Nhà báo

người thu thập, viết và phát hành tin tức hoặc các thông tin khác

Nhà báo, còn gọi là kí giả , là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên (viết hoặc ảnh), biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí,... một nghề nguy hiểm nhưng họ vẫn chưa được bảo vệ đúng mức[1].

Các nhà báo thực hiện công việc ghi hình nhân vật được phỏng vấn

Nội dung hành nghề của các nhà báoSửa đổi

Các nhà báo thường chủ yếu đưa tin, ngoài ra nhà báo có thể viết bài phản ánh, phóng sự... Nhằm đảm bảo tính khách quan của báo chí, mọi tin bài được sản xuất đều phải qua biên tập và kiểm duyệt kĩ lưỡng, phương châm đưa tin của nhà báo là "Kịp thời, chính xác"

Các nấc thang nghề nghiệp của báo chíSửa đổi

Từ nhà báo ở Việt Nam hiện bị lạm dụng quá mức. Thông thường, tại các nước, những người mới tốt nghiệp hoặc mới hành nghề báo chí chỉ có thể bắt đầu bằng công việc trợ lý phóng viên (assistance to reporter).

Các nhà báo Việt Nam chủ yếu làm việc tại các tòa soạn báo do nhà nước quản lý, ngoài ra còn có các tạp chí tư nhân...

Nghề nguy hiểmSửa đổi

Hàng năm có nhiều nhà báo đã bị tai nạn nghề nghiệp, chết hay bị ám sát[2].

Nhà báo, sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệpSửa đổi

Hơn nghề nào hết, nghề báo đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp, song nhiều nhà báo thường không được học và rèn giũa về vấn đề này nên thường có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Nhiều người, gia đình đã là nạn nhân của các nhà báo non kém nghề hoặc thiếu chuyên nghiệp,đạo đức. Các sai phạm điển hình, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của nhà báo là:

  • Đánh gà chết: Là thuật ngữ trong ngành chỉ việc một số nhà báo ở một số tờ báo tham gia đánh những đối tượng đã "ngã ngựa". Các bài viết không khách quan, không chỉ đưa tin mà còn moi móc đời tư, các chuyện khác ra để "đánh". Nhiều người đã thân bại danh liệt vì cách đánh này.
  • Đánh hội đồng: Cùng nhau đánh một đối tượng mà một số tờ báo nào đó cho là nên đánh.
  • Đưa tin sai sự thật
  • Tống tiền: Một trong những dẫn chứng điển hình là vụ nhà báo Nguyễn Hùng Sơn đi tống tiền. Theo cáo trạng của tòa án[3], ngày 13/9/2006, Sơn nhận thông tin ban đầu từ một người bạn về vụ tiêu cực có liên quan đến việc một số quan chức tỉnh Hải Dương cấp phép cho 2 công ty ABC và Hải Vân nhập xe ôtô về sử dụng sai mục đích, gây thất thoát thuế hàng trăm tỷ đồng. Lợi dụng chức danh nhà báo, Sơn đã sử dụng thông tin này để đe dọa tống tiền, buộc ông Trịnh Thắng (Tổng giám đốc Công ty Hải Vân) phải đưa cho Sơn 10.000 USD vào ngày 17/9/2006 và bị lực lượng An ninh kinh tế (Bộ Công an) bắt quả tang.
  • Nhũng nhiễu các cơ quan, cá nhân để đòi phục dịch hoặc phong bao: Cũng vụ án Nguyễn Hùng Sơn nói trên, việc mở rộng điều tra đã phát hiện Sơn còn có thêm một số hành vi vi phạm khác như đề nghị UBND tỉnh Hải Dương cho tiền và thanh toán tiền ăn nghỉ ở khách sạn; đòi tiền một số công ty khác; lợi dụng công tác chuyên môn để trục lợi. Việc này, đáng tiếc diễn ra ở rất nhiều nơi, do nhiều nhà báo làm[4].
  • Tiền binh hậu lễ: Một số trang điều tra dùng cách đánh trước rồi đến xin quảng cáo, tài trợ, làm thân với đối tượng bị đánh sau.

Hành nghề báo chí ở Việt NamSửa đổi

Các nhà báo chuyên nghiệp tại Việt Nam, công tác 3 năm chính thức tại một tòa soạn báo của Việt Nam (làm việc theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn) sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp Thẻ Nhà báo. Đây là loại thẻ hành nghề duy nhất trong nghề báo chí ở Việt Nam, có giá trị khi hoạt động nghiệp vụ.

Nhà báo có quyền hoạt động báo chí hợp pháp trên lãnh thổ nước Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Nhà báo cũng được hưởng một số ưu tiên, ưu đãi cần thiết theo quy định của pháp luật khi hoạt động nghề nghiệp: tham khảo, tra cứu tài liệu, ưu tiên trong việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng,...

Theo quy định tại Quyết định số 81/2005/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ VH-TT: Thẻ nhà báo (mẫu mới) thời hạn 2006 - 2010 do này là bộ Thông tin và Truyền thông cấp mặt trước màu đỏ thẫm phía trên có ghi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hàng chữ Thẻ Nhà báo bằng tiếng Việttiếng Anh. Hình Quốc huy và các dòng chữ được in bằng màu vàng. Phía góc trái Thẻ có 2 vạch chéo màu đỏ đậm. Mặt chính in các thông tin chủ yếu của Thẻ, ảnh của người được cấp Thẻ có đóng dấu nổi, có chữ ký của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hiện tại, mẫu thẻ nhà báo kỳ mới hạn 2021 - 2025 được ban hành tại Quyết định 2279/QĐ-BTTTT đã thay thế cho các loại mẫu thẻ nhà báo trước.[5]

Chú thíchSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi