Ngõ lỗ thủng
Ngõ lỗ thủng là nhan đề một phim truyền hình tâm lý xã hội của đạo diễn Trần Quốc Trọng, xuất phẩm lúc 20 giờ ngày 02 tháng 02 năm 2009 trên kênh VTV1[1].
Ngõ lỗ thủng | |
---|---|
Một đoạn điển hình của công viên Thống Nhất được dùng làm cảnh phim. | |
Thể loại | Tâm lý xã hội |
Định dạng | Phim truyền hình |
Kịch bản | Đặng Diệu Hương Thùy Linh Trung Trung Đỉnh (tiểu thuyết) |
Đạo diễn | Trần Quốc Trọng |
Dẫn chuyện | Quốc Trọng |
Nhạc phim | Trọng Đài |
Quốc gia | ![]() |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Sản xuất | |
Biên tập | Phạm Ngọc Tiến |
Địa điểm | Hà Nội Thái Nguyên Yên Bái |
Kỹ thuật quay phim | Trần Quang Vinh Nguyễn Việt Thắng Vũ Huy Hải Anh |
Thời lượng | 50 phút x 29 tập |
Đơn vị sản xuất | Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam |
Nhà phân phối | Đài Truyền hình Việt Nam My-Van Films |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | VTV1 · 20:00 |
Định dạng hình ảnh | SD |
Quốc gia chiếu đầu tiên | ![]() ![]() |
Phát sóng | 02 tháng 02 năm 2009 |
Lịch sử sửa
Truyện phim phỏng theo các tiểu thuyết Tiễn biệt những ngày buồn và Chuyện tình ngõ lỗ thủng của tác giả Trung Trung Đỉnh, cùng xuất bản năm 1990 tại Hà Nội[2].
Nội dung sửa
Bối cảnh phim diễn ra ở Hà Nội thời điểm năm 1985 - cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi rất quan trọng từ cơ chế bao cấp sang mở cửa tại thành thị Việt Nam.
Địa điểm chính là ngõ Thắng Lợi mà dân gian đặt vè thành "ngõ lỗ thủng" bởi chỉ một vị trí lở tường bao công viên Thống Nhất mà dẫn tới bao sự dở khóc dở cười và cũng chính nó là nguồn sống duy nhất của dân hàng phố.
Địa điểm phụ là cơ sở một xí nghiệp làm ăn bết bát, một khoảnh đất nhỏ được phân cho cán bộ từ nơi khác đến nhưng ban lãnh đạo cơ quan này tìm cách thu hồi để chia chác cho người nhà. Ngoài ra, còn có cụm cơ quan gồm một nhà xuất bản và hai tòa soạn báo đang bên bờ vực hoặc cải cách hoặc sa đà trì trệ.
Số phận những con người sống ở những địa chỉ ấy là điển hình cho một thời quan liêu bao cấp tuy khốn khổ nhưng vẫn đong đầy tình người.
“ | Trong cuộc đời có ba cái lỗ thủng: Thủng về tri thức, thủng về văn hóa và thủng về nhân cách. Nhưng xét ra, ba điều đó vẫn chưa đáng sợ bằng cái thủng... túi tiền. | ” |
— Lời thoại nhân vật Thái |
Kĩ thuật sửa
Bộ phim được thực hiện theo hình thức thử nghiệm ghép cảnh do xu thế tân tiến hóa quá nhanh tại thành thị Việt Nam thập niên 2000 buộc đoàn làm phim phải khai thác các địa điểm còn công trình thời bao cấp ở khắp Bắc Bộ.
Sản xuất sửa
- Mĩ thuật: Lê Thuận Toàn, Nguyễn Hồng Minh
- Hòa âm: Xuân Phương, Đoàn Đình Trung, Trần Thị Hải, Dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam
- Dựng cảnh: Nguyễn Văn Cường
- Đạo cụ: Văn Kỳ
- Dựng phim: Nguyễn Mai Châm, Trần Thanh Bình
- Hóa trang: Phương Tâm
- Nhạc nền: Tiễn biệt những ngày buồn (NS Trọng Đài, CS Mai Hoa), Vết thù trên lưng ngựa hoang (NS Ngọc Chánh & Phạm Duy, CS Elvis Phương), Biển nhớ (NS Trịnh Công Sơn, CS Khánh Ly), Đường cày đảm đang (NS An Chung, CS Thu Hiền), Hà Tây quê lụa (NS Nhật Lai, CS Trọng Tấn)...
Diễn xuất sửa
- Đỗ Kỷ... Ron
- Thanh Hiền... Vợ Ron
- Phú Kiên... Xoay
- Ngô Duy Phương... Sương - vợ Xoay
- Lê Dũng Nhi... Khoái
- Hồng Nhung[3]... Hạnh "phe" - em Sương
- Trần Quốc Trọng... Ông Thái - Trưởng ban thư kí báo Hạnh Phúc Gia Đình
- Phương Khanh... Bà Huệ - vợ ông Thái
- Tùng Dương... Bình - Phó ban thư kí báo Hạnh Phúc Gia Đình
- Trịnh Thu Hà... Thủy - vợ Bình
- Trần Nhượng... Ông Lê Tiến Sĩ - Tổng biên tập báo Hạnh Phúc Gia Đình
- Trung Hiếu[4]... Gù
- Trần Hạnh... Ông Thống - Bố Sương và Hạnh
- Đức Trung... Trưởng hội văn nghệ
- Thanh Thủy... Bà điếc
- Bích Khang... Bà còng
- Phương Loan... Bà Mão
- Thanh Kha... Ông Ty - chồng bà Mão
- Bạch Diện... Ông vé số
- Ánh Ngọc... Bé Thơm - con cả Ron
- Đình Chiến... Ninh
- Hạ Thiên Tâm... Vợ Ninh
- Tiến Bình... Vinh trọc
- Văn Báu... Luân
- Thi Nhung... Vân - vợ Luân
- Tô Kim Phụng... Tín
- Hoàng Hải... Đạo
- Văn Dũng... Thanh
- Mậu Hòa... Minh
- Văn Lâm... Tạo
- Phương Thao
- Hương Quỳnh
- Phương Thanh
- Vũ Độ
- Thị Chung
- Văn Minh
- Thu Hậu
- Minh Chanh
- Văn Thái
- Bích Sâm
- Ni La
- Ngô Quang Tuấn
- Ngô Thị Loan
- Văn Tiệp
- Ngô Minh Thúy
- Bích Nhung
- Hoàng Nga
và những người khác
Văn hóa sửa
Bộ phim truyền hình Ngõ lỗ thủng được khởi quay chỉ một năm sau khi chính phủ Việt Nam tuyên bố tình trạng suy thoái kinh tế và kêu gọi toàn dân "thắt lưng buộc bụng" chờ biện pháp phục hồi, cho nên những bài học thời quá khứ "xếp hàng đặt gạch"[5] trước đó hai thập niên hóa ra còn vẹn nguyên giá trị. Phim ngay lập tức nhận sự phản hồi tích cực của đa số khán giả miền Bắc, tuy nhiên lớp người đứng tuổi cũng nêu những sai sót kĩ thuật của phim, tuy rằng không nghiêm trọng, như: Các vật dụng trong phim tuy đặt ở thời điểm thập niên 1980 nhưng lại không điển hình cho giai đoạn đó vì hầu hết là xa xỉ phẩm (TV màu, TV Samsung, đài Liên Xô, xe đạp Phượng Hoàng, xô chậu nhựa, chăn hoa), toàn bộ bản thu âm ca khúc mô phỏng chương trình văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam kì thực là những bản thu âm thực hiện thập niên 2000...
Khác với tiểu thuyết, bộ phim không xây dựng bộ khung nhân vật chính nhằm khắc họa những chân dung điển hình nhất thời bao cấp cả về tính cách và số phận. Truyện phim diễn ra trong thời kì 1984-8, khi "văn chương hạ giới rẻ như bèo" để nhường chỗ cho những vấn nạn thời tranh đua cơm áo gạo tiền. Từ truyện "con gà tức nhau tiếng gáy" đến nạn cửa quyền, tham ô, con phe chợ giời, đổi tiền, chữa bệnh, rồi cả những cuộc tình đã bắt đầu nhuốm màu tiền bạc, tất cả những con người và số phận ấy khóc cười quanh một cái "lỗ thủng"[6].