Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú
Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú là một nhóm các ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á được sử dụng chủ yếu ở miền bắc Lào, cũng như ở nước láng giềng như phía bắc Việt Nam và miền nam Vân Nam, Trung Quốc. Tiếng Khơ Mú là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong nhóm này.
Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú
| |
---|---|
Phân bố địa lý | Đông Dương |
Phân loại ngôn ngữ học | Nam Á
|
Ngữ ngành con |
|
Glottolog: | khmu1236[1] |
![]() |
Nguồn gốc
sửaPaul Sidwell (2015) cho rằng quê hương của Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú nằm ở nơi hiện là tỉnh Oudomxay, miền bắc nước Lào.
Ngôn ngữ
sửaCác ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ mú là:
- Tiếng Mlabri (Yumbri)
- Tiếng Phong (Kniang, Tay Phong)
- Tiếng Xinh Mun (Puok, Pou Hok, Khsing-Mul)
- Tiếng Khơ Mú
- Tiếng Khuen
- Tiếng Ơ Đu
- Tiếng Prai
- Tiếng Mal (Thin)
- Tiếng Theen (Kha Sam Liam)
Có một số bất đồng về việc tiếng Bit thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú hay Palaung; Svantesson tin rằng nó rất có thể thuôc Nhóm ngôn ngữ Palaung và đôi khi nó được đặt trong Nhóm ngôn ngữ Mảng, nhưng hầu hết các phân loại ở đây đều coi chúng thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú. Tương tự, Diffloth cho rằng tiếng Xinh Mun thuộc Nhóm ngôn ngữ Mảng và tiếng Kháng thuộc Nhóm ngôn ngữ Palaung.
Ngôn ngữ Bumang được phát hiện gần đây cũng có khả năng là thuộc Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú hoặc Palaung. Jerold A. Edmondson coi nó có liên quan mật thiết nhất với tiếng Kháng. Ngoài ra, tiếng Quảng Lâm là một ngôn ngữ được chứng thực kém ở Việt Nam có thể liên quan chặt chẽ với tiếng Kháng hoặc tiếng Bit.
Phân loại
sửaMối quan hệ qua lại của các ngôn ngữ trong nhóm không chắc chắn. Ethnologue 19 phân loại chúng như sau:
Một phân loại tạm thời trong SEALang[2] giữ lại nhóm Mal–Phrai, nhưng xếp tiếng Khao cùng với tiếng Kháng thay vì tiếng Bit, coi tiếng Khoen là một phương ngữ của tiếng Khơ Mú:
Diffloth & Proschan (1989)
sửaChazée (1999), trích dẫn từ Diffloth & Proschan (1989), đã phân loại như sau:
- Khmuic
- (Kháng?)
- Khơ Mú
- Phray–Pram
- Mlabri
- Phay/Mal/T'in
-
- Xinh Mun (Ksongmul)
- Pram
- Ơ Đu (Iduh,Tai Hat)
- Tai Then
- Phong Laan, Phong Phène, Phong Tapouang
- Kaniang, Phong Piat, (Phong Saloey)
Tuy nhiên, Gérard Diffloth coi Pramic (tức là tất cả các ngôn ngữ Khmuic ngoại trừ Khơ Mú) là một nhánh riêng biệt chịu ảnh hưởng lớn từ tiếng Khơ Mú.[3]
Peiros (2004)
sửaIlia Peiros (Peiros 2004:39) đưa ra phân loại sau:
Sidwell (2014)
sửaDựa trên sự phát triển của Khơ Mú nguyên thuỷ *aː₁, Paul Sidwell (2014) phân loại nhóm ngôn ngữ Khmuic như sau.
- Khmuic
- Khơ Mú
- Mlabri-Pram
- Mlabri
- Phay-Pram
- Phay/Mal/[tiếng Mal|T'in]]
- Khsing Mul
- Pram
Sự phát triển của tiếng Khơ Mú nguyên thuỷ *aː₁ theo Sidwell (2014):
Tham khảo
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, biên tập (2013). "Khmuic". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ SEALang SALA: Southeast Asian Linguistics Archives
- ^ Sidwell, Paul. 2018. Austroasiatic Studies: state of the art in 2018 Lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2019 tại Wayback Machine. Presentation at the Graduate Institute of Linguistics, National Tsing Hua University, Taiwan, May 22, 2018.
Đọc thêm
sửa- Chazée, Laurent. 1999. The Peoples of Laos: Rural and Ethnic Diversities. Bangkok: White Lotus.
- Cheeseman, Nathaniel; Paul Sidwell and Anne Osborne. 2017. Khmuic Linguistic Bibliography with Selected Annotations. JSEALS vol. 10 issue 1. pages i-xlvi.
- Filbeck, David. 1978. T’in: a historical study. Pacifijic Linguistics Series B-49. Canberra: Australian National University. [Includes a reconstruction of Proto-T’inic]
- Peiros, Ilia J. 2004. Geneticeskaja klassifikacija aystroaziatskix jazykov. Moskva: Rossijskij gosudarstvennyj gumanitarnyj universitet (doktorskaja dissertacija).
- Sidwell, Paul. 2014. "Khmuic classification and homeland Lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2016 tại Wayback Machine". Mon-Khmer Studies 43.1:47-56