Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, thường gọi tắt là Nhã Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2005 với một nhóm nòng cốt say mê văn chương, sách vở, cuốn sách best-seller đầu tiên là Nhật ký Đặng Thùy Trâm, tiêu thụ 500.000 bản ngay trong năm đầu tiên. Cuốn sách đã tạo nên một cú huých cực mạnh đưa cái tên Nhã Nam đến với nhiều độc giả hơn, đánh dấu thời kỳ chuyển mình của thương hiệu này.

Nhã Nam
Loại hình
Công ty cổ phần
Ngành nghềXuất bản
Thành lập2005
Trụ sở chính59 Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Websitehttp://nhanam.vn

Phạm vi hoạt động sửa

Nhã Nam là một trong những công ty cổ phần làm về xuất bản. Bắt đầu từ việc tập trung vào ba mảng sách: Văn - Sử - Triết, Nhã Nam đã dần mở rộng sang nhiều thể loại khác: sách thiếu nhi, sách kinh doanh, sách kỹ năng - tham khảo v.v. Các đầu sách bao gồm cả mảng hư cấu và phi hư cấu, sách trong nước và sách dịch.[1]

Ở mảng sách văn học dịch, được coi là một trong những thế mạnh chủ đạo của mình, Nhã Nam thường chọn những tác phẩm có giá trị nổi bật nhưng chưa được dịch sang tiếng Việt, trong đó có nhiều tác phẩm của các tác giả được giải Nobel như: Gabriel García Márquez, Ernest Hemingway, Albert Camus, Kawabata Yasunari, Patrick Modiano, Kazuo Ishiguro, Alice Munro, Orhan Pamuk, John Steinbeck, Samuel Beckett; Booker như: Hilary Mantel, Margaret Atwood, Anna Burns, Julian Barnes, Yann Martel, George Saunders; Goncourt như: Marcel Proust, Romain Gary, Marguerite Duras, Éric Vuillard, Pierre Lemaitre, Gilles Leroy, Laurent Gaudé; và các tác giả ăn khách như Murakami Haruki, Higashino Keigo, Marc Levy, Guillaume Musso, Nicholas Sparks...

Các ấn phẩm và tác phẩm dịch tiêu biểu sửa

Những cuốn sách mà công ty Nhã Nam đã xuất bản, tiêu biểu nhất có thể kể đến:

Danh hiệu và giải thưởng sửa

Giải thưởng cho doanh nghiệp sửa

  • 2016: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua trong lĩnh vực xuất bản in và phát hành.[2]

Giải thưởng cho cá nhân sửa

  • 2018: Ngài Étienne Rolland-Piègue, Tham tán hợp tác và hoạt động văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, đã trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho ông Nguyễn Nhật Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.[3]

Giải thưởng cho sách sửa

Giải Sách Hay[4] sửa

2012 sửa
2013 sửa
2014 sửa
2015 sửa
2016 sửa
2017 sửa
2018 sửa
2019 sửa
2020 sửa
2022 sửa

Giải của Hội Nhà văn Hà Nội sửa

Giải của Hội Nhà văn Việt Nam sửa

Giải Sách Quốc gia sửa

2020 sửa
  • Giải C: Bộ sách Giáo dục đa giác quan (4 cuốn): Ú òa, sa mạc và nước xiết; Ú òa, rừng rậm và tuyết phủ; Ái chà, kỳ thú rừng xanh; Ái chà, bí mật vườn nhà. Tác giả: Pavla Hanácková. Minh họa: Linh Dao, Irene Gough. Người dịch: Hoàng My. NXB Hà Nội và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản.[12]
2021 sửa
2023 sửa
  • Giải B: Bộ sách Hít hà mùi đất nước (6 cuốn): Úm ba la! Nảy mầm ra cây chuối, Táo ơi táo rơi đất lành, Không có nhiều củi khô đến thế đâu, Túi nylon khổ sở, Tớ bỏ quên giấc ngủ trong vườn, Cá con bơi đi. Tác giả: Mình là Hũ (viết), Trúc Nhi Hoàng (vẽ). Nhà xuất bản Hà Nội và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản.[15][16]

Hoạt động sửa

Nhã Nam cũng là một trong những công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất bản gặp phải nhiều rắc rối với các ấn phẩm của mình.

Vào đầu năm 2008, tập Trần Dần - Thơ do Nhã Nam liên kết với NXB Đà Nẵng xuất bản bị đình chỉ phát hành, phạt hành chính vì bị cho là vi phạm luật xuất bản.

Tháng 10 năm 2011, cuốn sách tranh Sát thủ đầu mưng mủ: Thành ngữ sành điệu bằng tranh do Thành Phong minh họa, Nhã Nam liên kết với NXB Mỹ thuật ấn hành đã gây nhiều tranh cãi [17][18] và bị thu hồi cũng như đình chỉ phát hành chỉ vài tuần sau đó.[19][20]

Ngoài ra, Nhã Nam còn được biết đến là một trong những công ty xuất bản có số lượng đầu sách bị in lậu nhiều nhất Việt Nam.[21] Đơn cử là cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm bị in lại với 5 bản giả trên cả ba miền Việt Nam[21].

Chú thích và tham khảo sửa

  1. ^ “Vũ Hoàng Giang: "Đã say mê thì phải theo đuổi đến cùng...". Thanh Niên. 20 tháng 1 năm 2006.
  2. ^ “Năm 2016, doanh thu ngành Xuất bản, Phát hành đều tăng so với năm 2015”.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Pháp trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học Nghệ thuật cho Gíám đốc Nhã Nam”. VOV5. 10 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “Kết quả Giải Sách Hay qua các năm”.
  5. ^ “Giải thưởng Văn học 2003-2004 của Hội Nhà văn Hà Nội”.
  6. ^ a b “Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2007”.
  7. ^ a b “Đã có kết quả giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2008”.
  8. ^ “Hội Nhà văn Hà Nội tổng kết năm 2020”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ “Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005”.
  10. ^ “Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2008”.
  11. ^ “Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016”.
  12. ^ “Giải thưởng Sách Quốc gia 2020”.
  13. ^ "Bài thơ của một người yêu nước mình" của Trần Vàng Sao được trao giải thưởng Sách quốc gia”. Tuổi Trẻ. tháng 11 năm 2021.
  14. ^ “Giải B Sách quốc gia: Biểu tượng hòa hợp giữa tinh thần Pháp và nghệ thuật Việt”. Vietnamnet. tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Tuyết Loan (29 tháng 12 năm 2023). “Sách về biển đảo và ngôn ngữ tiếng Việt giành giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2023”. Nhân Dân. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2023.
  16. ^ Hà Thu (28 tháng 12 năm 2023). “6 cuốn sách thiếu nhi đoạt Giải thưởng Sách quốc gia”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2023.
  17. ^ Tranh vẽ 'ngôn ngữ cải biên' của giới trẻ gây tranh cãi, VnExpress, 21/10/11
  18. ^ PGS. TS Văn Như Cương bênh vực "Sát thủ đầu mưng mủ"?, Dân Trí, 30/03/2012
  19. ^ Thu hồi quyển "Sát thủ đầu mưng mủ", Tuổi Trẻ, 25/10/2011
  20. ^ 'Sát thủ đầu mưng mủ' bị tạm ngưng phát hành, VnExpress, 26/10/11
  21. ^ a b Phát hiện gần 15 tấn sách giả

Liên kết ngoài sửa