Nghĩa Thọ

xã thuộc Nghĩa Đàn

Nghĩa Thọ là một thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Nghĩa Thọ
Xã Nghĩa Thọ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
HuyệnNghĩa Đàn
Trụ sở UBNDxóm trống
Địa lý
Tọa độ: 19°21′45″B 105°33′35″Đ / 19,3625°B 105,55972°Đ / 19.36250; 105.55972
Nghĩa Thọ trên bản đồ Việt Nam
Nghĩa Thọ
Nghĩa Thọ
Vị trí xã Nghĩa Thọ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích23,06 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng2710 người[1]
Mật độ118 người/km²
Dân tộcDân tộc thiểu số chiếm 80% dân số cả xã
Khác
Mã hành chính16963[2]

Xã Nghĩa Thọ có diện tích 23.06 km², dân số năm 1999 là 2710 người,[1] mật độ dân số đạt 118 người/km².

Địa giới hành chính sửa

Nghĩa Thọ có 5 xóm gồm những xóm như: xóm Tân Thọ, xóm màn Thịnh, xóm Trống, xóm Men, xóm cầu và trung tâm nằm ở xóm Trống.

xã có vị trí địa lý như sau:

Phía Đông bắc giáp xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Phía Đông Nam giáp xã Tân Thắng huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.

Phía Tây giáp xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An.

Phía Nam giáp xã Nghĩa Phú, và xã Ngĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An.

Phía Bắc giáp xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An.

Thành phần kinh tế và đặc điểm dân cư sửa

-Về kinh tế: Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, ngoài ra còn có một số thành phần dân cư nằm trong các ngành dịch vụ, cơ khí, cán bộ công chức.

-Đặc điểm dân cư: Dân tộc chủ yếu là Thổ, Thanh, thái, kinh... Nghĩa Thọ là một xã có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (Thổ, Thanh, Thái), chiếm 80% dân số toàn xã.

Con người sửa

Về con người: Cũng giống như con người trên mảnh đất xứ Nghệ nói chung, con người Nghĩa Thọ có truyền thống cần cù, chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, ham cầu tiến bộ. Hàng năm người dân ở đây phải chịu nhiều thiên tai như gió bão, lụt lội, hạn hán nhưng họ vẫn kiên cường, kiên trì trong sản xuất, kinh doanh. Xã Nghĩa Thọ cũng là một xã có truyền thống hiếu học, hàng năm toàn xã có đến hàng chục học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trong nước.

Kinh tế sửa

Nghĩa thọ là 1 xã nghèo, kinh tế còn rất khó khăn. Nguồn phát triển kinh tế chủ lực là nông nghiệp, trong đó Người dân chủ yếu trồng Mía, một số cây hoa màu. Với bản chất cần cù chịu thương, chịu khó, tích cực tham gia học tập, tập huấn các lớp về mô hình chăn nuôi và trồng trọt do UBND huyện tổ chức, trong những năm gần đây người dân có xu hướng luân canh cây trồng và xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả trông thấy như: Trồng bí xanh, dưa hấu, cam, quýt, dứa và đặc biệt phát triển trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Văn Hóa sửa

- Ngôn ngữ: Tiếng Thổ và không có chữ viết riêng.

- Trang phục: ...?

- Lễ Hội: ...? + Trong các dịp tết, đám cưới...người dân thường đánh cồng lào, hát bạn ơi. Hiện nay trong xã còn xóm trống, xóm men, xóm cầu đang phát triển câu lạc bộ cồng lào rất mạnh mẽ. Đây cũng là một trong những nỗ lực nhằm phát huy và bảo tồn lưu dữ nét văn hóa bản sắc dân tộc của xã, cùng với nhịp độ phát nền kinh tế mở cửa.

- Nhạc cụ: Kèn, trống, cồng. + Cách chơi: ...? - Các điệu hát: ...?


  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê