Nguyệt Hằng

Diễn viên người Việt Nam

Cao Nguyệt Hằng (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1973 tại Hà Nội) là một nữ diễn viên người Việt Nam được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ ưu tú vì những đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Cô được biết đến qua các bộ phim Những người sống bên tôi[1], Vệt nắng cuối trời[2], Bí mật Eva[3], Hãy nói lời yêu[4]Đấu trí[5], Bánh đúc có xương; cô cũng nổi tiếng với vai trò của một diễn viên lồng tiếng. Cô hiện đang công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ.

Nghệ sĩ Ưu tú
Nguyệt Hằng
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Cao Nguyệt Hằng
Ngày sinh
30 tháng 6, 1973 (51 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Hôn nhân
Phạm Anh Tuấn
Website

Tiểu sử

sửa

Nguyệt Hằng sinh ngày 30 tháng 6 năm 1973 tại Hà Nội. Cô sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, với cha là Hoàng Hà - một biên đạo múa, mẹ là Bích Nguyệt - một diễn viên thuộc Đoàn Nghệ thuật Tổng cục. Được biết đến nhiều với vai Lâm Oanh trong Những người sống bên tôi vào năm 1996, nhưng sau này Nguyệt Hằng vẫn có những vai khác ấn tượng như Bảo Trinh trong Bí mật Eva, Tuệ Lâm trong Vệt nắng cuối trời. Hiện tại, cô đang công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ và nổi tiếng hơn cả trong lĩnh vực lồng tiếng phim.[6]

Đời tư

sửa

Nguyệt Hằng kết hôn với nam diễn viên Phạm Anh Tuấn vào năm 1997 sau thời gian quen nhau và nảy sinh tình cảm khi đang là sinh viên lớp Diễn viên khóa II của Nhà hát Tuổi Trẻ. Diễn viên Phạm Anh Tuấn nổi tiếng qua các vai diễn trong các bộ phim truyền hình như 12A và 4H, Những ngọn nến trong đêm, Nhà có nhiều cửa sổ, Người phán xử (tiền truyện), Cô gái nhà người ta, Hương vị tình thân, Gara hạnh phúc, Đấu trí, Cuộc đời vẫn đẹp sao... Hai người họ có với nhau bốn người con.[7][8]

Danh sách tác phẩm

sửa

Phim truyền hình

sửa

Với tư cách là diễn viên

sửa
Năm Tên Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1996 Những người sống bên tôi Lâm Oanh NSƯT Đặng Tất Bình
1997 'Xin hãy tin em' Thủy NSƯT Đỗ Thanh Hải
Ảo ảnh trắng NSND Nguyễn Khải Hưng
2000 Cảnh sát hình sự: Hãy về với em Đào
2002 Gái một con Thanh Triệu Tuấn
Niệm khúc cho người cha NSƯT Vũ Hồng Sơn
2006 Gió đại ngàn Đỗ Chí Hướng
2008 Mường Động (2008)
2010 Ôsin sành điệu Đỗ Gia Chung
Bí mật Eva Bảo Trinh Đỗ Minh Tuấn
Vệt nắng cuối trời Nguyễn Tuệ Lâm Trần Hoài Sơn
Bộ tứ 10A8 Mẹ Lala Nguyễn Trọng Hưng
2012 Ông tơ hai phẩy Ngọc NSƯT Nguyễn Danh Dũng
2013 Hương ngọc lan Dì Mầu Nguyễn Đức Hiếu
2014 Lấy chồng trước Tết Điệp NSND Phạm Thanh Phong
Bánh đúc có xương Chi Đặng Thái Huyền
2016 Series Chuyện học trò Mẹ của Tùng và Ban Mai
2016 Zippo, mù tạt và em Mẹ Huy NSND Trọng Trinh, Bùi Tiến Huy
2017 Người phán xử Mẹ Bích Ngọc NSƯT Nguyễn Mai Hiền, Nguyễn Khải AnhNSƯT Nguyễn Danh Dũng
2019 Sitcom Phụ nữ là số 1 Phạm Tuấn Quang
Mê cung Bà Thu Nguyễn Khải Anh, Trần Trọng Khôi
2020 Sitcom Góc phố muôn màu Bà Hoa NSƯT Trần Quốc Trọng, Trần Chí Thành
2021 Hãy nói lời yêu Bà Hoài Bùi Quốc Việt
2022 Đấu trí Đinh Thị Ngọc Bằng NSƯT Nguyễn Danh Dũng, Bùi Quốc Việt, Nguyễn Đức Hiếu
Đừng làm mẹ cáu Bà Vân Vũ Minh Trí [9]
2023 Gia đình đại chiến 2 Bà Hằng NSND Trọng Trinh
Biệt dược đen Bà Liễu Phạm Gia Phương, Trần Trọng Khôi
2024 Những nẻo đường gần xa Bà Châu NSƯT Nguyễn Mai Hiền
Độc đạo Bà Mộc Phạm Gia Phương, Trần Trọng Khôi

Phim điện ảnh

sửa
Năm Tên Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1996 Bỏ trốn Mẹ Thi Phạm Nhuệ Giang
2024 Đào, phở và piano Bà hàng phở Phi Tiến Sơn

Với tư cách là diễn viên lồng tiếng

sửa

Kịch

sửa
Năm Tác phẩm Vai diễn Tác giả Nguồn
1995 Thi sĩ hủi Nguyễn Khắc Phục
2005 Bến osin Hồ Anh Thái
2007 Quỷ nhập tràng Nguyễn Khắc Phục
2012 Lời thề thứ 9 Lưu Quang Vũ
2013 Mùa hạ cuối cùng
2014 Hoàng tử Gấu và hạt đậu thần Bà tiên Đậu Đen [10][11]
2017 Vòng phấn Kazkav   Bertolt Brecht [12]

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Tác phẩm Kết quả Tham khảo
1995 Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc Thi sĩ hủi Huy chương bạc
2010 Liên hoan sân khấu hài Bến ôsin Huy chương bạc
2022 Nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn - Diễn viên truyền hình nổi bật của năm Đấu trí Đề cử

Tham khảo

sửa
  1. ^ Di Ca (18 tháng 11 năm 2015). “Dàn diễn viên 'Những người sống bên tôi' ngày ấy - bây giờ”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ LH (29 tháng 7 năm 2010). “Nguyệt Hằng kể chuyện hậu trường phim "Vệt nắng cuối trời". Dân Trí. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Hoàng Điệp (30 tháng 5 năm 2010). “Nguyệt Hằng: Mỗi phụ nữ đều giữ một bí mật!”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ An Chi (4 tháng 6 năm 2021). “Nguyệt Hằng "Hãy nói lời yêu": Có những ngày đi quay, tôi khóc từ sáng đến tối”. Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Diệu Huyền (26 tháng 7 năm 2022). “Nữ diễn viên đóng vai Vụ trưởng Ngành Y tế nhận hối lộ ở 'Đấu trí' là ai?”. Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Hoàng Điệp (2 tháng 1 năm 2020). “Diễn viên Nguyệt Hằng bỡ ngỡ làm mẹ vợ ở tuổi 45”. Gia đình.net. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “Gia đình hạnh phúc của cặp diễn viên Anh Tuấn - Nguyệt Hằng”. Pháp luật và Xã hội. 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ Huyền Chi (8 tháng 8 năm 2022). “Nguyệt Hằng - Anh Tuấn "Đấu trí" dung hoà trong sự trái ngược khi dạy con”. Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Bích Ngọc (29 tháng 10 năm 2022). “Nguyệt Hằng tự nhận già trong loạt ảnh hậu trường phim mới”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ Lam Thu (24 tháng 5 năm 2014). “Diễn viên Nguyệt Hằng làm bà tiên trong kịch thiếu nhi”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ Lam Thu (1 tháng 5 năm 2014). 'Hoàng tử gấu và hạt đậu thần' - món quà cho trẻ nhỏ”. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Gia Linh (6 tháng 8 năm 2017). "Vòng phấn Kavkaz": Hài hước, hiện đại nhưng không kém phần sâu sắc”. Tổ quốc. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa