Natri cyanat (công thức hóa học: NaOCN) là một hợp chất vô cơ. Chất rắn kết tinh màu trắng này có cấu trúc mạng lưới hệ tinh thể ba phương ở nhiệt độ phòng.[1]

Natri cyanat
Cấu trúc của natri cyanat
Danh pháp IUPACNatri cyanat
Tên khácNatri isocyanat
Nhận dạng
Số CAS917-61-3
PubChem517096
Số EINECS213-030-6
MeSHC009281
ChEBI1159669
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider12922
Thuộc tính
Công thức phân tửNaOCN
Khối lượng mol65,0054 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu trắng
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng1,893 g/cm³
Điểm nóng chảy 550 °C (823 K; 1.022 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước11,6 g/100 mL (25 ℃)
Độ hòa tanetanol: 0,22 g/100 mL (0 ℃)
đimetylfomamit: 0,05 g/100 mL (25 ℃)
hơi tan trong amonia, benzen
không tan trong ete
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểBa phương
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-400 kJ/mol
Entropy mol tiêu chuẩn So298119,2 J/mol K
Nhiệt dung86,6 J/mol K
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
LD501500 mg/kg (đường miệng, chuột)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế sửa

Natri cyanat có thể được điều chế bằng phản ứng giữa urênatri cacbonat.

Ngoài ra, nó có thể được điều chế bằng cách oxy hóa natri cyanide. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cho oxy đi qua natri cyanide nóng chảy.

2NaCN + O2 → 2NaOCN

Một trong những phương pháp tổng hợp mới nhất là bao gồm thay đổi một phần phản ứng điều chế các alcohol béo. Thay vì làm nguội phản ứng bằng nước, amonia được thêm vào. Nhiệt giúp cho amonia biến đổi thành cyanat và kết tủa. Chất này có độ tinh khiết khoảng 95–97% vì vẫn còn có lẫn một chút bicacbonat. Sau đó nó được rửa bằng nước để lại natri cyanat có độ tinh khiết cao hơn.[2]

Ứng dụng hóa học sửa

Natri cyanat là một nucleophin lý tưởng, và các tính chất nucleophinic này làm cho nó đóng góp lớn trong một số phản ứng như trong sản xuất chiral oxazolidon.[3]

Ứng dụng y khoa sửa

Natri cyanat là một chất phản ứng có ích trong việc tạo ra các dẫn xuất urê. Các chất trung gian như natri cyanat đã được sử dụng trong y học như một phương tiện để cân đối các tác động gây ung thư trên cơ thể, có thể giúp người thiếu máu hồng cầu và ngăn chặn một số thụ thể melanin đã được chứng minh là gây béo phì[4]. Trong hầu hết các trường hợp, các sản phẩm trung gian được sản xuất với natri cyanat được sử dụng cho nghiên cứu thuốc, sử dụng vào các trường hợp thiếu máu hồng cầu và nghiên cứu thuốc chống lại ung thư.

Tham khảo sửa

  1. ^ Waddington, T.C. "Journal of the Chemical Society (Resumed)." 499. Lattice Parameters and Infrared Spectra of Some Inorganic Cyanates – (RSC Publishing). N.p., n.d. Web. 09 Nov. 2014.
  2. ^ Kamlet, Jonas "Patent US2563044 A – Concurrent manufacture of sodium cyanate and fatty alcohols." Google Books. N.p., n.d. Web. 09 Nov. 2014.
  3. ^ Expedient Synthesis of Chiral Oxazolidinone Scaffolds via Rhodium-Catalyzed Asymmetric Ring-Opening with Sodium Cyanate. Gavin Chit Tsui, Nina M. Ninnemann, Akihito Hosotani, and Mark Lautens. Organic Letters 2013 15 (5), 1064–1067.
  4. ^ Vinogradova, Ekaterina V.; Fors, Brett P.; Buchwald, Stephen L. (ngày 11 tháng 7 năm 2012). “Palladium-Catalyzed Cross-Coupling of Aryl Chlorides and Triflates with Sodium Cyanate: A Practical Synthesis of Unsymmetrical Ureas”. Journal of the American Chemical Society. 134 (27): 11132–11135. doi:10.1021/ja305212v.