Nguyễn Danh Dũng
Nguyễn Danh Dũng (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1970) là một đạo diễn Việt Nam, được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[1] Ông nổi tiếng nhờ loạt phim truyền hình ăn khách được phát sóng trên VTV như Rừng chắn cát, Người phán xử, Hương vị tình thân, Về nhà đi con, Đấu trí, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Cuộc chiến không giới tuyến.[2]
Nguyễn Danh Dũng | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 28 tháng 1, 1970 |
Nơi sinh | Nga Thủy, Nga Sơn, Thanh Hóa |
Quê hương | Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Ưu tú (2019) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1998–nay |
Đào tạo | Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội |
Thể loại | Phim truyền hình |
Tác phẩm | |
Giải thưởng | |
Giải Cánh diều 2016 Đạo diễn xuất sắc | |
Giải Cánh diều 2020 Đạo diễn xuất sắc | |
Website | |
Nguyễn Danh Dũng trên IMDb | |
Cuộc đời
sửaNguyễn Danh Dũng sinh ngày 28 tháng 1 năm 1970 tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa,[3] dù quê quán là xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.[4] Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh vào năm 1998 và có bộ phim đầu tay Rời nhà ra phố được phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật.[5] Cũng từ đây mà ông bắt đầu gắn liền với nhiều tác phẩm phát sóng trong chương trình này như Chuyện bên sông, Quà năm mới, Hai bến một dòng sông, Dư âm hạnh phúc, Người ở bến sông.
Năm 2005, bộ phim đầu tiên của ông hợp tác với Công ty Lasta mang tên Ảo ảnh trở thành bộ phim thứ 2 được lựa chọn phát sóng trong khung giờ vàng cho phim truyện Việt Nam trên kênh HTV7.[6] Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhưng những bộ phim tiếp theo của Nguyễn Danh Dũng phát sóng trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh như Nhịp đập trái tim, Thiên đường tình yêu, Một ngày không có em đều đạt được sự thành công nhất định.[7]
Năm 2009, ông tiếp tục cho ra mắt bộ phim Nghe trà. Đây là một bộ phim có đề tài khá đặc biệt so với những tác phẩm trước đây của Nguyễn Danh Dũng khi nói về văn hóa trà của Việt Nam.[8] Từ năm 2010, ông quay trở lại với những bộ phim được phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam, đặc biệt là những bộ phim được phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc vào những khung giờ vàng.
Về sau, ông lần lượt cho ra mắt nhiều bộ phim đề tài hình sự như: Khi đàn chim trở về, Cảnh sát đặc nhiệm, Người phán xử. Đặc biệt là bộ phim Người phán xử thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự nổi tiếng không chỉ tạo nên cơn sốt đối với khán giả Việt Nam,[9] đạt được lượng người xem kỷ lục,[10] mà còn thu được giúp Đài Truyền hình Việt Nam thu được 192 tỷ đồng nhờ quảng cáo.[11]
Sau Người phán xử, bộ phim Về nhà đi con của Nguyễn Danh Dũng ra mắt vào năm 2019 tiếp tục tạo nên một cơn sốt mới của phim truyền hình Việt Nam.[12][13] Không chỉ thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ phía khán giả mà bộ phim còn đạt được nhiều đề cử và giải thưởng trong các lễ trao giải lớn của năm 2019.[14][15] Sau bộ phim Khi đàn chim trở về phần 3 phát sóng năm 2015,[16] đây cũng là bộ phim giúp Nguyễn Danh Dũng lần thứ 2 đạt được giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất của Giải Cánh diều.[17][18] Theo ước tính, doanh thu từ quảng cáo của Về nhà đi con có thể lên đến 200 tỷ đồng.[19][20] Tháng 7 cùng năm, Nguyễn Danh Dũng được đề nghị xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú,[21] đến tháng 8 thì ông chính thức được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu này.[22][23]
Nguyễn Danh Dũng mở đầu năm 2020 với bộ phim Mùa xuân ở lại, một trong những bộ phim truyền hình Việt Nam hiếm hoi về đề tài dân tộc thiểu số và đã nhận được nhiều phản hồi tích.[24] Bộ phim được phát sóng trên kênh VTV1 vào dịp Tết Nguyên Đán với thời lượng ban đầu là 4 tập và mỗi tập 45 phút, về sau để đáp ứng nhu cầu của tác giả, Đài Truyền hình Việt Nam đã biên tập lại nội dung và phát sóng với thời lượng 10 tập và mỗi tập 25 phút.[25][26]
Trong bối cảnh Đại dịch COVID-19, Nguyễn Danh Dũng cùng Trịnh Lê Phong tiếp tục cho ra mắt bộ phim Những ngày không quên là phần ngoại truyện đặc biệt của Về nhà đi con kết hợp với bộ phim Cô gái nhà người ta.[27][28][29] Đây tiếp tục là một bộ phim gây chú ý đối với khán giả Việt Nam khi phản ánh chân thực xã hội cũng như con người trong tình hình đại dịch COVID-19 bùng nổ, ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống.[30] Để có thể thực hiện được mục đích tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh,[31] bộ phim đã được khởi máy và chiếu ngay trong thời kỳ giãn cách xã hội vì COVID-19.[32][33][34]
Năm 2022, Nguyễn Danh Dũng cùng Bùi Quốc Việt và Nguyễn Đức Hiếu ra mắt bộ phim Đấu trí được lấy cảm hứng từ Vụ Việt Á và Vụ Nhật Cường Mobile. Đây là bộ phim phản ánh về vấn đề nâng khống giá kit test COVID-19, dẫn đến tình trang tham nhũng và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Năm 2023, ông cho ra mắt bộ phim Cuộc đời vẫn đẹp sao kể về những thân phận khốn khó nơi xóm trọ nghèo. Đây là một đề tài hoàn toàn mới của Nguyễn Danh Dũng sau hơn 20 năm làm phim Chuyện phố phường. Cũng trong năm này, ông cho ra mắt phim Cuộc chiến không giới tuyến phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là dự án mới nhất của ông được sản xuất nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân.
Tác phẩm
sửaNăm | Tên phim | Ghi chú | Tập | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1998 | Rời nhà ra phố | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 1 | VTV1 | [35] |
1999 | Sĩ quan dự bị | 1 | VTV1 | ||
Chuyện bên sông | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 2 | VTV3 | ||
Dư âm hạnh phúc | 1 | ||||
2000 | Quà năm mới | Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 1 | VTV3 | [36] |
Hai bến một dòng sông | Phim điện ảnh truyền hình phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 1 | VTV1 | [35] | |
2001 | Dư âm hạnh phúc | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 1 | VTV3 | |
2002 | Cảnh sát đặc nhiệm | Thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự, đồng đạo diễn với Trần Hoài Sơn | 10 | VTV3 | [37] |
2003 | Người ở bến sông | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 1 | VTV3 | [38] |
Tin lành tháng chạp | Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | VTV1 | [39] | |
Khi đàn chim trở về (phần 2) | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | 12 | VTV3 | [40] | |
2005 | Chuyện phố phường | Đồng đạo diễn với Phạm Thanh Phong | 22 | VTV1 | [41][42] |
Ảo ảnh | Tên cũ là Khát vọng đô thành | 33 | HTV7 | [43][44] | |
2006 | Nhịp đập trái tim | 60 | HTV7 | [45] | |
2007 | Thiên đường tình yêu | 80 | HTV7 | [46][47] | |
2008 | Một ngày không có em | Tên cũ là Không có kiếp sau | 80 | HTV7 | [48][49] |
2009 | Nghe trà | 40 | HTV9 | [50][51] | |
2010 | Giao thừa đón lộc vàng | Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | VTV1 | [52][53] |
Cuộc gọi lúc 0 giờ | 35 | VTV3 | [54][55] | ||
2011 | Tháng củ mật | Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán | 1 | VTV1 | [56][57] |
Rừng chắn cát | 28 | VTV1 | [58][59] | ||
2012 | Ông tơ hai phẩy | 30 | VTV1 | [60][61] | |
2013 | Tu hú lạc bầy | 1 | VTV1 | [62][63] | |
2014 | Heo may về qua phố | 24 | VTV3 | [64][65] | |
2015 | Khi đàn chim trở về (phần 3) | 46 | VTV1 | [66][67] | |
Ánh sáng cuối ngày | 1 | VTV1, VTV4 | [68][69] | ||
2016 | Giọt nước mắt muộn màng | 28 | VTV3 | [70][71] | |
Ánh sáng trước mặt | Đồng đạo diễn với Trần Hoài Sơn | 35 | VTV1 | [72][73] | |
2017 | Người phán xử | Thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự, đồng đạo diễn với Khải Anh và Nguyễn Mai Hiền | 47 tập (Chính thức) + 4 tập (Tiền truyện) | VTV3 | [74][75] |
2019 | Về nhà đi con | 85 tập + 5 tập ngoại truyện | VTV1 | [76][77] | |
2020 | Mùa xuân ở lại | Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán | 4 tập (45 phút/tập), 10 tập (30 phút/tập) | VTV1 | [78][79] |
Những ngày không quên | Đồng đạo diễn với Trịnh Lê Phong, là sản phẩm kết hợp giữa Về nhà đi con và Cô gái nhà người ta | 50 | VTV1 | [80][81] | |
2021 | Hương vị tình thân | 136 | VTV1 | [82][83] | |
2022 | Đấu trí | Đồng đạo diễn với Bùi Quốc Việt và Nguyễn Đức Hiếu, lấy cảm hứng từ đại án Công ty Việt Á | 74 | [84][85][86] | |
2023 | Cuộc đời vẫn đẹp sao | Xuất hiện ở tập 15 với vai diễn khách mời | 45 | VTV3 | [87][88] |
Cuộc chiến không giới tuyến | 40 (Phần 1) | VTV1 | [89] | ||
2024 | Không thời gian | [90][91] |
Giải thưởng
sửaNăm | Lễ trao giải | Tác phẩm | Hạng mục | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
2004 | Bình chọn chương trình truyền hình hay nhất | Khi đàn chim trở về 2 | Phim truyền hình Việt Nam | Đoạt giải | [92] |
Giải Cánh diều 2003 | Phim truyện truyền hình dài tập | Khuyến khích | [93] | ||
2005 | Giải Cánh diều 2004 | Chuyện phố phường | Khuyến khích | [94] | |
2014 | Giải Cánh diều 2013 | Tu hú lạc bầy | Phim truyện truyền hình | Đề cử | [95] |
Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 34 | Phim truyện | Giải bạc | [96][97] | ||
2016 | Giải Cánh diều 2015 | Khi đàn chim trở về 3 | Đạo diễn xuất sắc | Đoạt giải | [98] |
Phim truyện truyền hình | Cánh diều bạc | [99] | |||
2020 | Ấn tượng VTV 2019 | Về nhà đi con | Phim truyền hình ấn tượng | Đoạt giải | [100][101] |
Giải Cánh diều 2019 | Đạo diễn xuất sắc | Đoạt giải | [102][103] | ||
Phim truyện truyền hình | Cánh diều vàng | [104][105] | |||
Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 39 | Phim truyện truyền hình – giải Đặc biệt | Đoạt giải | [106][107] | ||
2021 | Ấn tượng VTV 2021 | Hương vị tình thân | Phim truyền hình ấn tượng | Đoạt giải | [108] |
Tham khảo
sửa- ^ T.H (ngày 21 tháng 9 năm 2019). “Đài THVN có 9 nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 408 (2): 15. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (2 tháng 4 năm 2019). “"Về nhà đi con": Vượt qua sức ép của "Người phán xử"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (9 tháng 8 năm 2019). “Đạo diễn phim "Về nhà đi con" nói gì về dàn diễn viên?”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Thiên Vỹ (27 tháng 1 năm 2020). “Đạo diễn phim "Về nhà đi con": "Hà Tĩnh là một phần máu thịt"”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Mộc Miên (4 tháng 5 năm 2021). “"Hương vị tình thân" và sự trở lại tuyệt vời của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng”. Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ H.Nhu (10 tháng 7 năm 2005). “Ảo ảnh - phim Việt thứ 2 chiếu Giờ vàng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (23 tháng 6 năm 2008). “Cơ hội nào cho các đạo diễn trẻ?”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Trọng Thịnh (2 tháng 12 năm 2009). “'Nghe trà', nghe văn hóa cội nguồn”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Đậu Dung (27 tháng 5 năm 2017). “Phim truyền hình đang "sốt" trở lại?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ “'Người phán xử' và những con số 'khủng' về rating, quảng cáo”. Báo Nghệ An điện tử. 8 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ “'Người phán xử' thu về 192 tỷ đồng tiền quảng cáo”. Báo điện tử VTC News. 8 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nguyên Vân (6 tháng 8 năm 2019). “Về nhà đi con: Sức hút từ những điều giản dị”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hiền Nguyên (ngày 21 tháng 8 năm 2019). “Về nhà đi con: Chuyện giờ mới kể” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 406 (2): 46–47. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (15 tháng 12 năm 2019). “'Về nhà đi con' thắng lớn tại Liên hoan truyền hình toàn quốc”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nguyên Khánh; Mạnh Thắng (12 tháng 5 năm 2020). “'Về nhà đi con' ẵm Vàng, VFC thắng lớn hạng mục truyền hình tại Cánh diều 2019”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Vương Hà (21 tháng 4 năm 2016). “Đề cao tính sáng tạo của phim Việt”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Huy Lê (12 tháng 5 năm 2020). “Phim "Về nhà đi con" thắng lớn tại Giải Cánh diều 2019”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Thái Hải (12 tháng 5 năm 2020). “Về nhà đi con đạt Giải Phim truyền hình xuất sắc”. Báo Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Đỗ Quyên (6 tháng 8 năm 2019). “'Về nhà đi con' thu gần 200 tỷ đồng tiền quảng cáo gây 'choáng'”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'”. VietNamNet. 18 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nguyễn Xuân Phúc (18 tháng 7 năm 2019). “Nghị quyết về việc phong tặng, truy tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" lần thứ 9” (PDF). Hệ thống Tư liệu văn kiện Đảng - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nguyễn Phú Trọng (12 tháng 8 năm 2019). “Quyết định về việc phong tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Truyền thông và Du lịch. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hồng Minh (21 tháng 3 năm 2021). “Phim về đề tài DTTS và miền núi: Không nhiều nhưng "chất"”. Báo Dân tộc và Phát triển. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hải Chung (22 tháng 3 năm 2020). “Bộ phim "Mùa xuân ở lại" với toàn bộ cảnh quay đẹp nhất tại Lai Châu sẽ được biên tập lại và phát...”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Mai An (23 tháng 3 năm 2020). “Sau 9 tập, 'Đừng bắt em phải quên' tạm dừng phát sóng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Mai An (31 tháng 3 năm 2020). “"Về nhà đi con" kết hợp "Cô gái nhà người ta" ra mắt phiên bản chống dịch Covid-19”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Bảo Hân (31 tháng 3 năm 2020). “Về nhà đi con' kết hợp 'Cô gái nhà người ta' phiên bản chống COVID-19 lên sóng VTV1”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Khánh Nguyên (4 tháng 4 năm 2020). “Gia đình "Về nhà đi con" và "Cô gái nhà người ta" hội tụ trong bộ phim mùa dịch”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Diệu Thúy (26 tháng 4 năm 2020). “Phim truyền hình Những ngày không quên lên sóng VTV1”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ PV (21 tháng 8 năm 2021). “Nỗ lực làm phim truyền hình mùa dịch”. Báo Dân tộc và Phát triển. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ H.Thảo (2 tháng 4 năm 2020). “Những ngày không quên”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Quỳnh Vũ (16 tháng 6 năm 2020). “Kết thúc phim "Những ngày không quên" sẽ hợp lý, hợp tình”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ PV (8 tháng 6 năm 2020). “'Những ngày không quên' đóng máy sau 2 tháng ròng rã quay”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
- ^ a b Dương Thu (25 tháng 6 năm 2020). “Phải hiểu vấn đề nào đang nhức nhối”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Những bộ phim Tết xưa trong ký ức của thế hệ 8X”. Điện ảnh. 9 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Võ thuật trên phim VN còn giả và thô”. VnExpress. 22 tháng 12 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tố Uyên (23 tháng 7 năm 2019). “Đạo diễn "Về nhà đi con" được đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Việt Hà (21 tháng 1 năm 2003). “Phim truyền hình Tết Quý Mùi nhiều bất ngờ và hài hước”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ H.L.Anh (25 tháng 2 năm 2004). “Phim hay nhất: Khi đàn chim trở về”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Thanh Quý: Tôi hay thương những nhân vật của mình...”. Người Lao Động. 28 tháng 7 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Vi Cầm: 'Tôi đã sống cuộc đời của nhân vật'”. VnExpress. 5 tháng 4 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ N.V (18 tháng 8 năm 2005). “Phim Việt trong giờ vàng: Ảo ảnh - mờ nhạt và nhiều "sạn"”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê; Hoài Nam (13 tháng 8 năm 2005). “Ảo ảnh và 'ảo thuật' tăng tập”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hạ Anh (1 tháng 11 năm 2006). “Nhịp đập trái tim - chưa hòa nhịp trái tim người xem”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Cát Vũ (7 tháng 11 năm 2007). “Từ vai diễn Người con gái đất đỏ...”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Khôi Nguyên (21 tháng 10 năm 2007). “Sợ vai diễn một chiều...”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ H.Nhu (11 tháng 4 năm 2008). “Một ngày không có em - Quyền Linh và Trịnh Kim chi tái hợp”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tiểu Quyên (14 tháng 10 năm 2009). “Tạo dấu ấn qua từng vai diễn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ N.V (1 tháng 12 năm 2009). “Phát sóng phim "Nghe trà"”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ H.Nhu (6 tháng 12 năm 2009). “Điện ảnh cuối tuần”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ HM (18 tháng 2 năm 2010). “VFC 'được mùa' phim Tết”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Như Hoa (12 tháng 2 năm 2010). “Giải trí trên VTV và HTV Tết Canh Dần: Vẫn "nóng" chuyện của Táo”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nguyên Vân (30 tháng 12 năm 2010). “Thót tim vì "Cuộc gọi lúc 0 giờ"”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ P.V (12 tháng 12 năm 2010). “Phim VTV3: "Cuộc gọi lúc 0 giờ"”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Khán giả cười nghiêng ngả với Tháng củ mật”. Báo Quân đội nhân dân. 19 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ “'Tháng củ mật' - Phim hài khai sóng đầu xuân”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 24 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nga Linh (27 tháng 12 năm 2011). “Hấp dẫn Rừng chắn cát”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Huyền Trang (7 tháng 12 năm 2011). “DV Quang Sự: Vai diễn Bình Nguyên là một trải nghiệm mới”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Minh Minh (5 tháng 12 năm 2012). “Phim "Ông tơ hai phẩy" hé lộ dàn diễn viên gạo cội”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hà Dương (11 tháng 12 năm 2012). “Phim truyền hình "Ông Tơ hai phẩy" lên sóng”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ NT (5 tháng 12 năm 2013). “Chờ đón phim cuối tuần VTV1: "Tu hú lạc bầy"”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Lê (8 tháng 12 năm 2013). “Tu hú lạc bầy trên VTV1”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Thái Hoàng (16 tháng 1 năm 2014). “Những vấn đề của đời sống gia đình hiện đại lên phim”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ T.Minh (10 tháng 2 năm 2014). “"Heo may về qua phố" – Những góc khuất của đời sống gia đình”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Cẩm Thơ (18 tháng 6 năm 2014). “"Khi đàn chim trở về"- Cuộc chiến chống lâm tặc trở lại sóng giờ vàng”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Phương Lan (20 tháng 5 năm 2015). “Ra mắt bộ phim truyền hình "Khi đàn chim trở về"”. Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Sông Đào (ngày 9 tháng 11 năm 2015). “Ánh sáng cuối ngày: Chuyện sau ống kính” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 315 (2): 64–65. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ CN (8 tháng 11 năm 2015). “NSƯT Công Lý vào vai ông bố bị nhiễm HIV trong phim mới”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ PV (18 tháng 4 năm 2016). “"Giọt nước mắt muộn màng": Sự trở lại của dòng phim tâm lý gia đình”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Mai An (15 tháng 4 năm 2016). “Phim đề tài gia đình "Giọt nước mắt muộn màng" lên sóng VTV”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ VTV Kết nối (13 tháng 4 năm 2016). “Trở về thời kỳ toàn quốc kháng chiến qua phim lịch sử 'Ánh sáng trước mặt'”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Xem gì? VTV1” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 411 (1): 74–75. ngày 8 tháng 9 năm 2019. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Khánh Thảo (19 tháng 11 năm 2020). “Lối đi mới cho phim hình sự Việt”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (16 tháng 3 năm 2017). “"Người phán xử": Cuộc chiến ngầm lên sóng truyền hình”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (26 tháng 7 năm 2019). “Đạo diễn phim "Về nhà đi con": Chúng tôi như một gia đình”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tuệ Quân (ngày 8 tháng 4 năm 2019). “Về nhà đi con: Hành trình của ông bố "gà trống nuôi con"” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 391 (1): 20. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Thụy Du (18 tháng 1 năm 2020). “"Mùa xuân ở lại" mở màn phim truyền hình chiếu Tết của VTV”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ M.Sơn (24 tháng 3 năm 2020). “Tạm dừng bộ phim 'Đừng bắt em phải quên'”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Mai Lữ (13 tháng 4 năm 2020). “Những bộ phim chọn chủ đề chống dịch”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Châu Xuyên (3 tháng 4 năm 2020). “Những ngày không quên - phim truyền hình phản ánh xã hội thời dịch Covid-19”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Linh Khánh (28 tháng 8 năm 2021). “Đạo diễn "Hương vị tình thân" Danh Dũng: "Chúng tôi chấp nhận áp lực"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Di Py (3 tháng 10 năm 2021). “Kết phim "Hương vị tình thân": Ai rồi cũng có hạnh phúc?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ An Nhiên (5 tháng 7 năm 2022). “Phim truyền hình "Đấu trí" sắp lên sóng có gì hấp dẫn?”. Báo Kinh tế Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ PV (6 tháng 7 năm 2022). “Vụ tiêu cực trong đấu thầu sinh phẩm y tế lên phim”. Báo Dân tộc. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ T.H (5 tháng 7 năm 2022). “Những vụ đại án được đưa vào phim "Đấu trí"”. Báo Sức khỏe Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Bảo Hân (3 tháng 5 năm 2022). “Cuộc đời vẫn đẹp sao - Tập 15: Đạo diễn "nhảy vào" đóng vai 1 câu thoại, tên cướp sợ bỏ đi”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
- ^ Thủy Vũ (13 tháng 7 năm 2023). “Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng tiết lộ áp lực khi kết thúc phim Cuộc đời vẫn đẹp sao”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
- ^ Bảo Hân (17 tháng 9 năm 2023). “Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng: Khán giả Việt Nam rất kỹ tính”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
- ^ Gia Linh (9 tháng 6 năm 2024). “Đạo diễn triệu view Nguyễn Danh Dũng làm phim về bộ đội Cụ Hồ”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2024.
- ^ Linh Khánh (9 tháng 6 năm 2024). “Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Danh Dũng làm phim về Bộ đội Cụ Hồ”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2024.
- ^ TTXVN (25 tháng 2 năm 2004). “Trao thưởng cuộc thi bình chọn phim truyền hình VN hay nhất”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
- ^ Trần Bảo Hưng (23 tháng 3 năm 2004). “Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2003: Ít tác phẩm hay, ít gương mặt mới!”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hoàng Vy (24 tháng 2 năm 2014). “Phim của MC Thanh Vân tranh Cánh diều vàng”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Bùi Ngọc Long (20 tháng 12 năm 2014). “Trao giải Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 34: 31 HC vàng, 63 HC bạc”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Song Giang (22 tháng 12 năm 2014). “Vinh danh những tác phẩm "vàng"”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ PV (21 tháng 4 năm 2016). “Phim truyền hình của VTV thắng lớn tại giải Cánh diều”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Nguyên Minh (20 tháng 4 năm 2016). “'Trúng số' và 'Tuổi thanh xuân' đại thắng giải Cánh Diều 2016”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ CN (7 tháng 9 năm 2019). “Không nằm ngoài dự đoán, 'Về nhà đi con' ẵm 3 cúp VTV Awards 2019”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ QA (8 tháng 9 năm 2019). “Đạo diễn Về nhà đi con: 'Chiến thắng này dành cho tất cả mọi người'”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tuyết Loan (12 tháng 5 năm 2020). "hanh-phuc-cua-me"-gianh-giai-canh-dieu-vang-458099/ “Phim "Hạnh phúc của mẹ" giành giải Cánh diều vàng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Mai Lữ (22 tháng 5 năm 2020). “Chất lượng điện ảnh qua giải thưởng Cánh diều 2019”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Dương Thu (24 tháng 5 năm 2020). “Giải cánh diều 2019: Phim đề tài gia đình thắng lớn”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ PV (13 tháng 5 năm 2020). “Trao giải thưởng Cánh diều 2019”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Văn Hạnh (15 tháng 12 năm 2019). “Phim "Về nhà đi con" đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 39”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Trần Đăng (15 tháng 12 năm 2019). “'Về nhà đi con' được trao giải đặc biệt tại Liên hoan truyền hình toàn quốc 2019”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hải Ngọc (1 tháng 1 năm 2022). “Mạnh Trường, Hồng Diễm đoạt giải Diễn viên ấn tượng tại VTV Awards”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
Liên kết ngoài
sửa- Nguyễn Danh Dũng trên IMDb
- Nguyễn Danh Dũng trên các thư viện (danh mục WorldCat)