Nguyễn Duy Quang[1][5](ngày 24 tháng 9 năm 1906[1][2][3][4] – ?) hay Nguyễn Duy Quan, là luật sư, quan chứcnhà ngoại giao người Việt Nam, từng là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật BảnMalaysia, đồng thời cũng là Đại sứ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa tại Pháp.[6][7]

Nguyễn Duy Quang
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 6 năm 1973 – Tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệmPhạm Khắc Hy
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 2 tại Malaysia
Nhiệm kỳTháng 7 năm 1967 – Tháng 6 năm 1973
Tiền nhiệmTrần Kim Phượng
Kế nhiệmVũ Kinh Luân (Đại biện)
Nhiệm kỳTháng 9 năm 1965 – Tháng 6 năm 1967
Tiền nhiệmNguyễn Huy Nghĩa
Kế nhiệmVĩnh Thọ
Thông tin cá nhân
Sinh(1906-09-24)24 tháng 9, 1906[1][2][3][4]
Đại Điền, Bến Tre, Liên bang Đông Dương[2][3][4]
Nghề nghiệpLuật sư, quan chức, nhà ngoại giao
Cha mẹNguyễn Duy Hinh (cha)

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Duy Quang sinh tại xã Đại Điền, tỉnh Bến Tre, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương vào ngày 24 tháng 9 năm 1906,[1][2][3][4] là con trai thứ sáu[8][9] của phú hào và Đốc phủ sứ quyền uy một thời Nguyễn Duy Hinh (1874 – 1945).[10]

Năm 1931, ông tốt nghiệp Trường Nghiên cứu Kinh doanh Cao cấp Paris.[2][3][4][8] Năm 1933, ông lấy bằng luật tại Đại học Paris.[2][3][4] Từ năm 1935 đến năm 1942, ông vào làm trưởng ty ngự tiền văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại,[2][3][4][8][9] rồi lần lượt giữ chức Bố chánh sứ tỉnh Thanh Hóa,[2][3][4][8] Quản đạo đạo Ninh Thuận[11]Tuần phủ tỉnh Khánh Hòa từ năm 1942 đến năm 1945.[2][3][4]

Năm 1945, ông bị Việt Minh bắt giữ, sau này họ bổ nhiệm ông lên làm quản lý một nhà máy dệt. Mùa hè năm 1951, ông bỏ trốn khỏi hàng ngũ Việt Minh và quay sang ủng hộ phe cựu hoàng Bảo Đại.[12]

Từ năm 1952 đến năm 1953, ông được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam.[2][3][4] Năm 1953, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Lễ tân Văn phòng Quốc trưởng.[2][3][4] Năm 1958, ông làm luật sư tại Tòa Phúc thẩm Sài Gòn,[2][3][4] rồi chuyển sang làm Đại sứ tại Nhật Bản từ năm 1965 đến năm 1967,[2][3][4][13][14] Đại sứ tại Malaysia từ năm 1967 đến năm 1973.[2][3][4] Về sau, ông còn làm chức Đại sứ tại Pháp trong hai năm 1973–1975,[6][7] và đây cũng chính là nhiệm kỳ đại sứ cuối cùng của ông.[6][7]

Vinh danh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “Tân đại sứ Nam Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Duy Quang đến Kuala Lumpur hôm nay”. Nam Dương thương báo ấn bản thứ năm. 10 tháng 7 năm 1967. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022. Tân đại sứ Nguyễn Duy Quang sinh ngày 24/9/1906, sẽ là cử nhân lớn tuổi nhất trong số các đặc phái viên của nhiều nước tới Malaysia.(phồn thể)
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t Who's who in Vietnam 1969. Vietnam Press Agency. 1969. tr. ndq0169 1-2. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t Who's who in Vietnam 1972. Vietnam Press Agency. 1972. tr. 341. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 636. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  5. ^ “Đại sứ Nam Việt Nam về hưu đến tiễn Phó Thủ tướng”. Nam Dương thương báo ấn bản thứ năm. 8 tháng 6 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022. Hôm nay Đại sứ Nam Việt Nam Nguyễn Duy Quang đã tới Văn phòng Phó Thủ tướng để tiễn đưa Phó Thủ tướng Tiến sĩ Tun Ismail.(giản thể)
  6. ^ a b c Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 158.(tiếng Nhật)
  7. ^ a b c Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 2001). Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–2000. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 196. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.(tiếng Nhật)
  8. ^ a b c d e f g h i Gouvernement General de l'Indochine (1943). Souverains et notabilites d'Indochine (bằng tiếng Pháp). Hà Nội: IDEO. tr. 70.
  9. ^ a b Phạm Bội Anh Thuyên (11 tháng 6 năm 2016). “Chuyện xưa ở Đại Điền”. Báo Cần Thơ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ An Ngọc (6 tháng 11 năm 2018). 'Đại gia' hống hách chuyên cho vay 'cắt cổ' đất Bến Tre một thời”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ “TIN TƯC CAC TINH”. Tràng An báo. 18 tháng 12 năm 1943. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ Best, Antony (2008). British Documents on Foreign Affairs: Reports and Papers from the Foreign Office Confidential Print. Part V: From 1951 through 1956. Series E: Asia 1954. Volume 7: Burma, Indo-China, Indonesia, Nepal, Siam, South-East Asia and The Far East and The Philippines, 1954. LexisNexis. tr. 188. ISBN 9780886927233. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022.
  13. ^ Kajima Morinosuke (tháng 4 năm 1974). Lịch sử ngoại giao Nhật Bản Phần 3 Niên đại. Nhà xuất bản Sở Nghiên cứu Kajima. tr. 659-660. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2022.(tiếng Nhật)
  14. ^ Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 653.(tiếng Nhật)
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Phạm Khắc Hy
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 3 tại Pháp
Tháng 6 năm 1973 – Tháng 4 năm 1975
Cuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Tiền vị:
Trần Kim Phượng
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 2 tại Malaysia
Tháng 7 năm 1967 – Tháng 6 năm 1973
Kế vị:
Vũ Kinh Luân (Đại biện)
Tiền vị:
Nguyễn Huy Nghĩa
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 4 tại Nhật Bản
Tháng 9 năm 1965 – Tháng 6 năm 1967
Kế vị:
Vĩnh Thọ