Neodymi(III) cacbonat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Nd2(CO3)3. Dạng khan có màu đỏ tím[1], còn octahydrat là một chất rắn màu hồng.[2] Chúng đều không tan trong nước.[3]

Neodymi(III) cacbonat
Tên khácNeodymi(III) cacbonat(IV)
Số CAS7184-63-6 (8 nước)
Nhận dạng
Số CAS5895-46-5
PubChem167103
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửNd2(CO3)3
Khối lượng mol468,5134 g/mol (khan)
504,54396 g/mol (2 nước)
513,5516 g/mol (2,5 nước)
Bề ngoàichất rắn màu đỏ tím (khan)[1]
chất rắn màu hồng (8 nước)[2]
Khối lượng riêng2,84 g/cm³ (8 nước)[2]
Điểm nóng chảyphân hủy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước3,46×10-6mol/L[3]
Độ hòa tantạo phức với hydrazin
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Cation khácPraseodymi(III) cacbonat
Prometi(III) cacbonat
Samari(III) cacbonat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế sửa

Neodymi(III) cacbonat có thể thu được bằng cách thủy phân neodymi(III) tricloroacetat:

2Nd(C2Cl3O2)3 + 3H2O → Nd2(CO3)3 + 6CHCl3 + 3CO2

Một phương pháp khác là phản ứng giữa neodymi(III) chlorideamoni bicacbonat trong nước.[4]

Tính chất hóa học sửa

Neodymi(III) cacbonat hòa tan trong axit và giải phóng carbon dioxide:

Nd2(CO3)3 + 6H+ → 2Nd3+ + 3H2O + 3CO2

Neodymi(III) cacbonat có thể tạo phức với amoni cacbonat, natri cacbonatkali cacbonat và nhiều muối khác, điều này đã giải thích khả năng hòa tan của neodymi(III) cacbonat trong dung dịch nước của chúng lớn hơn trong nước cất.

Muối kiềm sửa

Nd2(CO3)3 có khả năng tạo ra một số loại muối kiềm, có công thức tổng quát Nd(OH)x(CO3)1,5 − 0,5x. Muối x = 1 tồn tại dưới dạng tinh thể trực thoi màu tím, d = 4,82 g/cm³. Dạng tinh thể lục phương cũng được biết đến, d = 5,05 g/cm³.[2]

Hợp chất khác sửa

Nd2(CO3)3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Nd2(CO3)3·12N2H4·4H2O là tinh thể trong suốt, tan ít trong nước và không tan trong benzen, d20 ℃ = 1,96 g/cm³.[5]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Rare earth elements: Main volume, Phần 3 (Leopold Gmelin; Verlag Chemie, 1994), trang 22; 68. Truy cập 4 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b c d Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 999. Truy cập 4 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ a b 《无机化学丛书》. 第七卷 钪 稀土元素. 易宪武 黄春晖 等编.科学出版社. tr. 174, 碳酸盐. ISBN 978-7-03-030574-9.
  4. ^ 黄婷. 碳酸钇、碳酸钕的结晶及相关技术研究[J]. 《南昌大学》.2005年
  5. ^ Uchenye zapiski: Serii︠a︡ khimicheskikh nauk (S.M. Kirov adyna Azărbai̐jan Dȯvlăt Universiteti; 1975). Truy cập 7 tháng 2 năm 2021.