Ngô Văn Chính (An Giang)

Ngô Văn Chính (1905–1947), bí danh Tám Đồng, là nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngô Văn Chính
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 2, 1931 – Tháng 2, 1931
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmNguyễn Văn Nhung
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưNguyễn Văn Nhung
Thông tin chung
Sinh1905
Bình Đức, Long Xuyên, An Giang
Mất1947
Lai Vung, Lai Vung, Đồng Tháp
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Đông Dương

Cuộc đời sửa

Ngô Văn Chính sinh năm 1905 ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.[1]

Năm 1929, ông gia nhập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở quận Lấp Vò do Nguyễn Văn Cưng làm Bí thư. Tháng 2 năm 1931, Ngô Văn Chính tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức thành lập Tỉnh ủy Vĩnh Long do ông làm Bí thư, Nguyễn Văn Nhung (Tư Nhung) làm Phó Bí thư.[1][2][3][4]

Được một tuần, do cơ sở Đảng nhiều nơi bị thực dân Pháp phá hủy, Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ điều động Ngô Văn Chính làm Ủy viên Xứ ủy lâm thời,[5] hoạt động ở Sài Gòn, bàn giao vai trò Bí thư Tỉnh ủy cho ông Nguyễn Văn Nhung.[1][2][3][6][7]

Ở Sài Gòn, ông bị bắt (có thể vào khoảng tháng 7 năm 1931), ông bị thực dân Pháp bắt giữ và giam vào Khám lớn Sài Gòn cùng một số đồng chí như Tổng bí thư Trần Phú, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây, Châu Văn Sanh, Nguyễn Văn Nhung,...[8] Ông bị đày ra Côn Đảo 5 năm mới được thả về đất liền.[1]

Năm 1936, ra tù, ông tiếp tục hoạt động ở tỉnh Long Xuyên. Năm 1945, ông được bầu vào Ban Thường vụ tỉnh Long Xuyên, phụ trách quân sự chỉ đạo khởi nghĩa ở hai huyện Thốt NốtLấp Vò.[1] Ngày 24 tháng 8, trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ông cùng Nguyễn Văn Kính chỉ huy lực lượng tấn công đồn lính ở bến phà Vàm Cống, buộc binh lính ở đây phải đầu hàng, góp phần giải phóng tỉnh.[9]

Tháng 7 năm 1946, quân Pháp đánh Long Xuyên, ông cùng các cán bộ rút về rừng U Minh (Rạch Giá). Ít lâu sau, ông tham gia hành quân khôi phục tỉnh, bị thực dân Pháp bắt giữ cùng Nguyễn Văn Nhung và Đinh Trường Sanh.[3] Đinh Trường Sanh bị Pháp xử tử tại Chợ Lớn, còn Ngô Văn Chính bị xử bắn ở thị trấn Lai Vung (Sa Đéc) vào ngày 10 tháng 1 năm 1947.[1][3]

Tham khảo sửa

  • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long (2002). Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732–2000). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
  • Phan Ngọc Liên (2005). Cách mạng tháng Tám 1945 – Toàn cảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f “Chuyên đề 4: Nhân vật lịch sử tỉnh Vĩnh Long”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long. 27 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b “Chuyên đề 2: Truyền thống lịch sử của tỉnh Vĩnh Long”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long. 27 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c d Đào Ngọc Chương (27 tháng 3 năm 2020). “Nguyễn Văn Nhung (1903 – 1982)”. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long 2002, tr. 114
  5. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long 2002, tr. 120
  6. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long 2002, tr. 622
  7. ^ “Từ Chi bộ Ngã tư Long Hồ đến Đảng bộ Vĩnh Long”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long. 18 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Ngọc (15 tháng 4 năm 2012). “Chuyện về "công tử" Vĩnh Long: Bài 2: Bạn tù của cố Tổng Bí thư Trần Phú”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Phan Ngọc Liên 2005, tr. 417