican.co.ke. ngày 21 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  18. ^ “INSIDE STORY: Nationally Appropriate Mitigation Action (NAMA) to accelerate geothermal power: Lessons from Kenya - Climate and Development Knowledge Network”. Climate and Development Knowledge Network (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
  19. ^ “Kenya in cheaper geothermal option”. The East African (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
  20. ^ Organised by. “Kenya targets 5,000 MW of geothermal power by 2030”. African-utility-week.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  21. ^ “Kenya plans nuclear plant by 2027”. The East African (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  22. ^ “Office of public communications:Partick Nyoike”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  23. ^ “Kenya to commission first nuclear plant in 2022”. archive.is. ngày 6 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 6 Tháng tám năm 2013. Truy cập 11 Tháng Một năm 2018.
  24. ^ “Kenya Aims to Build a Nuclear Power Plant by 2017”. Bloomberg L.P. ngày 20 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011.

Bên ngoài đường dẫn

sửa